Hướng dẫn giâm cành, chọn cây phôi, tạo dáng và nhân giống cây cảnh
1. Hướng dẫn nhân giống cây từ phương pháp cắt giâm cành cây kiểng
- Hầu hết các loại cây trồng nhiệt đới và bán nhiệt đới có thể dễ dàng được nhân giống, tạo cây từ phương pháp cắt giâm cành. Nuôi trồng cây kiểng bonsai mọc và tăng trưởng bằng phương pháp này thường phải mất một năm, ít hơn nuôi trồng, chăm dưỡng một cây từ gieo hạt, ươm mầm. Những cành cắt giâm đều là những cành ngắn của một cây, bộ rễ của cành cắt giâm sẽ phát triển và hình thành một cây trồng độc lập.
- Điều tiện lợi của việc sử dụng các phương pháp cành cắt giâm là không phụ thuộc quá trình ra hoa, đậu trái và hình thành hạt của cây, mà phát triển từ những cành cắt giâm để nhân giống, tạo ra một cây kiểng độc lập.
- Phương pháp sau đã chứng minh sự thành công khi nhân giống cây bằng phương pháp cắt giâm cành. Đổ đầy đất mùn hữu cơ tổng hợp vào chậu, dùng ngón tay nhấn nhẹ vừa đủ tạo độ thông thoáng của đất trong chậu. Tỉa, xén bỏ những chiếc lá mọc thấp trên cành cắt giâm, chiều dài của cành cắt giâm nên ở khoảng giữa 5 đến 7cm. Xử lý cành cắt với chất hóc môn kích thích rễ (Ví dụ: Chất siêu kích thích ra rễ IBA-K), sẽ thúc đẩy quá trình cành cắt giâm đâm rễ. Dùng que để tạo một lỗ thoáng trong lớp mùn của để cắm cành giâm, khi các cành cắt giâm đã được cắm giâm trồng vào đất, nên tưới nước thường xuyên và phủ che trên mặt chậu bằng các vật liệu che chắn chuyên dùng để bảo vệ gốc cành giâm. Đặt chậu giâm cành này vào nơi ấm áp, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp.
a. Những cành cắt giâm đều được chọn từ những cành tăng trưởng mới còn mềm mại, nên cắt ngay bên dưới một mắt lá - b. Tỉa, cắt bỏ những chiếc lá nằm thấp bên dưới. Nhúng cành cắt giâm vào trong hóoc môn kích thích tố (Chất kích thích ra rễ IBA-K), thúc đẩy quá trình tạo rễ của cành giâm
- Khi các cành cắt giâm bắt đầu bắt rễ, từ từ nâng cái vật liệu che phía trên ra hoặc đục những lỗ thông thoáng trên bao nhựa che phủ. Bắt đầu với những cây nhỏ và dần dần tạo cho những cây giâm lớn dần lên. Một vài tuần sau khi cành cắt giâm đã bắt rễ có thể bắt đầu chăm bón phân dinh dưỡng cẩn thận. Nếu các cây giâm bắt đầu lớn vượt quá chậu trồng, nên thay đổi chậu và trồng các cây từ cành cắt giâm này sang nơi khác một cách riêng biệt, cắt, tỉa ngắn các bộ rễ dài nhất khi thực hiện.
- Khi đó có thể bắt đầu uốn nắn các cây trồng này, sử dụng các phương pháp có hoặc không có quấn vấn, uốn nắn bằng dây đồng (có thể sử dụng các loại dây nhôm bọc vải, dây nhôm mạ đồng).
2. Sáng tạo cây kiểng bonsai từ những cây non hoặc cây trồng chậu
- Nhiều loại cây trồng có lớp thân mộc, thích hợp cho việc chọn làm những cây kiểng bonsai trong nhà và có thể mua, bán chúng theo hình thức các loại cây trồng chậu. Những loại cây này bao gồm các chủng loại khác nhau, có một số thuộc họ sanh, si Ficus, chẳng hạn như loại cây họ si Ficus Benjamina.
- Một số loại cây khác có thể tìm mua tại các cửa hàng cây kiểng bonsai chuyên nghiệp. Những cây non này đã được tỉa, xén một đôi lần, chuẩn bị cho việc uốn nắn tạo thành một cây kiểng bonsai.
- Sử dụng các cây trồng này như chất liệu thô trong việc nuôi trồng ban đầu. Người nuôi trồng sẽ có được một cây kiểng bonsai cứng cáp, việc này nhanh chóng hơn so với những phương pháp đã nói ở phần trên.
- Tuy nhiên trong việc uốn nắn, sáng tạo cây, người nuôi trồng sẽ gặp khó khăn với những loại cây có thân cây chính đã bị định hình trước. Vì những thân cây chính thường có đường kính quá dày, không thể tạo ra sự thay đổi nào nữa cho cây.
3. Uốn nắn một cây kiểng bonsai trồng chậu
- Tiêu chuẩn quan trọng nhất trong việc mua một cây trồng trong chậu là đường nét của thân cây chính và vị trí của những cành nhánh phụ kế tiếp lớn hơn. Thân cây chính nên có độ dày đường kính ngay từ dưới gốc cây, để việc tỉa, xén cây có thể thuôn dần lên phía đỉnh ngọn cây. Vị trí các cành, nhánh kế tiếp của cây nên phù hợp với hình thể mong muốn của cây hoặc nên cắt bỏ đi hoàn toàn. Bởi vì thường khó có thể thay đổi hình thể của những cành nhánh này mà không để lại những dấu vết. Khi tuyển chọn cây trồng xong, chuyển cây ra khỏi chậu trồng và dỡ toàn bộ lớp đất phủ mặt chậu để phơi bộ rễ của cây ra.
a. Một cây si Ficus Benjamina được xem như một cây cơ bản trong việc nuôi trồng cây kiểng bonsai theo phong cách, dáng thế cây mọc thẳng đứng - b. Khi tất cả các cành nhánh không liên quan được tỉa, cắt bỏ, những cành nhánh còn giữ lại có thể được quấn vấn, uốn nắn bằng dây đồng, để cho cây mọc theo tầm ngang.
- Điểm ở ngay bộ rễ cây đâm nhú ra từ thân cây chính là điểm mà thân chính của cây kiểng bonsai tương lai sẽ bắt đầu hình thành. Bước thực hiện kế tiếp là xác định chiều cao của cây bằng cách tỉa, xén, cắt bỏ những cành nhánh mọc thấp hơn cho đến khi đạt đến một nhánh sẽ làm những cành nhánh thấp nhất của kiểng bonsai. Một khi cây đã được uốn nắn, có thể bất cứ khi nào, cành nhánh này sẽ là cành nhánh lớn nhất và cứng cáp nhất trên cây. Hầu hết mọi người thừa nhận phong cách, dáng thế cây “tán chổi xòe” hoặc dáng thế cây mọc thẳng đứng là cây kiểng bonsai lần đầu tiên nuôi trồng và uốn nắn của họ.
- Phong cách, dáng thế cây tán chổi xòe, thân cây chính được cắt tỉa ngắn lại ngay điểm mà cành nhánh đầu tiên đâm nhú ra từ thân cây, để cho các chồi, mầm cây khác mọc nhú lên tại điểm này cùng một kích thước. Cách khác hơn, phong cách, dáng thế cây này đòi hỏi một thân cây chính có sự liên tục và thuôn nhỏ dần từ gốc lên đến đỉnh ngọn của cây. Việc uốn nắn cây ban đầu liên quan đến việc tỉa, xén bỏ những cành nhánh tùy theo việc quan sát từ mặt trước của cây. Những cành nhánh cây giữ lại bố trí nổi bật, xen kẽ luân phiên trên hai cạnh hông trái và phải của thân cây chính. Đầu ngọn tán cây có thể chĩa nhọn ra ngoài ngay cạnh phía sau do một số cành nhánh thêm vào.
- Để tạo cho cây trồng có vẻ già cỗi hơn, những cành nhánh của cây có thể được uốn cho nằm ngang hoặc có dáng trĩu xuống. Điều này đòi hỏi sử dụng dây đồng quấn vấn và uốn nắn những cành, nhánh cây mọc và tăng trưởng theo một hướng mong muốn. Dây đồng quấn vấn, uốn nắn thường được gỡ sau 4 hoặc 6 tuần để cây không mọc cao và dây đồng siết chặt vào cây. Nếu những cành, nhánh của cây không giữ được đúng vị trí mong muốn những cành nhánh này sẽ phải được quấn vấn, uốn nắn dây đồng trở lại.
4. Lựa chọn phương pháp nhân nhân giống cây cảnh (bonsai)
Các chủng loại cây cảnh (bonsai) |
Gieo hạt |
Cắt giâm cành |
Cây trồng chậu |
Arbutus unedo - loại cây dâu |
- |
* |
* |
Bougain villea glabra - loại cây hoa giấy |
- |
* |
+ |
Budlleia indica - một loại cây có hoa màu vàng |
- |
* |
- |
Buxus Harlandii - loại cây hoàng dương |
- |
* |
- |
Camellia japonica - loại cây trà Nhật Bản - loại trà thường |
- |
* |
+ |
Carmona microphilla - loại cây trà Phúc Kiến |
* |
* |
- |
Citrus - loại cây chanh |
* |
* |
* |
Crassula ovata - loại cây ngọc bích, cỏ đồng tiền |
- |
+ |
* |
Cupressus macrocarpra “Goldcrest” - loại cây trắc bá diệp |
- |
- |
+ |
Elaeagnus - loại cây nhót |
* |
* |
* |
Ficus benjamina - loại cây sanh, si, cây sung |
* |
+ |
+ |
Ficus buxifolia - loại cây si, cây sung |
- |
* |
- |
Ficus carica - loại cây vả |
* |
* |
* |
Ficus microcarpa - loại cây si, sung, cây nguyệt quế |
* |
+ |
* |
Ficus natalensis - loại cây si, sung địa phương |
- |
+ |
- |
Ficus religiosa - loại cây sộp, sung, cây gừa, cây bồ đề |
- |
+ |
- |
Ficus sailicifolia - loại cây si, sung, cây liễu rũ |
- |
+ |
* |
Fuchsia - loại cây Vãn Anh |
* |
+ |
+ |
Haematoxylon campechianum - loại cây vang Mêhicô |
- |
* |
- |
Hibicus rosa-sinencis - loại cây dâm bụt, cây hoa hồng của Trung Quốc |
* |
+ |
+ |
Lagerstroemia indica - loại cây đào lá nhỏ, cây sim Crape |
- |
* |
* |
Lantana camara - loại cây cỏ thơm |
* |
* |
+ |
Leptospermum scoparium - loại cây Manuka hoặc loại cây trà New Zealand |
* |
* |
+ |
Ligustrum japonicum - loại cây thủ lạp Nhật Bản |
* |
* |
- |
Malpighia coccigera - loại cây thục quỳ tiểu cảnh |
- |
* |
* |
Metrosideros excelsa - loại cây Giáng sinh New Zealand |
- |
* |
* |
Muraya paniculata - loại cây hoa lài lai màu cam |
- |
* |
* |
Myrciaria cauliflora - loại cây Jaboticaba |
- |
* |
- |
Myrsine africana - loại cây ngải đắng |
* |
* |
- |
Myrtus communis - loại cây sim, đào lá nhỏ phổ biến |
* |
+ |
+ |
Nandina - domestica - loại cây tre thánh thiêng, tre cúng |
- |
* |
* |
Olea europea - loại cây ô liu |
* |
* |
+ |
Pinus halepensis - loại cây thông Allepo pine |
- |
- |
- |
Pinus pinea - loại cây thông đá, hoặc có tán dù |
* |
- |
* |
Pistacia lentiscus - loại cây nhũ hương |
- |
* |
* |
Podocarpus macrophyllus - công thông tre lá to Trung Quốc |
- |
* |
* |
Portulacaria afra - loại cây Purslane |
- |
+ |
+ |
Punica franatum - loại cây lựu |
- |
+ |
+ + |
Quercus ilex - loại cây sồi đá, sồi xanh |
* |
- |
- |
Quercus suber - loại cây sồi bần |
* |
- |
- |
Rosmarinus officinallis - cây cỏ thơm, mê thất hương, hương thảo |
- |
* |
+ |
Sageretia thea - loại cây ngãi đắng |
- |
+ |
- |
Schefflera actimophlly - loại cây bạch tuộc tán dù |
- |
+ |
+ |
Serissa foetida - loại cây ngàn sao |
- |
+ |
- |
Ulmus parvifolia - loại cây du lá nhỏ Trung Hoa |
- |
+ |
* |
Ghi chú:
+ Phương pháp nhân giống thích hợp
* Phương pháp nhân giống có thể thực hiện được
- Phương pháp nhân giống không thích hợp (khó thực hiện)
-
Kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật, bonsai
Đặc điểm cần lưu ý khi cắt tỉa cây cảnh, quy trình kỹ thuật cắt tỉa tạo hình cây cảnh đúng thời vụ và các yêu cầu khác, cắt tỉa tạo hình dáng một số cây cảnh theo nguyên tắc tạo hình...
-
Tạo giống cây bonsai bằng phương pháp giâm cành
Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp giâm cành (kỹ thuật chọn cành giâm, lưu ý khi giâm cành, các bước tiến hành để giâm cành, sử dụng chất kích sinh trưởng kích thích ra rễ cành giâm,....)
-
Kỹ thuật tạo giống bonsai bằng phương pháp ghép cành
Kỹ thuật ghép cành cây bonsai (ghép cành bonsai bằng cách ghép giâm, ghép cành bonsai bằng cách ghép áp, ghép cành bonsai bằng phương pháp ghép cành non, ghép cành bonsai bằng phương pháp ghép chồi, ghép cành bón sai bằng phương pháp ghép rễ, ghép xuyên th
-
Nhân giống cây bonsai từ hạt và cách tạo dáng thế, hình thể cây kiểng
Chúng ta có thể tìm hiểu cách nhân giống tạo cây kiểng bonsai từ gieo hạt và tạo hình thể, dáng thế một cây trồng thẳng đứng bằng quấn, vấn dây đồng...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô