Kỹ thuật chăm sóc cây bơ - Tước nước và tiêu nước cho cây bơ

Cây trồng liên quan: Cây bơ

1. Tưới nước

Cây Bơ ra hoa thường vào mùa khô, ẩm độ thấp và trời không có mưa, là điều kiện thuận lợi để hoa được thụ phấn và đậu quả. Nhưng ẩm độ đất quá thấp sẽ làm thiếu hụt nhu cầu nước trong cây cũng làm giảm tỉ lệ đậu quả đồng thời quả nhỏ và rụng nhiều.

Theo kinh nghiệm ở Ấn Độ tưới 150 lít cây và 15 ngày lần từ tháng 1 đến tháng 3 đã làm tăng 68% năng suất so với không tưới bổ sung.

1.1. Nhu cầu nước của cây Bơ

Nhu cầu nước của cây Bơ tương đối lớn. Chế độ nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng của quả Bơ.

Nhu cầu nước của cây Bơ thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt, thời vụ gieo trồng, giống và từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.

Liều lượng tưới:

- Năm thứ nhất đến thứ 3 sau trồng: 50 - 100 lít nước cây lần; tưới 2 - 3 lần vào giữa và cuối mùa khô.

- Khi cây cho quả: 100 - 200 lít cây lần; tưới 2 - 3 lần từ sau khi hoa bắt đầu nở.

1.2. Cách xác định thời điểm tưới và chuẩn bị dụng cụ, vật tư

Cách xác định thời điểm tưới:

- Xác định thời điểm tưới theo ẩm độ đất

- Xác định thời điểm tưới theo thời gian sinh trưởng của cây

- Xác định thời điểm tưới dựa vào ngoại hình của cây

- Xác định thời điểm tưới theo các chỉ tiêu sinh lý.

Chuẩn bị dụng cụ, vật tư để tưới:

- Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ tưới nước: Cuốc, máy bơm nước giàn tưới phun, đường ống dẫn nước…

Máy bơm nước

Máy bơm nước

- Vật tư: Dầu, xăng, mỡ...

- Nguồn nước tưới: Sông, hồ, suối, đập hay nước giếng. Đảm bảo nước không bị nhiễm mặn hay phèn.

Nước ở suối

Nước ở suối

1.3. Các phương pháp tưới chủ yếu:

1.3.1.Tưới dí

- Vào mùa khô, tạo bồn quanh gốc để giữ nước tưới. Bồn có bán kính 1m, sâu 15 - 20cm.

Bồn giữ nước tưới cho gốc Bơ

Bồn giữ nước tưới cho gốc Bơ

- Dùng ống dẫn nước dí vào gốc, đầu vòi có thể có búp doa tránh xói đất.

Gốc Bơ sau khi tưới

Gốc Bơ sau khi tưới

- Ưu điểm phương pháp tưới dí: ít thất thoát lượng nước.

- Nhược điểm: dễ xói đất gần gốc nếu không có búp doa hoặc lót rổ.

1.3.2. Tưới phun mưa:

Tưới phun mưa là hình thức đưa nước tưới lên cao khỏi mặt đất và để nước rơi tự do xuống kiểu mưa rơi. Hình thức tưới này có thể áp dụng cho hầu hết các loại đất khác nhau hoặc các địa hình từ bằng phẳng đến thay đổi phức tạp nơi mà các hình thức tưới mặt đất khác khó áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả.

Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt đất lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay được với góc 360o, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5 - 1,0m dưới dạng phun sương hay phun mù) thường áp dụng tưới cho cây con trong vườn ươm hoặc vòi phun hạt to di động cầm tay dùng để tưới cây Bơ trong vườn.

Ưu điểm:

+ Khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, độ ẩm không khí thấp) bảo đảm năng suất, chất lượng quả và bảo đảm yêu cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con (ươm, giâm cây giống).

+ Tiết kiệm được nhiều lượng nước tưới (có thể giảm 40 - 50% lượng nước so với tưới ngập thông thường), các tổn thất do thấm sâu và chảy tràn được giảm thiểu khá nhiều. Do vậy, hiệu quả sử dụng nước tưới cao.

Tưới phun mưa

Vòi tưới phun

+ Phương pháp tưới này có thể áp dụng cho hầu hết mọi dạng địa hình cao thấp khác nhau.

+ Tưới phun còn giảm thiểu chi phí xây dựng kênh mương, do vậy có thể gia tăng diện tích canh tác. Cách tưới này có thể kết hợp với việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh bằng cách hoà tan các chất này vào nước. Tưới phun mưa còn tạo cảnh quan đẹp, góp phần gia tăng độ ẩm và giảm nhiệt độ không khí khu vực. Năng suất cây trồng trong phạm vi tưới thường cao.

Nhược điểm:

+ Chi phí lắp đặt thiết bị tưới ban đầu thường lớn. Người vận hành hệ thống tưới phải có kỹ thuật điều khiển hoạt động.

+ Hệ thống phải thường xuyên được theo dõi, điều chỉnh tốc độ phun hoặc di chuyển theo hướng gió. Gió mạnh gây khó khăn trong điều chỉnh lưu lượng phun mưa.

+ Các đầu phun thường hay bị nghẽn nếu nguồn nước có nhiều chất bùn cặn.

+ Nếu tưới nhiều bằng vòi phun cầm tay di động hạt nước to mặt đất cũng bị dí chặt, phá vỡ kết cấu mặt đất, chất dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước chảy trên mặt đất. Ngoài ra, việc bố trí đường ống có thể làm hạn chế cơ giới hóa và một số hoạt động canh tác khác.

Phân loại:

Kiểu tưới phun có thể rất đơn giản, thủ công như tưới thùng, tưới bán cơ giới như tưới từ ống xịt mềm từ máy bơm, tưới qua đầu phun quay, tưới cơ giới qua hệ thống phun mưa đặt trên giàn xe di động. Trong kỹ thuật tưới hiện đại, tưới qua đầu phun quay và tưới qua hệ thống phun mưa là phổ biến nhất. Theo điều kiện tháo rời, ta có thể phân ra 4 kiểu hệ thống tưới phun mưa:

+ Hệ thống cố định hoàn toàn: Toàn bộ máy bơm, đường ống chính và nhánh và đầu phun mưa đều được lắp đặt cố định.

+ Hệ thống bán cố định (hệ thống bán di động): Đường ống chính và nhánh được chôn cố định trong đất. Máy bơm có thể cố định hoặc tháo lắp, đầu phun mưa thì tháo lắp theo yêu cầu tưới.

+ Hệ thống cố định, vòi phun di động: Hệ thống này các máy bơm tạo áp lực, đường ống chính và phụ đều cố định và thường được chôn xuống đất. Đoạn ống nối với vòi phun tháo lắp được và gắn theo đường dẫn nước tưới.

+ Hệ thống di động: Toàn bộ hệ thống gồm máy bơm, đường ống chính và nhánh, đầu phun mưa đều di chuyển dọc theo những khu vực cần tưới.

Có nhiều loại đầu phun quay trong thị trường. Có 2 kiểu vòi phun chính là: vòi phun khuếch tán và vòi phun tia. Nhà sản xuất đầu phun thường cho bảng tra các thông số kỹ thuật của từng loại vòi phun để lựa chọn. Tùy theo loại cây trồng và kỹ thuật tưới mà ta có thể chọn đầu phun qua các thông số như áp suất hoạt động, lưu lượng phun và tầm phun mưa.


Một số kiểu đầu phun mưa trên thị trường

Một số kiểu đầu phun mưa trên thị trường

1.3.2. Các phương pháp tưới khác

Ngoài các phương pháp tưới trên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi mà người dân có thể tưới nước cho vườn Bơ bằng nhiều cách khác nhau như lấy nước để tưới trực tiếp cho từng gốc, xả tràn,...

1.3.3. Một số lưu ý khi tưới nước cho Bơ

- Chất lượng nước tưới phải tốt, không bị nhiễm phèn chua, nếu tưới nước phèn thì Bơ sẽ phát triển chậm.

Nguồn nước tưới cho vườn Bơ

Nguồn nước tưới cho vườn Bơ

- Chỉ tưới cho Bơ vào mùa khô.

Cây Bơ tưới đủ nước

Cây Bơ tưới đủ nước

2. Tiêu nước

2.1. Xác định tác hại của sự ngập úng đối ới cây Bơ

- Khả năng chịu úng của cây Bơ tương đối kém, nếu bị úng ngập trong khoảng 1 - 2 ngày sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Bơ nhất là đang giai đoạn kiến thiết cơ bản. Do vậy, vào mùa mưa cần phải chủ động tiêu nước cho vườn Bơ.

Khi trồng Bơ trên vùng đất thấp sẽ dễ bị ngập úng, do tần suất xuất hiện lũ ngày càng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là trồng Bơ vùng Miền Nam. Lũ lụt ở vùng này thường xảy ra trong các tháng 9, 10, 11 hàng năm, với đỉnh lũ thường tập trung vào cuối tháng 9, 10. Hầu hết các vườn Bơ đều bị ảnh hưởng và thiệt hại với mức độ khác nhau do nước dâng cao hoặc mưa kéo dài.

Nguyên nhân là do:

+ Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hòa tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa (từ ngập lụt) bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.

+ Đất bị ngập nước, nên không còn đủ ôxy cung cấp cho rễ hô hấp (chỉ sau 24 - 48 giờ), đất trở nên dư thừa nước và rễ rất dễ bị hủy hoại.

+ Do khả năng thoát lũ kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (hiện tượng úng cục bộ hay từng phần) làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.

Các nguyên nhân này làm đất bị thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các độc chất khác, rễ bị "nghẹt" và sau đó bị thối. Hậu quả này làm các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây Bơ trong và sau mùa lũ. Hiện tượng nghẹt rễ cũng làm cho cây bị "stress", tổng hợp khí độc (ethylene) bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng và thối, đặc biệt sau khi nước rút.

Vào mùa nước dâng cao hay mưa to kéo dài, đất bị úng làm rễ bị hư hại, nặng thì có thể thối toàn bộ hệ thống rễ. Cây ngừng tăng trưởng, có thể bị còi cọc, đậu quả ít, suy kiệt, chết cây...

- Tiêu nước là biện pháp kỹ thuật nhằm rút bớt nước ứ đọng trong đất vườn nhiều quá mức khiến sự sống, tăng trưởng và năng suất cây trồng có thể bị ảnh hưởng.

Việc tiêu nước trong đất còn có ý nghĩa trong việc cải tạo đất, rửa mặn, xả phèn, tạo thông thoáng cho tầng rễ và hạn chế mầm bệnh có hại cho cây trồng. Tiêu nước đôi khi cần thiết để tạo thuận lợi cho việc đi lại trong đồng ruộng hoặc cơ giới hóa.

2.2. Lợi ích của việc tiêu nước kịp thời

+ Đất sẽ được thoáng khí hơn và cây trồng dễ dàng hấp thu dưỡng khí;

+ Khi mực nước ngầm được hạ thấp, rễ cây dễ dàng phát triển sâu hơn và hấp thu nhiều dưỡng chất trong đất hơn;

+ Đất khô ráo giúp cho người cũng như các thiết bị cơ giới thuận tiện di chuyển để chăm sóc cây;

+ Đất được tiêu nước sẽ giúp các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh làm cho sự phân hủy các chất hữu cơ trong đất nhanh hơn, thúc đẩy quá trình nitrat hóa (phân giải đạm);

+ Sự tiêu nước sẽ làm hạn chế các mầm bệnh và côn trùng phát triển;

+ Tiêu nước đúng kỹ thuật có thể làm giảm hiện tượng xói mòn đất.

2.3. Thiết kế hệ thốn tiêu nước

Có hai hệ thống tiêu chính:

+ Hệ thống tiêu mặt: Áp dụng để tiêu thoát nước khi có lượng mưa quá lớn hoặc lũ triều tràn sông gây úng ngập trên mặt vườn Bơ.

Thông thường áp dụng biện pháp tiêu theo trọng lực, nước sẽ tự chảy đi theo hướng chảy từ nơi cao xuống nơi thấp mương thoát nước). Nếu nước nguồn quá lớn phải có đê bao và dùng bơm để thoát nước.

+ Hệ thống tiêu ngầm: Chủ yếu sử dụng khi mực nước ngầm dâng cao (do mưa, lũ, triều) gây úng bộ rễ cây trồng.

Đối với hệ thống tiêu ngầm, phổ biến là hình thức dùng các ống cống chôn ngầm dưới lớp rễ cây và cho nước tập trung vào đường ống rồi dẫn ra ngoài bằng bơm hoặc tự chảy. Tiêu ngầm có thể có lợi thế là ít bị xói mòn hơn tiêu mặt nhưng chi phí đầu tư và bảo trì sẽ lớn hơn.

2.4. Một số lưu ý khi bố trí kênh tiêu nước:

+ Tuyến kênh tiêu nước phải nằm ở vị trí địa hình thấp để có thể dễ tập trung nước bằng hình thức tự chảy theo trọng lực;

+ Tuyến kênh tiêu nước phải ngắn để nhanh chóng thoát nước ra khỏi khu vực cần tiêu và giảm khối lượng thi công;

+ Tránh để đường kênh tiêu nước đi qua các vùng đất nhiều chứng ngại vật, công trình và khu vực có nền đất không ổn định.

+ Triệt để lợi dụng các sông rạnh tự nhiên để làm kênh tiêu; nếu cần có thể nạo vét các mương rạch để làm nơi nhận nước tiêu;

+ Có thể kết hợp kênh tiêu nước với kênh - rạch giao thông.

2.5. Tiêu nước trong mùa mưa

Phương châm tiêu nước là sự tổng hợp của “Rải nước - Chôn nước - Tháo nước”:

- Rải nước: Chia nhỏ các khu tiêu nước riêng biệt nhằm phân tán lượng nước cần tiêu theo yếu tố địa hình. Nghĩa là, nước ở tiểu vùng nào thì tiêu ngay ở chỗ đó.

- Chôn nước: Cho nước lắng rút xuống tại chỗ ở những nơi trũng hoặc trữ tạm ở các ao, đìa, kênh tiêu để trữ tạm thời.

- Tháo nước: Dùng biện pháp tiêu thoát nhanh tại những nơi có thể rút tháo nước thuận lợi. Đôi khi tháo nước cần có những biện pháp hỗ trợ như dùng bơm để bơm nước ra ngoài khu vườn.

Tóm lại, khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương dựa vào triều kém hoặc bơm thoát nước) ngay để hạ nhanh mực thủy cấp trong liếp, giúp đất nhanh thông thoáng hơn và rễ nhanh hồi phục hơn.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây bơ - Bộ NN&PTNT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status