Kỹ thuật canh tác cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu trong nhà màng
Với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về việc sử dụng thực phẩm sạch an toàn và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cao đòi hỏi người sản xuất phải không ngừng cải tiến và ấp dụng các công nghệ tiên tiến trong canh tác cũng như chọn các giống cây trồng, canh tác trong nhà lưới hoặc trong nhà màng, trồng cây không cần đất, áp dụng các hệ thống tưới tiên tiến như tưới phun tuới nhỏ giọt, bón phân tự động…. Chính vì vậy mà dưa vàng Kim Hoàng Hậu có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe con người phù hợp với nền nông nghiệp đô thị. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu quy trình trồng dưa vàng Kim Hoàng Hậu trong nhà màng để bà con nông dân cùng tham khảo.
1. Chuẩn bị dụng cụ làm nhà màng
Nhà màng được thiết kế với hệ thống thông gió 2 cửa áp mái cố định có rèm che, thông gió tự nhiên với chiều cao đến máng nước 4m, khẩu độ 9.6m, bước cột 3m. Với mái lợp bằng màng Polymer 200 micron Ginegar và vách xung quanh là các tấm lưới mắt cáo chắn côn trùng gây hại với quy cách 40mesh (40 lỗ/cm2) không nên dùng lỗ quá thưa hay quá dày.
2. Đặc tính giống dưa vàng Kim Hoàng Hậu
- Giống có thời gian sinh trưởng 65 – 70 ngày vụ Xuân Hè, 70 – 75 ngày vụ Thu Đông; thời gian từ ra hoa đến thu hoạch 30 – 35 ngày tối đa 40 ngày.
-Quả có dạng hình o van, vỏ trơn, khi chín có màu vàng kim, ruột màu hồng, thịt quả mịn, ăn giòn ngọt.
- Trọng lượng quả trung bình: 1,2 – 1,5kg; chăm sóc tốt đạt 1,6 – 2,0 kg; cá biệt có quả nặng trên 3,0kg; Độ đường cao 15 – 18%.
- Thời vụ trồng từ tháng 3 đến tháng 10, thích hợp nhất trồng vụ Xuân – Hè (T4– 8).
3. Kỹ thuật canh tác giống dưa vàng Kim Hoàng Hậu
3.1. Gieo hạt và ươm cây con:
- Ươm cây con trong khay, bầu đất. Vật liệu làm bầu gồm phân chuồng hoai mục, tro trấu hun, đất thịt nhẹ đã xử lý mầm bệnh, trộn đều với nhau theo tỷ lệ 30% + 10% + 60%, hoặc dùng xơ dừa (30%) + Đất phù sa (70%) bổ sung thêm lân và xử lý bằng chế phẩm sinh học AT+ Ketomium hoặc nấm Tricodecma (tốt nhất xử lý đất trước gieo hạt 2-3 ngày).
Gieo mầm cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu trên giá thể
- Hạt giống ngâm trong nước sạch 4 – 6 giờ; ủ 10 - 12 giờ cho nứt nanh, khi hạt nảy mầm thì gieo vào bầu (1hạt/bầu). Sau gieo 8 – 10 ngày (cây có 1 – 2 lá thật đem bầu đi trồng – có thể trồng sớm hơn khi cây mới ra lá sò).
3.2. Kỹ thuật trồng cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu trong nhà màng
3.2.1. Chuẩn bị giá thể cho cây Kim Hoàng Hậu:
- Sử dụng giá thể xơ dừa trộn lẫn đất phù sa sạch, tỷ lệ 01 xơ dừa: 1,5-2,0 đất (Có thể dùng trấu, vỏ lạc, mùn cưa… thay thế xơ dừa). Hỗn hợp xơ dừa + Đất phù sa được trộn thêm phân bón NPK (16: 16: 8) và phun chế phẩm AT + Ketomium (không có AT, Ketomium có thể sử dụng Zinep thay thế song hiệu quả kém hơn); Chế phẩm trộn xong ủ 24 - 72 giờ trước khi vào bầu hoặc rải ra ruộng sản xuất.
Xem thêm - Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% (Chất kích thích ra rễ) |
3.2.2. Mật độ, khoảng cách trồng dưa vàng Kim Hoàng Hậu
Cây cách cây 30 - 40cm (trồng hàng đơn); hàng cách hàng 1,5m (tối thiểu cũng phải đạt 1,4m); trồng hàng đơn mật độ khoảng 18.000 cây (hàng đơn).
3.2.3. Phân bón và cách bón phân ( diện tích 1.000 m2 ) cho cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu:
- Vôi bột: 50kg vãi đều trên mặt luống (40kg) và trộn vào giá thể xử lý (10kg -> đảm bảo pH đạt từ 5,5 – 6,0)
- Phân bón: 32 kg NPK (16-16-8); 36 kg NPK (13:13:13); 5kg Super lân; 5kg Canxi-Bo; 10 kg K2SO4; 4 kg vi lượng và bổ sung phân bón lá giàu đạm, giàu ka li... (tùy trạng thái sinh trưởng của cây, giá thể tốt xâu mà bổ sung hoặc bớt loại phân nào cho phù hợp).
+ Bón lót: Định mức xử lý 1.000 kg giá thể (xơ dừa 350kg; Đất phù sa 650kg; phân lân super 5kg; NPK (16:16:8) 20kg; AT + Ketomium: 2 chai...), tạo ẩm 60 – 75%.
+ Bón thúc:
Lần 1: Sau trồng 3- 4 ngày (khi cây bén rễ, hồi xanh, bắt đầu ra lá mới), bón bổ sung 3kg Lân super + 5kg NPK (16:16:8). Phân được ngâm trong nước 1 đêm – sau đó pha loãng với nồng độ 3%0 để tưới; Sau khi tưới phân xong 30 phút, tưới tráng nhẹ lại bằng nước sạch (thao tác tưới thủ công);
Lần 2: Sau trồng 10 – 12 ngày: Bón 5kg NPK (13: 13: 13) + 2 kg lân super + 1 kg phân vi lượng, cách bón tương tự (quan sát cây nếu thấy thiếu dinh dưỡng phải tăng cường bổ sung phân bón lá.
Lần 3: Sau trồng 18 – 19 ngày: Bón 7kg NPK (13:13:13) + 1kg vi lượng + 2kg canxi-bo, cách bón tương tự.
Lần 4: Sau trồng 27 – 28 ngày (sau thu phấn): Bón 7kg NPK (16:16:8), cách bón tương tự (kiểm tra phun thêm GA3 hoặc Atonic + phân bón lá).
Lần 5: Sau trồng 35 – 36 ngày: Bón 7kg NPK (13:13:13) + 1kg vi lượng + 3kg canxi-bo, cách bón tương tự.
Lần 6: Sau trồng 43 – 44 ngày: Bón 7 kg NPK (13:13:13) + 1kg vi lượng + 1kg K2SO4, cách bón tương tự.
Lần 7: Sau trồng 51 – 52 ngày: Bón 5 kg NPK (13:13:13) + 2kg K2SO4, cách bón tương tự.
Lần 8: Sau trồng 58 – 59 ngày: Bón 5 kg NPK (13:13:13) + 3kg K2SO4, cách bón tương tự (phun bổ sung Chelat tăng đường).
Lưu ý: Tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng cuả cây ở các giai đoạn, có thể tăng đạm hoặc kali cho phù hợp; khi phát hiện mép lá có hiện tượng vàng, hoặc khô phải bổ sung ngay vi lượng dưới dạng dể tan (có thể bón vào gốc hoặc phun trực tiếp lên lá); Có thể sử dụng các dạng phân dể tan giàu đạm, giàu kali bón xen kẽ để cân đối dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng thuận lợi.
4.Cách chăm sóc sau khi trồng cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu
4.1. Liều lượng nước tưới cho cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu
- Lượng nước tưới phụ thuộc vào thời tiết, đất đai và tình hình sinh trưởng của cây. Nước được tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Cụ thể:
- Sau trồng tưới nhẹ bằng tay vào gốc để cây tiếp xúc tốt với đất.
- Kiểm tra độ ẩm đất thường xuyên, duy trì độ ẩm bầu 60 – 70% (thời kỳ cây con).
- Khi cây trưởng thành, thân lá phát triển, độ ẩm bầu 65 – 80%.
- Khi cây ra hoa và phát triển quả cần duy trì ổn định ẩm độ đất 70 – 80% (Không để bầu khô hoặc quá ẩm thời kỳ này).
- Một tuần trước khi thu hoạch hạn chế tưới, duy trì độ ẩm đất trong bầu 50 – 60%.
Ghi chú: Trong những ngày thời tiết âm u, duy trì độ ẩm đất vừa phải 60 – 70%; trời nắng nóng cần bổ sung lượng nước kịp thời bằng cách tưới vào buổi sáng 7h30 – 8h30 và tưới bổ sung vào 10h – 10h30; Buổi chiều tưới nhẹ vào 15h0 – 16h0 (lượng nước tưới được tính toán dựa vào điều kiện thực tế).
4.2. Leo dàn, bấm ngọn, tỉa nhánh cho cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu
- Khi cây cao 30 – 40cm, có 4-5 lá thật, tiến hành bấm kẹp vào cây để quấn ngọn (quá trình này làm thường xuyên đến khi thụ phấn, bấm xong ngọn); Tiến hành bấm nhánh từ nách lá thứ nhất đến lá thứ 8; Khi ngọn cao ngang dàn tiến hành bấm ngọn... Từ lá thứ 9 – 13 để lại nhánh, quả sẽ để trên các nhánh này.
Quấn ngọn, leo dàn cho cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu
- Thụ phấn nhanh 3-4 ngày liên tục; khi thấy số quả trên cây đậu 2 – 3 quả đẹp thì dừng thụ phấn và chuyển sang giai đoạn định quả; Cắt bỏ những quả không cân đối, dị dạng... chỉ để lại trên cây 1 -2 quả đẹp. Tiếp tục tỉa nhánh để dinh dưỡng tập trung nuôi quả.
Lưu ý: Thụ phấn vào buổi sáng 7h0 – 9h30; Bấm ngọn tỉa nhánh vào buổi chiều 13h30 – 15h30
- Tỉa lá gốc tạo độ thông thoáng cho quả phát triển, hạn chế sâu, bệnh...; tiến hành treo quả để hạn chế sự rụng quả do cơ giới...
5. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu trong nhà màng
5.1. Sâu hại trên dưa vàng Kim Hoàng Hậu
- Có nhiều loại sâu hại, song nguy hiểm nhất là rệp và bọ phấn: Có thể dùng các loại thuốc thuộc nhóm độc III, IV như Sutin, Pennati; các dạng thuốc thảo mộc; thuốc sinh học hoặc dùng bẫy màu vàng... để phòng trừ (tốt nhất là tạo môi trường cách ly để hạn chế bọ phấn).
5.2. Bệnh hại dưa vàng Kim Hoàng Hậu
- Có nhiều loại bệnh, do nấm gây ra như: Phấn trắng dùng Kocide, Ridomil để trừ; Thối nhũn dùng Score, Kocide; cháy lá dùng Validacin...
- Các bệnh do Vikhuẩn khó trừ và lan truyền bệnh nhanh hơn: Các bệnh thối nhũn dùng Kasumin; Stanner; Kocide.... Nguy hiểm nhất là bệnh xì mủ, rụng quả loại bệnh này dùng Kocide, steptomicin hoặc AT+Ketomium để trừ.
Lưu ý: Trong thời kỳ tỉa nhánh định quả, tiến hành phun phòng thường xuyên thuốc bệnh hạn chế thối nhũn, xì mủ rụng quả.
- Phun định kỳ thuốc trừ nấm bệnh.
- Tạo độ thông thoáng, hạn chế ẩm nóng trong nhà nuôi trồng để hạn chế bệnh phát sinh; hạn chế bón phân đạm ure và các loại phân giàu đạm trong giai đoạn bệnh đang phát sinh, phát triển.
- Trước thu hoạch 10 – 15 ngày không được bón phân, phun thuốc BVTV (trừ loại phân và thuốc được phép dùng)
6. Cách thu hoạch dưa vàng Kim Hoàng Hậu
- Sau khi đậu quả khoảng 4 – 5 tuần, vỏ trái chuyển sang màu vàng đặc trưng của giống thì thu hoạch.
- Thu hoạch nhẹ nhàng, tránh dập xước, không được để trên nền đất và đựng trong vỏ bao túi đựng phân bón, hóa chất...
Thu hoạch dưa vàng Kim Hoàng Hậu
-
Sự đa dang về hình thái của quả dưa hấu
Quả dưa hấu có sự đa dạng lớn về hình thái: hình dạng quả( hình cầu, bầu dục, elip,..), vỏ quả( màu xanh đen, xanh vàng,..., màu sắc ruột quả( màu đỏ, màu vàng chanh,...)
-
Tìm hiểu yêu cầu dinh dưỡng của cây dưa lê vàng Kim Hoàng Hậu
Dưa vàng rất cần lân, phân lân giúp kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều và hạn chế hiện tượng thừa đạm.
-
Một số kinh nghiệm để tăng năng suất và chất lượng dưa hấu vụ xuân hè
Dưa hấu vụ xuân hè ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng sinh trưởng, phát triển trong giai đoạn từ tháng 2, tháng 3 đến tháng 5, tháng 6 dương...
-
Tìm hiểu về đặc điểm sinh thái và dinh dưỡng của cây lê
Cũng giống như hầu hết các loại cây ăn quả khác, ánh sáng là “chìa khóa” để tối đa hóa sản lượng quả lê. Chọn khu vực trồng cây lê có nhiều ánh sáng...
-
Cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu
Dưa vàng Kim Hoàng Hậu là giống mới được nhập về nước ta, cây có sự phát triển khỏe mạnh, kháng bệnh tốt, năng suất cao, thích ứng tốt với môi trường xung quanh.
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón