Kỹ thuật trồng xoài úc
Xoài úc là cây trồng có mặt ở nước ta khoảng 10 năm trở lại đây. Là loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao cho các nhà vườn. Một ha trồng xoài úc có thể đem lại lợi nhuận từ 200-300 triệu đồng/ năm.
Để trồng xoài úc năng suất cao, giá trị kinh tế hiệu quả. Thì việc áp dụng các kỹ thuật trồng ngay từ đầu đến các năm tiếp theo là điều nhất thiết phải thực hiện. Nhằm cung cấp thông tin cơ bản về kỹ thuật trồng xoài úc, cẩm nang cây trồng xin chia sẻ những kinh nghiệm trồng xoài úc của các nhà vườn có nhiều kinh nghiệm đến quý bạn đọc với những nội dung sau:
1. Xoài úc thích hợp trồng ở đâu?
- Là cây dễ trồng, có khả năng thích hợp trồng trong điều kiện thời tiết ở nước ta. Tuy nhiên vùng trồng xoài úc tốt nhất là vùng tầng canh tác đất trên 50 cm trở lên. Thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước, giàu dinh dưỡng.
- Ở nước ta xoài úc được trồng ở tất cả các vùng. Nhưng diện thích nhiều tập trung ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên.
2. Tiêu chuẩn chọn giống xoài úc
- Xoài úc trồng chủ yếu từ giống ghép. Tiêu chuẩn giống ghép xoài úc: Cây khỏe mạnh, to mập, sạch bệnh, đúng giống, vị trí ghép mắt các gốc tối thiểu 15 cm, chiều cao cây từ 50-70 cm, chiều cao chồi ghép đạt 30-40 cm.
3. Xoài úc ghép trồng vào tháng nào?
- Xoài úc có thể trồng quanh năm. Nhưng để tiện cho việc chăm sóc và tạo điều kiện cho sự phát triển của cây thì thông thường đối với các vùng có 2 mùa khí hậu thì xoài úc nên trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-7 dương lịch. Ở Miền Bắc trồng vào mùa xuân từ tháng 2-4 dương lịch.
- Khoảng cách trồng tùy vào điều kiện thực tế. Trung bình xoài úc được trồng với mật độ 6x6m hoặc 8-9m/cây. Có thể trồng hình vuông với mật độ 3x3 m/cây song cần kiểm soát, tạo tán cho cây thường xuyên. Đối với vùng cao thì nên trồng thưa đảm bảo năng suất của cây.
Xem thêm: Combo 06: Bộ nguyên liệu phối trộn SP siêu kích rễ, chồi, mập thân chuyên phun qua lá. |
4. Chuẩn bị đất, đào hố trước trồng
- Vườn cần được vệ sinh tồn thực vật sạch sẽ. Hoặc tối thiểu vệ sinh dọn vệ sinh quanh khu vực đào hố với bán kích cách hố từ 1 m trở lên.
- Hố được đào với kích thước khoảng 60x60x60 cm. Sau khi đào hố bón 30-50 kg phân hữu cơ đã hoai mục + 0,5-1 kg vôi bột + 0,5-0,7 kg lân. Cho tất cả hỗn hợp phân xuống hố rồi lấp 1 lớp đất dày 10 cm phía trên tránh thất thoát phân bón. Việc đào hố, bón phân lót được thực hiện trước khi trồng tối thiểu 25 ngày. Trước khi trồng bổ sung thêm 2-3 kg phân vi sinh hữu cơ/ hố.
5. Kỹ thuật trồng xoài úc
- Đào hốc giữa hố, rạch bỏ túi nilong bầu, rồi đặt cây giữa hố, lấp đất vừa đến cổ rễ, dùng tay ấn quanh gốc cố định cây. Sau khi trồng xong thì cắm cọc cố định cây. Khi trồng xong thì tủ rơm, xác thực vật quanh gốc giữ ẩm. Tưới nước giữa ẩm ngay sau khi trồng và giữ ẩm cho cây ít nhất 1 tháng đầu tiên sau trồng để tạo điều kiện cho cây ra rễ.
6. Chăm sóc cây xoài úc
+ Chế độ nước tưới: Tốt nhất trong suốt quá trình cây sinh trưởng phát triển ra đọt, tạo tán cần ung cấp đủ nước, duy trì độ ẩm từ 65-75%. Sau trồng cần tưới nước thường xuyên 1-2 ngày tưới/ lần. Khi cây bén rễ, phát triển giãn thời gian tưới 3-5 ngày tưới/lần. Giai đoạn ủ mầm hoa thì hạn chế tưới nước để kích thích cho cây ra hoa tập trung đồng loạt. Chỉ tưới nước nhấp nhẹ khi cây nhú cựa hoa rồi dần tăng lượng nước tưới dần đến khi đạt độ ẩm 70% thì duy trì độ ẩm.
+ Quản lý cỏ dại: Mỗi năm làm cỏ kết hợp với bón phân gốc 2 lần/năm. Làm cỏ bón phân gốc vào mùa xuân tháng 1-2 và tháng 8-9 mùa thu dương lịch. Tiến hành dọn cỏ quanh gốc với bán kích 1 m, xớt xáo đất quanh gốc với độ sâu 10-15 cm.
Trồng xoài úc kiểm soát tán cây.
+ Cắt tỉa, tạo hình cho cây giai đoạn kiến thiết cơ bản: Là loại cây ra hoa đậu quả đầu cành nên tạo tán cây sao hình tròn sẽ tận dụng được ánh sáng chiếu vào cây nhiều nhất. Khi cây sau trồng đạt chiều cao cây từ 50-60cm thì tiến hành bấm ngọt. Cành cấp 1 điều chỉnh sao cho tỏa ra các phía không che lấp nhau, nên để 2-3 cành tỏa 3 hướng là tốt nhất. Khi cành cấp 1 dài 40-50 cm thì bấm ngọn để ra cành cấp 2. Để lại 2-3 cành cấp 2. Từ cành cấp 2 chỉ để 2 cành cấp tiếp theo. Sau đó để cây phát triển tự nhiên. Chỉ tiến hành cắt tỉa sau khi thu hoạch: Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành khô, cành khuất trong tán, cành vượt,... để cây thông thoáng.
+ Bón phân cho cây xoài: Giai đoạn kiết thiết cơ bản nên hoa phân bón tưới định kỳ cho cây 50-60 ngày/ lần. Có thể chọn NPK 20-20-25+TE, 16-16-8 +TE, lượng bón tính cho cây tơ 1-2 năm tuổi từ 100-150 gram/gốc. Đối với cây xoài úc nếu bón nhiều phân ure, kali trái sẽ bị nứt, có vị chát, nên khuyến cáo sử dụng các dòng phân NPK.
7. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây xoài úc
- Cần tiến hành thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
- Một số đối tượng sâu bệnh hại đáng chú ý trên cây xoài úc:
+ Bệnh phấn trắng: Thường gây hại mạnh vào giai đoạn ra hoa đậu quả. Dùng thuốc trị nấm có tính mát để phun phòng trừ giai đoạn này như Rhidonila MZ 72 WP, Anvil 5 SC, ...
+ Bệnh cháy lá, bệnh thối đọt, bệnh muội đen, bệnh thán thư, ... là các bệnh do nấm gây hại trong suốt quá trình phát triển của cây trồng. Cần phun phòng trừ bệnh định kỳ cho cây bằng các dòng thuốc mát. Định kỳ 20-30 ngày phun một lần. Có thể sử dụng một số dòng thuốc gốc đồng, Rihdomil MZ 72 WP, Kasumin 2L, ... phun theo hướng dẫn nhà sản xuất.
+ Các đối tượng sâu hại như sâu đục thân, sâu đục cành, rầy xanh, ruồi đục quả, ... khi gây hại đến ngưỡng kinh tế thì tiến hành phun phòng trừ. Có thể sử dụng một số dòng thuốc như Sherpa 25EC, Trebon 2,5 EC,...
|
8. Thu hoạch và bảo quản
- Từ khi ra hoa đến thu hoạch thông thường kéo dài từ 4-5 tháng tùy từng giống. Trồng từ cây ghép đến khi cho quả bói từ 2 năm.
- Khi quả chín có mầu tím hồng sáng. Nên thu hoạch vào chiều mát. Trước khi thu hoạch 2-3 ngày thì ngừng tưới nước cho cây để cây tập trung dinh dưỡng chuyển hóa tăng độ ngọt cho trái. Sau khi thu hoạch tiến hành phân loại và đóng gói đúng tiêu chuẩn để có thể vận chuyển đi xa.
-
Kỹ thuật trồng cây xoài Thái cho năng suất cao đơn giản nhất
Kỹ thuật trồng cây xoài Thái có thể trồng thưa, dày khác nhau tuỳ điều kiện đất đai, khả năng thâm canh sẽ cho năng suất cao...
-
Xử lý xoài ra hoa trái vụ, giải quyết vấn đề mất giá dễ dàng
Thời điểm thu hoạch xoài chính vụ cũng chính là thời điểm thu hoạch của nhiều loại cây ăn quả khác, khiến giá xoài bị ép giá nặng...
-
Kỹ thuật chăm sóc xoài phục hồi nhanh thời kỳ sau thu hoạch
Thời kỳ chăm sóc cây xoài sau thu hoạch gặp nhiều khó khăn như bón phân, sâu bệnh hại, cách tạo tán cây, cách xử lý ra hoa cho vụ sau,…
-
Có thể kết hợp Kali Hydro Photphat (MKP, KH2PO4) với các loại thuốc trừ sâu?
Có thể kết hợp MKP với các loại thuốc trừ sâu trung trung tính và axit, tránh kết hợp với các loại thuốc trừ sâu có tính kiềm cao, nên pha thành dung dịch loãng trước khi đưa vào sử dụng.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô