Giới thiệu chung và tác dụng của ớt

Sâu hại liên quan: Bọ trĩ
Bệnh hại liên quan: Thán thư , Thán thư , Thán thư

Ớt là một trong những loại cây trồng quan trọng nhất ở vùng nhiệt đới, nó đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công Nguyên. Diện tích trồng ớt trên toàn thế giới là khoảng 1.700.000 ha sản xuất ớt tươi và khoảng 1.800.000 ha sản xuất ớt khô, tổng diện tích của 3.729.900 ha…

Với không ít người, ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng cảm giác ngon miệng. Cây ớt (Capsicum annuun L; Capsium Frutescens L) thuộc chi Capsium, họ cà (Solanaceae) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Có hai nhóm phổ biến là ớt cay (Capsium annuum L.) và ớt ngọt (Capsium annuum var.grossum). Ớt vừa là rau, vừa là gia vị vừa là cây thuốc.

Ớt đỏ hay ớt cay chứa một lượng lớn vitamin C và một lượng nhỏ carotene (tiền vitamin A). Ớt vàng và đặc biệt là màu xanh lá cây (trong đó có trái cây về cơ bản chưa chín) có chứa một lượng thấp hơn đáng kể của cả hai chất này. Ngoài ra, ớt là một nguồn tốt của hầu hết các vitamin nhóm B, và vitamin B­2 nói riêng. Quả ớt chứa rất cao các chất kali, magiê và sắt. Vitamin C rất cao của ớt cũng có thể làm tăng đáng kể sự hấp thu chất sắt tự do (non-heme) từ các thành phần khác trong một bữa ăn, chẳng hạn như đậu và ngũ cốc.Theo Đông y ( Ớt có vị cay, nóng). Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...). Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá đã được dùng làm thuốc từ nhiều đời nay. Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn... Ớt ngâm rượu xức ngoài da trị nhức mỏi, sưng trặc gân, bột trị được chứng say sóng. Ớt bột trộn với quế và đường trị bệnh mê sảng. Các bệnh đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh cũng được điều trị bằng ớt. Lá ớt giã nhỏ đắp vào vết thương bị rắn cắn hay các vết lở ngứa ngoài da. Rễ ớt, nhất là ớt hiểm, sắc uống để trị bệnh sốt rét. Ngoài dùng làm thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn. Theo Tây y: Tây y đã và đang tập trung nghiên cứu nhiều về capsaicin và các chất capsaicinoid khác từ quả ớt cay và đã có nhiều ứng dụng thực tiển trong y học.

Ớt có thể trồng quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận lợi (Ớt thích hợp nhiệt độ cao từ 25-30 độ). Thích hợp trồng trên đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp (như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa), pH đất  5,5 - 6,5.

Các loại sâu bệnh hại trên cây ớt cũng không phải là ít nên chúng ta cần tìm hiểu kĩ về chúng và có được những biện pháp phòng trừ thích hợp, đảm bảo được năng suất. Có thể kể đến một số loại sâu hại chủ yếu gây bệnh trên cây ớt như: bọ trĩ, sâu đục quả, rệp muội, nhện... Các bệnh hại chính như là Bệnh héo xanh (Nguyên nhân: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum), Bệnh khảm do virus,… Bệnh chết cây con (Nguyên nhân: bệnh do nhiều loại nấm sinh sống và gây hại trong đất như Rhizoctonia solani, Pythium, Fusarium, Phytophthora spp.), Bệnh đốm lá (đốm mắt cua, đốm mắt cua) ( Nguên nhân: do nấm Cercospora capsici),… và một bệnh gây hại khá phổ biến trên ớt do nấm Collectotrichum spp. gây ra là  bệnh thán thư hại ớt, lúc ớt còn trên ruộng hay sau khi thu hoạch. Bệnh có thể xảy ra trên lá nhưng thường thấy trên trái ớt non và ớt chín. Trên trái vết bệnh mới đầu chỉ là một chấm nhỏ, sau lan rộng rất nhanh, vết bệnh lõm xuống và có thể thấy các vòng tròn đồng tâm. Bệnh thán thư thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, ẩm độ cao, sáng nắng, chiều mưa. Mầm bệnh nầm trong hạt, tàn dư cây trồng, dụng cụ thu hoạch và tồn trữ gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất.

Nguồn: tổng hợp từ danviet.vn và nong nghiep.vn
DMCA.com Protection Status