Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán cho cây xoài Miền Bắc
Vùng trồng xoài thuộc Trung Du và Miền núi phía Bắc ở nước ta chiếm đến gần 25% diện tích trồng xoài trong cả nước. Chủ yếu cung cấp xoài xuất khẩu sang Trung Quốc.
Cây xoài là cây trồng dễ tính, nhưng trồng trên địa hình vùng đồi núi gây khó khăn trong việc chăm sóc, việc cắt tỉa tạo tán không thường xuyên dẫn đến năng suất chưa cao. Do vậy để tăng năng suất cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán. Đây cũng là yêu cầu trong canh tác cây xoài an toàn nhằm phòng trống sâu bệnh hại, nâng cao hiệu quả sản xuất cây xoài.
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán cho cây xoài Miền Bắc.
1. Tại sao cần thiết cắt tỉa, tạo tán cho cây xoài
- Xoài là một loại cây ăn quả có rất nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại. Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, mẫu mã, chất lượng và giá trị thương mại của quả. Hai trong số dịch sâu bệnh hại rất kho phòng trừ là ruồi vàng và thán thư, phát triển mạnh trên những cây xoài có tán um tùm, rậm rạp. Vì vậy việc cắt tỉa, tạo tán cho cây thông thoáng cho tán cây là biện pháp rất cần thiết. Đồng thời còn giúp cây xoài ứng phó với những biến đổi bất thuận của thời tiết.
- Khí hậu của vùng tiểu khí hậu Miền Bắc xuất hiện những điều kiện thời tiết đặc biệt như giông, lốc, gió mạnh, mưa lớn, … Do vậy cần áp dụng kỹ thuật cắt tỉa tạo tán để giúp cây có bộ khung tán khỏe mạnh, thông thoáng, sẽ hạn chế được thiệt hại khi cây gặp điều kiện thời tiết đặc biệt.
- Quả xoài chủ yếu được sử dụng ăn tươi, để nâng cao giá trị của sản phẩm xuất bán vào những thị trường khó tính và xuất khẩu sang Châu Âu. Trở ngại lớn nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ruồi vàng và bệnh thán thư trên sản phẩm. Đây là đối tượng kiểm dịch nghiêm ngặt ở nhiều nước. Để hạn chế trở ngại này, bà con thường áp dụng kỹ thuật bao quả. Áp dụng kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán giúp cây xoài có bộ khung tán thuận tiện cho việc bao quả. Góp phần giảm giá thành trong sản xuất xoài.
- Đối với bà con vùng núi phía Bắc, việc tuyên truyền các kỹ thuật trong sản xuất gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, đo địa hình đặc thù, nhằm giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng nâng suất cây xoài thì việc áp dụng cắt tỉa, tạo tán cho cây xoài đúng kỹ thuật cần được quan tâm và thực hiện.
Xem thêm: Combo 02: Siêu kích chồi (Bộ nguyên liệu phối trộn sản phẩm tặng kèm công thức pha chế). |
2. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán cho cây xoài thế nào cho đúng
2.1 Giai đoạn kiến thiết cơ bản
- Thời điểm cắt tỉa: Không cắt tỉa khi cây đang ra lộc và cành non. Cắt tỉa thường xuyên để định hình khung tán.
- Chọn cành cắt tỉa: Cành chính sau trồng, đầu cành cấp 1,2 (thấp hơn mặt tán 5 cm).
- Sau trồng khoảng 3 tháng chọn vị trí cách mặt đất 60 cm để cắt tỉa tạo bộ khung tán cho cành cấp 1. Bất tỉa để lại 1-3 cành cấp 1, phân bố đều quanh trục tán.
- Khi cành cấp 1 phát triển được từ 2-3 đợt lộc thì tiến hành cắt tỉa lần 2 để tạo cành cấp 3. Cắt trên cành cấp 1 để lại 3 cành cấp 2 sao cho các hướng của cành để lại phân bố đều, không che khuất lẫn nhau.
- Các lần cắt tỉa tiếp theo cắt tỉa tương tự. Sau khi cắt tỉa cần đảm bảo cây xoài có bộ khung tán hình phễu, vững chắc, thông thoáng.
Cách cắt tỉa áp dụng kỹ thuật khai tâm trên cây xoai giai đoạn kinh doanh.
2.2 Giai đoạn kinh doanh
- Không cắt tỉa khi cây ra lộc non.
- Cắt tỉa hàng năm: Lần 1: Tháng 3 sau khi lộc xuân ra, sau đợt rụng quả sinh lý. Lần 2: tháng 8-9 sau khi thu hoạch quả.
- Chọn cành cắt tỉa:
+ Lần 1: Loại bỏ cành vươn lên đỉnh tán là cành ít có khả năng đậu quả, cành tăm, cành không có khả năng ra hoa kết quả. Áp dụng kỹ thuật khai tâm: Tạo giếng trời trên tán, 1/10 đường kính tán
+ Lần 2: Loại bỏ cành khô, cành tăn hương, cành sâu bệnh, cành mọc thẳng, cành vươn lên đỉnh tán, cành giao tán. Áp dụng kỹ thuật khai tâm: Tạo giếng trời trên tán, 1/5 đường kính tán.
- Khi áp dụng kỹ thuật khai tâm: Giúp cây thông thoáng, sánh sáng có thể chiếu trực tiếp vào trong thân giúp phòng ngừa tốt sự gây hại của bệnh thán thư. Đồng thời tăng hiệu suất quang hợp của bộ khung tán cho cây trồng.
- Lưu ý: Đốt tỉa nhẹ, chỉ cắt đến vị trí cành lá màu xanh thẫm, không cắt sâu xuống vị trí cành có màu nâu sẽ ảnh hưởng tới vụ hoa năm sau. Lúc đốn tỉa cần nuôi lại những cành mọc ngang là cành quả lý tưởng, các cành rất nhỏ ở cành ngang mà tươi khỏe cùng giữ lại nuôi, các cành hướng thẳng lên đều cắt bỏ.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây xoài Thái cho năng suất cao đơn giản nhất.
-
Biện pháp xử lý xoài ra hoa đồng loạt, đậu nhiều quả bằng hóa chất
Ngày nay nhờ áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ nên diện tích trồng xoài ngày càng phát triển. Tuy nhiên việc xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây xoài khá phức tạp...
-
Kỹ thuật chăm sóc xoài phục hồi nhanh thời kỳ sau thu hoạch
Thời kỳ chăm sóc cây xoài sau thu hoạch gặp nhiều khó khăn như bón phân, sâu bệnh hại, cách tạo tán cây, cách xử lý ra hoa cho vụ sau,…
-
Kỹ thuật trồng xoài úc
Cây xoài úc là cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao. Là cây trồng có tính thâm canh cao. Một ha trồng xoài úc chuyên canh có thể đem lại lợi nhuận từ 300-400 triệu đồng/ha/năm.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô