Kiểm soát nấm hại có nguồn gốc từ đất bằng “thần dược” Trichoderma
Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma hòa vào nước sau đó dẫn tới từng giá thể trồng cây. Theo anh Nguyễn Văn Xiêm Bộ môn thuốc bảo vệ thực vật và bảo vệ thực vật cho biết: “Trong vụ trước nhờ áp dụng cách làm này nên vườn dưa lưới không bị sâu bệnh gây hại, cây khỏe mạnh, cây nhanh lớn, cho quả thu hoạch đạt rất cao”. Nấm Trichoderma khi hòa vào nước tưới cho cây dưa lưới theo 1 lần/tuần, hiệu quả mang lại cho cây rất tốt và sử dụng bả thừa của nấm đắp trực tiếp vào gốc cây bị nấm gây hại.
Vậy nấm Trichoderma là gì? Nấm trichoderma có tác dụng gì đối với cây trồng? Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma như thế nào cho đúng đối với từng loại cây trồng? Những vấn đề liên quan tới nấm đối kháng Trichoderma được nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây Cẩm nang cây trồng sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và giúp bạn đọc hiểu hơn về nấm Trichoderma.
Hoạt động của nấm Trichoderma đối với bộ rễ cây trồng
1. Trichoderma là gì? Tác dụng của nấm Trichoderma đối với cây trồng
- Trichoderma là các loại sinh vật sống hoại sinh trong đất, chúng có khả năng phân hủy xenlulo và đối kháng các loại nấm gây hại ở thực vật. Do đó, khi bổ sung Trichoderma vào đất sẽ tiết ra các chất kích thích ăn sâu vào lòng đất, làm cho rễ cây khỏe hơn, làm tăng khả năng hút các chất dinh dưỡng, tăng khả năng phòng, bảo về nấm và vi khuẩn trước gây hại cho rễ.
- Đồng thời nó sẽ tăng sinh khối tạo thành lớp lớp trichoderma xung quanh rễ cây, bảo vệ rễ cây tránh được sự xâm nhập của nhiều loại nấm hại từ bên ngoài. Giảm khả năng xâm nhiễm bệnh từ vùng rễ lên cho cây 70%. Thêm vào đó nấm Trichoderma bám vào các đầu rễ liên tục sản sinh các enzyme, chất dinh dưỡng cho rễ nên giúp cho cây tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, trọng lượng quả và chiều cao của cây.
- Khi nấm Trichoderma tiếp xúc với nấm Phytophthora nó sẽ tạo ra độc tố để kìm hãm sự sinh trưởng phát triển và đặc biệt tiêu diệt sạch nấm Phytophthora.
- Trong một môi trường, thức ăn của vùng rễ khi có nấm Trichoderma phát triển thì sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với nấm Phytophthora, làm nấm Phytophthora bị suy yếu dần và chết.
- Hoạt động đối kháng của nấm Trichoderma mang tính phòng ngừa nhiều hơn, vì vậy loại nấm này chỉ hiệu quả khi nó đinh cư trước các loại nấm xâm nhập. Nó tạo thành hàng rào bảo vệ bộ rễ của cây, tránh khỏi sự xâm nhập của nấm bệnh. Khi nấm Trichoderma đã định cư sẽ giúp cây trồng phát triển mà không bị sâu bệnh tấn công.
2. Sử dụng nấm Trichoderma đối với cây trồng
- Để nấm Trichoderma phát huy hiệu quả tùy từng đối tượng cây trồng mà các nông hô có cách sử dụng phù hợp:
+ Với bầu ươm cây con: Nên trộn đều với giá thể ươm trước khi vào bầu.
+ Đối với cây rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp: bạn có thể trộn nấm Trichoderma với phân hữu cơ để bón cho cây hoặc bón trực tiếp vào gốc cây.
Cây trồng khi sử dụng nấm Trichoderma tác dụng bộ rễ
- Lưu ý: Không sử dụng Trichoderma với vôi bột, nguyên nhân là trong vôi có chất kháng khuẩn sẽ làm chết các nấm Trichoderma sẽ không còn có lợi ích cho cây trồng.
- Sử dụng pha Trichoderma cho cây trồng phải đúng theo hàm lượng các nhà sản xuất đưa ra. Sử dụng nấm TRichoderma đúng cách sẽ là phương pháp hiệu quả cho cây trồng, không chỉ ngăn ngừa dịch bệnh, các loại vi sinh vật tấn công trong suốt quá trình cây phát triển, mà loại chế phẩm này còn giúp đất tơi xốp và màu mỡ hơn.
- Nhờ tác dụng tuyệt vời trên mà các loại nấm đặc biệt là Phytophthora sẽ được kiểm soát hiệu quả, năng suất mùa vụ đạt chất lượng cao hơn.
-
Bảy tác dụng thần kỳ của Chitosan (NANOBIOTECH) có thể bạn chưa biết đến
Chitosan là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch thực vật. Chitosan có thể kích thích sự biểu hiện của gen kháng thuốc và tạo ra các chất kháng thuốc, để đạt được mục đích ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật.
-
Hướng dẫn cơ cấu, thời vụ, kỹ thuật trồng chăm sóc cây trồng vụ đông
Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, việc bố trí cơ cấu cây trồng là điều tiên quyết trong việc sản xuất nông nghiệp. Vụ đông là 1 trong 3 vụ trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô