Kỹ thuật chăm sóc cây bơ - Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây bơ
1. Mục đích tạo tán - tỉa cành cho cây bơ
Việc tỉa cành cho bơ nhằm một số mục đích sau:
- Tạo cho cây có 1 tán cân đối hợp lý, nhiều cành vươn ra ngoài sáng nhất.
- Loại bỏ những cành mọc ở những vị trí không thuận lợi cho ra hoa kết trái như cành mọc thấp, mọc muộn từ thân trong, cành còi cọc bị che bóng.
- Loại bỏ những cành bị sâu bệnh yếu hoặc đã chết để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm nguồn bệnh trên vườn.
- Để tạo cho cây bơ có tư thế chắc, bộ tán cân đối, ổn định sản lượng, hạn chế sâu bệnh hại cây bơ.
2. Cơ sở tạo tán cây bơ năng suất cao
- Cây bơ khi mới phát triển những cành mọc từ thân chính ra được gọi là cành cấp 1, từ cành cấp 1 mọc cành cấp 2, rồi tiếp tục phát triển các cấp khác.
- Khoảng cách từ vị trí cấp 1 phân nhánh xuống mặt đất gọi là độ cao phân cành, góc độ cành so với trục thẳng đứng của thân chính gọi là góc phân cành.
- Cây bơ khi còn nhỏ có nhiều cành mọc sà ngang và tán cây thường không cân đối. Cây được trồng với mật độ thích hợp, đến năm thứ 5 chiều rộng tán có thể từ 5 - 6 mét, chiều cao tán cũng tương đương như vậy.
- Khi cây đã sang giai đoạn kinh doanh có nhiều cành mọc từ thân trong nhờ lấy được nhiều dinh dưỡng từ thân chính lên phát triển nhanh, nó làm giảm đi sự phát triển của các cành ngoài tán.
- Nhưng chùm hoa chỉ hình thành từ những chồi ra đầu cành ở những cành vươn ra ngoài sáng. Trong một năm thuộc giai đoạn kinh doanh có nhiều cành bị sâu đục hoặc nấm hồng chết còn chứa đựng nhiều mầm mống dịch hại.
Vì vậy việc tỉa cành cho cây bơ rất cần thiết.
3. Phương pháp tạo tán tỉa cành
3.1. Tạo tán cây
Việc tạo tán được bắt đầu thực hiện từ năm thứ hai. Nên để cây bơ chỉ có một thân chính, để lại các cành cấp 1 cách mặt đất khoảng 50 - 70 cm và phân bố đều để tạo tán hình mâm xôi.
Bắt đầu cắt tạo hình
Việc tạo tán cây bơ hợp lý cho năng suất cao thường theo “Quy tắc xòe bàn tay”. Nghĩa là sau khi tạo tán xong, cây bơ sẽ có:
- Góc phân cành rộng
- Mọc rời nhau và phân bố đều 4 hướng
- Cho ra nhiều cành to khoẻ.
Cây phát triển tán rộng, cân đối sau cắt tạo
3.2. Tỉa cành
3.2.1. Khi cây ở thời kỳ kiến cơ bản (1 - 3 năm tuổi)
Thường xuyên theo dõi và cắt bỏ chồi vượt kịp thời, để cố định 1 thân chính, cắt những cành dưới thấp, chỉ để lại các cành cách mặt đất ở độ cao từ 0,5 m trở lên. Điều này giúp cho cây tập trung dinh dưỡng để vươn cao, về sau việc chăm sóc vườn cây được dễ dàng, thu hái quả cũng được thuận lợi.
Thiết bị cắt tỉa cành trên cao
Nên cắt những cành có góc phân cành hẹp, nhằm tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên qua dễ dàng, tạo cho cây non có bộ tán phát triển cân đối.
Tỉa cành bơ
3.2.2. Khi cây ở thời kỳ kinh doanh (từ năm thứ 3 trở đi)
Việc tỉa cành được thực hiện đều đặn 2 lần năm:
- Lần 1 sau khi thu hoạch xong kết hợp với dọn vườn và làm cỏ đợt 1, đợt này thường làm vào tháng 5 - 6 hàng năm.
- Lần 2 tiến hành tỉa cành tạo tán vào trước lúc ra hoa khoảng 2 - 3 tháng để việc ra hoa đậu quả được thuận lợi, ở vùng Tây Nguyên khoảng tháng 9 - 10 hàng năm.
Khi tỉa cành cần cắt bỏ những cành khô, cành mục, cành bị sâu bệnh phá hoại, các cành bị rợp trong tán cây và các cành đan xen vào nhau.
Một số trường hợp cây sinh trưởng mạnh, ít ra hoa quả, có thể tỉa cành nặng để hạn chế sinh trưởng sẽ kích thích phát dục, nâng cao năng suất của cây.
Trên những cây lớn tuổi, cành to, già cỗi có tán giao nhau giữa các cây, có thể tỉa đau bằng cách cắt ngọn cành tới 2 3 chiều dài cành.
Việc tỉa đau thường làm suy yếu cây, vì thế 2 - 3 năm mới tỉa đau 1 lần.
Máy cắt cành trên cao
Trong việc tỉa cành chú ý làm vệ sinh tốt các vết cắt, nhất là các cành to, nếu không làm tốt sẽ tạo điều kiện lây lan bệnh hại.
Dụng cụ tỉa là cưa sắc hay kéo. Khi tỉa tránh làm tổn thương các cành giữ lại trên cây. Quét dung dịch Bordeaux 1% lên các mặt cắt lớn.
Kéo tỉa cành
Các dạng cành cần cắt bỏ:
Cắt bỏ cành bị che khuất
- Cành mọc thấp gần mặt đất
- Cành yếu ớt, cong quẹo
- Cành tăm, bị che bóng
- Cành giao tán
- Cành sâu bệnh.
Cây bơ trồng xen vườn cà phê được cắt tỉa cành tán
Chú ý:
- Vị trí cắt bỏ cành, chồi vượt cách nách cành 5 - 8cm.
- Cành sâu bệnh cắt hết phần có vết bệnh hoặc vết sâu đục, loại bỏ ra khỏi vườn bơ.
- Nếu bơ trồng xen vườn cà phê hoặc trồng phân tán thì nên cắt tỉa cành cân đối để không ảnh hưởng đến cây trồng chính mà bơ vẫn cho năng suất ổn định.
3.3. Tỉa thưa
Những vườn bơ trồng thuần thường mật độ duy trì 100 - 120 cây ha. Đến mùa thu hoạch theo dõi và đánh dấu những cây không cho năng suất hay cho năng suất hạt thấp, bị sâu bệnh sau đó dùng cưa cắt gốc ở sát mặt đất và dùng dao bóc vỏ để gốc cây nhanh chết. Đồng thời dọn sạch thân, cành, lá của cây bị đốn ra khỏi vườn.
Vườn bơ trồng thuần ổn định mật độ
4. Dọn vệ sinh vườn sau cắt tỉa
Dọn vệ sinh vườn đặc biệt quan trọng vào thời điểm cây ra hoa và sắp thu hoạch. Vào thời điểm cây ra hoa cũng là lúc bọ xít muỗi và nhiều loài sâu, bệnh khác gây hại nặng nhiều khi làm thất thu cả vụ bơ.
Gom tất cả các đã cắt tỉa bỏ, lá rụng ra khỏi vườn bơ, để khô rồi đốt.
Vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch cần dọn vườn sạch sẽ cành khô, cỏ, rác và làm bằng phẳng bề mặt để dễ thu hoạch.
Vườn bơ trồng xen được vệ sinh sạch
-
Kỹ thuật chăm sóc cây bơ - Tước nước và tiêu nước cho cây bơ
Kỹ thuật tưới nước và tiêu nước cho vườn Bơ, các phương pháp tưới nước và tiêu nước cho cây bơ, các bước công việc tưới nước và tiêu nước cho vườn Bơ đúng kỹ thuật
-
Kỹ thuật chăm sóc cây bơ - Bón phân thúc cho cây bơ
Xác định nhu cầu dinh dưỡng, tầm quan trọng của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây bơ, lượng phân bón thúc từng thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón