Kỹ thuật chăm sóc cây bơ - Bón phân thúc cho cây bơ
1. Tác dụng của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây bơ
- Đạm (N), kẽm (Zn), B (Bo) là những yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây bơ
- Canxi có vai trò quan trọng hạn chế bệnh rễ và nâng cao chất lượng quả.
- Chú ý phun vi lượng B và Zn để tăng đậu quả và tăng năng suất.
- Bón vừa đủ theo nhu cầu, giảm ô nhiễm môi trường đất, nước.
- Muốn thực hiện bón phân cân đối, cần phải định kỳ chẩn đoán đất và lá.
- Bón vôi tăng cường phẩm chất quả.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây Bơ
Cây Bơ có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, chất hữu cơ cao, độ pH đất thích hợp nhất từ 5 - 6. Phân bón rất quan trọng đối với cây Bơ vì Bơ lấy đi từ đất rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo Avilon (1986), sản lượng Bơ là 1.438 kg ha lấy đi khoảng 40kg N, 25kg P2O5, 60kg K2O, 11,2 kg CaO và 9,2kg MgO. Khi Bơ còn non (chưa ra quả) thì nhu cầu về NPK có tỷ lệ 1:1:1 và cây lớn có quả thì tỷ lệ này là 2:1:2. Một chương trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây Bơ đã được tiến hành tại Mexico trên các vườn Bơ kinh doanh trồng với mật độ 156 cây ha. Với công thức phân bón 178kg N + 165kgP2O5 + 318kg K2O ha năm, bổ sung thêm vi lượng 0,1kg oxisulphat kẽm (cung cấp S và Zn) và 0,2kg borax cây (cung cấp Bo) 1 - 2 năm 1 lần đã làm năng suất Bơ tăng vọt từ 8 tấn quả ha lên 35 tấn ha. Do vậy, vai trò của các chất trung và vi lượng với cây Bơ là rất lớn và cần phải cung cấp cho cây.
+ Canxi (CaO): Rất cần cho cây tiêu sử dụng, Canxi vừa là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vừa là nguyên tố phòng, chống bệnh, cải thiện độ chua của đất tăng khả năng kháng bệnh ở rễ.
+ Magiê (MgO): Có tác dụng khử chua và cải tạo đất như canxi, hơn nữa nó là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây, giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, trái to, chống chọi tốt với mùa khô hạn tăng khả năng đề kháng cho cây, chống được bệnh nám mặt lá ở cây.
+ Silic (SiO2): Giúp cho cây chống lại sâu bệnh hại, đặc biệt là rệp, tăng khả năng quang hợp.
+ Lưu huỳnh (S): Thiếu lưu huỳnh sẽ gây ra bệnh bạc lá và làm giảm năng suất, chất lượng Bơ rất rõ. Do đất Tây Nguyên quá thiếu lưu huỳnh nên phải chú ý để cung cấp bổ sung cho cây.
+ Bo (B): Bo là nguyên tố vi lượng rất quan trọng, thiếu Bo là nguyên nhân dẫn đến hoa kém phát triển, sức sống của hạt phấn kém, t lệ đậu quả thấp.
3. Lượng phân bón thúc
2.1. Cơ sở để xác định lượng phân bón thúc
- Đặc điểm, tính chất, độ phì nhiêu của đất.
- Thời vụ gieo trồng.
- Điều kiện đầu tư thâm canh.
- Giống, kỹ thuật canh tác, phương thức gieo trồng.
- Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây trồng.
- Nhu cầu dinh dưỡng qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây Bơ.
- Điều kiện thời tiết khí hậu từng mùa, từng địa phương.
- Đặc điểm, tính chất của các loại phân bón.
2.2. Lượng phân bón thúc
Tỷ lệ N:P:K trong thời kỳ cây chưa mang quả là 1:1:1 và trong thời kỳ mang quả là 2:1:2.
+ Năm trồng mới: bón 0,5 kg cây năm.
+ Năm thứ hai: bón 1 kg cây năm.
+ Năm thứ ba trở đi: bón 1,5 kg cây năm.
Chia lượng phân này thành 3 - 4 phần đều nhau để bón làm 3 - 4 lần năm. Và chỉ bón phân khi đất đủ ẩm.
Bảng: Lượng phân bón cho Bơ thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh
Hoặc: Lượng phân bón thúc cho từng thời kỳ như sau:
4. Kỹ thuật bón phân
3.1. Bón phân hóa học
- Bước 1: Vận chuyển phân bón tới vườn Bơ: Tính toán đủ lượng phân cần sử dụng, dùng xe kéo chuyên dùng chở phân đến nơi cần bón.
- Bước 2: Trộn phân: Sử dụng tấm bạt hoặc nilon trải ra để trộn các loại phân với nhau để bón cho tiện, tiết kiệm được nhân công trong trường hợp sử dụng nhiều loại phân để bón.
