Khô thân đay

Cây trồng bị hại: Cây đay
Tên khoa học: Macrophoma corchori Saw

Bệnh phổ biến ở hều hết các vùng trồng đay trên thế giới và ở nước ta.

khô thân đay

1. Triệu chứng bệnh

- Bệnh có thể hại tất cả các bộ phận trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.

- Trên cây con bệnh gây ra hiện tượng lỡ cỗ rễ thối gốc thân và thối nhiễm các lá mầm, thân cây khô chết.

- Trên lá: vết bệnh hình dạng bất định, màu nâu xám.

- Trên cây đã lớn (1 - 5m) vết bệnh trên thân hình bầu dục, màu nâu. Sau đó vết bệnh lan rộng, kéo dài theo dọc vỏ thân, có khi bao quanh thân 1 đoạn dài. Vết bệnh lõm sâu, nhu mô và vỏ sợi bị phá hủy, vỏ cây khô đen.

2. Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

- Nấm gây bệnh khô thân đay là nấm Macrophoma corchori Saw.

- Sợi nấm đa bào, phân nhiều nhánh, trên môi trường nhân tạo dễ tạo hình thành hạch nấm màu nâu đen, nhỏ.

- Quả cành hình cầu dẹt, màu đen, có lỗ ở đỉnh, nằm trên mô bệnh. Trong điều kiện bình thường hạch nấm có thể tồn tại 4 năm.

- Hạch nấm, quả cành, và sợi nấm trên tàn dư cây bệnh là nguồn bệnh chủ yếu trên đồng ruộng.

- Nấm phát triển tốt trong điều kiện có ẩm độ cao và nhiệt độ 30 - 35 độ.

3. Biện pháp phòng trừ

- Thu dọn tàn dư thân lá cây bệnh ngay sau khi thu hoạch đem đốt, hoặc cày sâu vùi kỹ tàn dư.

- Chọn các giống đay có khả năng chống bệnh cao để trồng và không trồng kế liền với các cây ký chủ khác của nấm như: Khoai lang, lạc, đậu đỗ...

-  Không để ruộng đay khô hạn, gieo mật độ vừa phải.

- Bón N, P, K cân đối, kết hợp với vôi tro và phân chuồng để đay sinh trưởng tốt, nâng cao sức chống bệnh.

Nguồn: Giáo trình bệnh cây chuyên khoa
DMCA.com Protection Status