Lưu ý: Trộn phân xong phải sử dụng trước 24 giờ đồng hồ, tránh sự chảy nước và dính kết hỗn hợp.
- Bước 3:
+ Khi bón cần rạch rãnh sâu khoảng 5 - 10cm quanh gốc khi mới trồng và tùy vào mép tán cây khi cây đã phát triển.
+ Bón 2 - 3 đợt vào mùa mưa.
+ Làm sạch cỏ quanh gốc trước khi bón phân.
Rạch rãnh để bón phân
+ Rãi phân đều xuống rãnh.
Rải phân xuống rãnh
+ Lấp đất kín trên phân.
Lấp phân
- Lưu ý:
+ Không nên vãi phân trên mặt mà không lấp vì đạm dễ bị bốc hơi nếu trời nắng to hoặc bị rửa trôi khi trời mưa.
+ Khi bón đất phải đủ ẩm.
Vãi phân trên mặt cho Bơ kiến thiết cơ bản
3.2. Bón phân hữu cơ
- Liều lượng: bón 5 - 10 tấn ha lần. Cứ 2 - 3 năm bón 1 lần hữu cơ.
- Các loại phân hữu cơ thường dùng để bón cho Bơ như phân gia súc, than bùn, phân ủ các dư thừa thực vật, phân xanh, phân chuồng...
- Ưu điểm
- Tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ. - Làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu.
- Tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động làm tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng.
- Chi phí thấp.
- Hạn chế:
- Hiệu quả chậm;
- Cồng kềnh, tốn công vận chuyển;
- Hàm lượng dưỡng chất thấp, không ổn định, khó kiểm soát.
Để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng phân chuồng, nên tận dụng các dư thừa thực vật có sẳn để độn vào phân chuồng và ủ phân trước khi sử dụng.
- Cách thực hiện:
Các nguyên liệu để độn lót chuồng: Trấu, rơm rạ để độn vô chuồng vừa làm chuồng khô, ấm vừa hút nước tiểu của gia súc để tránh trôi và bốc hơi.
Hiện nay, nông dân chưa tận dụng được các tàn dư thực vật để độn với phân chuồng nên phân có chất lượng kém. Do đó, các dư thừa thực vật “không nên đốt bỏ”, mà nên giữ lại để độn ủ chung với phân chuồng vừa tăng khối lượng phân đồng thời tăng cả về chất lượng.
Tàn dư thực vật để ủ phân
Có thể lựa chọn các cách ủ phân hữu cơ như sau:
-
Ủ nóng:
Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó, tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 - 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1- 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.
Sau 4 - 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 50 - 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.
Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm móng sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 - 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng.
Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.
-
Ủ nguội:
Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuồng rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 - 3m, chiều dài tùy thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 - 2,0m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.
Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trường trở lên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 - 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonát, là dạng khó phân hủy thành amôniac, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.
Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 - 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
-
Ủ nóng trước, nguội sau:
Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 - 6 ngày.
Khi nhiệt độ đạt 50 - 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.
Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 - 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 - 60oC lại nén chặt.
Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: Ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.
Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.
Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.
Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.
-
Ủ phân hữu cơ vi sinh:
+ Nguyên liệu sử dụng:
Nguồn phế thải nông, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm như: Rơm rạ, thân lá cây bắp (ngô), đậu phộng (lạc), đậu đỗ sau thu hoạch, cây phân xanh, bèo tây (lục bình)...; Vỏ cà phê, trấu...;
Các loại mùn: than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân bón), mùn: mía, cưa, giấy...
Phân gia súc, gia cầm...
Cám gạo, rỉ mật hoặc mật mía.
Chế phẩm sinh học (Men ủ): Men cái hoặc men ủ hoàn chỉnh như chế phẩm BIMA (Trichoderma), ACTIVE CLEANER (xạ khuẩn Streptomyces sp, nấm Trichoderma sp, vi khuẩn Bacillus sp), Canplus, Emuniv, SEMSR, BIO-F, BiOVAC, BiCAT, Bio EM...
Lưu ý: Đa số các loại chế phẩm sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hiện nay khi sử dụng tuyệt đối không rắc thêm các loại phân vô cơ hoặc vôi, vì như vậy nó sẽ tiêu diệt vi sinh vật có ích cho quá trình phân hủy.
Tuy nhiên, cũng có một số loại chế phẩm hoàn toàn có thể rắc thêm phân vô cơ hoặc vôi như BioEM... mà không ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, đồng thời làm tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ khi ủ.
Cụ thể:
Lượng vôi sử dụng cho 1 tấn phân ủ từ 10 - 15 kg, phân NPK từ 5 - 10 kg hoặc đạm từ 1 - 2 kg và lân từ 5 - 10 kg.
Nguyên liệu chuẩn bị cho một đóng ủ phân hữu cơ 2,5 - 3 m3 (1 tấn phân hữu cơ vi sinh):
Phế phụ phẩm có nguồn gốc từ cây xanh: 600 - 800 kg;
Phân chuồng: 200 - 400 kg;
Chế phẩm sinh học: Đủ cho ủ 1 tấn phân.
Nước gỉ đường hoặc mật mía: 2 - 3 kg; Nếu không có nước gỉ mật hoặc mật mía thì có thể dùng các phụ phẩm vỏ quả chín, quả chuối chín nẫu... ngâm vào nước thay thế, ngâm trước khi ủ phân 2 - 3 ngày.
Cám gạo: 3 kg.
+ Chuẩn bị dụng cụ:
Bình tưới ô doa (loại bình dùng để tưới rau), cào, cuốc, xẻng, rành (rổ)…
Vật liệu để che đậy, làm mái: Có thể dùng các loại vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, nilon...che đậy và các loại lá để làm mái tránh mưa, ánh nắng và giữ nhiệt cho đống ủ.
+ Chọn nơi ủ:
Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng. Nền chỗ ủ bằng đất nện, lát gạch hoặc láng xi măng, nền nên bằng phẳng hoặc hơi dốc. Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm.
Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng để tận dụng mái che.
Nếu ủ trong kho phải có thoát nước. Để ủ 1 tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3 m2.
Phân hữu cơ sau khi ủ
3.3. Bón phân vi lượng
Phân vi lượng gồm những nguyên tố hóa học như Mg, S, Fe Zn, Mn, Cu, B, Mo… các nguyên tố hóa học này tham gia vào thành phần dinh dưỡng của cây trồng với một lượng rất nhỏ đến mức người ta ít nghĩ đến vai trò và tác dụng của chúng mặc dù trên thực tế các chất vi lượng là những tác nhân quan trọng tham gia vào các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây trồng nói chung và cây Bơ nói riêng.
Chất vi lượng bón cho Bơ thường được phối hợp dưới hình thức một loại phân bón hỗn hợp nào đấy, có thể ở dạng thô sử dụng bón lót hoặc bón thúc, cũng có thể ở dạng dung dịch sử dụng phun vào lá.
Một số loại phân bón lá phổ biến hiện nay: Composition, Fetrilon-combi, Nitropho S, Super vi lượng,...
4. Bón phân cho Bơ theo nguyên tắc đúng
4.1. Bón đúng loại phân
- Cây Bơ yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm, lân, kali. Lưu huỳnh cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
- Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất.
- Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
4.2. Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây Bơ
- Nhu cầu dinh dưỡng của cây Bơ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. giai đoạn sinh trưởng cần đạm hơn kali; ở thời kỳ phát triển quả lại cần kali hơn đạm. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
- Trong suốt thời kỳ sống, cây Bơ luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
- Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo chồi lá mới) và bón rước hoa, nuôi quả...
4.3. Bón đúng điều kiện đất đai
- Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây Bơ. Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định N từ không khí vào đất, do vậy bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn.
- Bón phân không những cần cho cây Bơ mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.
4.4. Bón đúng lúc
- Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi, trực di phân bón phân chảy xuống tầng đất dưới), nắng khô làm phân bón khó tan và rất dễ bốc hơi, cây không còn nhiều dinh dưỡng để phát triển, đôi khi còn gây cháy lá, hư hoa, hư quả... Vì vậy, nên bón phân cho cây Bơ lúc sáng sớm, chiều mát tránh bón vào buổi trưa, ngày mưa lớn...
- Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali).
- Bón phân không phải lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây Bơ phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.
4.5. Bón đúng phương pháp
Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy nhu cầu phát triển của mỗi giai đoạn mà có phương pháp bón thích hợp.
Với phân bón gốc thì bón vào gốc, rạch rãnh sâu 5 - 10 cm theo hình chiếu tán lá rồi rải đều vào rãnh, lấp kín đất.
Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.
-
Chuẩn bị phân bón lót và bón lót phân cho cây bơ
Chọn loại phân bón lót phù hợp cho bơ, chuẩn bị các loại phân hữu cơ để bón lót đảm bảo chất lượng, bón lót đủ lượng phân và đúng cách...
-
Kỹ thuật chăm sóc cây bơ - Tủ gốc và che mát cho cây bơ
Tác dụng và hạn chế của việc tủ gốc cho cây bơ, thời vụ và kỹ thuật tủ gốc cho vườn Bơ, kỹ thuật tủ gốc cho vườn Bơ, nguyên liệu dùng để tủ gốc bơ...
-
Kỹ thuật chăm sóc cây bơ - Tước nước và tiêu nước cho cây bơ
Kỹ thuật tưới nước và tiêu nước cho vườn Bơ, các phương pháp tưới nước và tiêu nước cho cây bơ, các bước công việc tưới nước và tiêu nước cho vườn Bơ đúng kỹ thuật
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô