Giới thiệu các loại nguyên liệu sản xuất phân bón NPK: P2 Phân lân
1. Supe Lân
Công thức hóa học: Ca(H2PO4)2, CaSO4
Đặc tính của Supe lân trong sản xuất phân bón NPK
Ưu điểm: Supe lân có tính axit và dễ tan trong nước, cây hấp thụ tức thời, có tính dẻo nên dễ ve viên tạo hạt.
Nhược điểm: Màu tối (xám) và hàm lượng lân thấp nên chủ yếu được sử dụng trong việc sản xuất phân NPK có hàm lượng thấp và trung bình (tổng NPK < 25%) và có màu tối (không sử dụng trong sản phẩm NPK có màu sắc sáng vì khó phối màu). Riêng Supe lân trắng Trung quốc có thể sử dụng trên dây chuyền tạo hạt 1 màu hàm lượng cao
-
Supe lân Lâm Thao
Hàm lượng: P2O5 16-16,5%; S: 11%, Ca: 18 - 21%
Hình thức: Màu xanh xám
-
Supe lân Long Thành
Hàm lượng: P2O5 16%; S: 6%, Ca: 20%
Hình thức: Màu xám
-
Supe lân trắng Sunward Trung Quốc
Hàm lượng: P2O5 20%
Hình thức: Màu trắng xám
-
Supe lân kép (TSP) Đức Giang
-
Supe lân Lào Cai - Apromaco
Hàm lượng: P2O5 16-17%; S: 11 - 13%, Ca: 18 - 21%
Hình thức: Màu xám
2. Lân nung chảy
Công thức hóa học: Ca,Mg(H2PO4)2
Hàm lượng: P2O5 15 - 16%; 18 - 22% CaO; 24 - 32% SiO2; 9 - 10% Mg
Đặc tính của lân nung chảy trong sản xuất phân bón NPK
Mẫu phân lân nung chảy
Ưu điểm: Lân nung chảy có tính kiềm (pH: 8 - 8,5), không tan trong nước (Chỉ tan trong axit nhẹ hoặc axit do dễ cây tiết ra), dễ tạo hạt, làm hạt cứng (nhân hạt) dễ sấy khô.
Nhược điểm: Màu tối (đen, xám đen) và hàm lượng lân thấp nên chủ yếu được sử dụng trong việc sản xuất phân NPK có hàm lượng thấp và trung bình (tổng NPK < 25%) và có màu tối (không sử dụng trong sản phẩm NPK có màu sắc sáng vì khó phối màu).
-
Lân nung chảy Ninh Bình
-
Lân nung chảy Văn Điển
-
Lân nung chảy Lâm Thao
3. DAP (Di Amon phophat)
Công thức hóa học: (NH4)2HPO4
Đặc tính của DAP trong sản xuất phân bón NPK
Ưu điểm: DAP có hàm lượng lân cao (từ 44 - 45% P2O5hh) và có chứa cả Đạm (từ 10 - 16%N), hạt đẹp có tính dẻo nên được sử dụng nhiều trong phối trộn phân hỗn hợp (3 - 4 màu) hoặc nghiền để dùng tạo hạt phân bón có hàm lượng NPK cao.
Nhược điểm: Giá thành cao, phải nghiền (trừ sản phẩm DAP bột) nếu sản xuất phân bón công nghệ 1 hạt, trong sản phẩm chỉ có hàm lượng lân và đạm không chứa các nguyên tố khác như Canxi, Magie, lưu huỳnh, silic.
-
DAP Đình Vũ
Hàm lượng: N: 16%; P2O5 45%
Hình thức hạt: hạt màu vàng nâu
Mục đích sử dụng: Nghiền ra sử dụng sản xuất phân công nghệ 1 hạt, hoặc để nguyên hạt trộn phân bón 3, 4 màu
-
DAP SINOCHEM Hoa Phong
Hàm lượng: N: 18%; P2O5 46%
Hình thức hạt: hạt màu nâu
Mục đích sử dụng: Để nguyên hạt trộn phân bón 3, 4 màu
-
DAP Xanh ngọc
Hàm lượng: N: 16%; P2O5 44%
Hình thức hạt: hạt màu xanh ngọc
Mục đích sử dụng: Màu xanh ngọc đẹp, sử dụng để trộn các sản phẩm NPK 3 màu hàm lượng cao như: NPK 20-20-15… Khi cần thiết có thể nghiền sản xuất phân bón công nghệ 1 hạt.
-
DAP bột Trung Quốc
Hàm lượng: N: 21%; P2O5 53%
Hình thức sản phẩm: Tinh thể màu trắng, dễ hút ẩm
Mục đích sử dụng: Để sản xuất phân hỗn hợp NPK hàm lượng cao công nghệ 1 hạt
4. MAP (Mono amon phophat)
Công thức hóa học: (NH4)H2PO4
Đặc tính của MAP trong sản xuất phân bón NPK
Ưu điểm: MAP có hàm lượng lân cao (từ 40 - 50% P2O5hh) và có chứa cả Đạm (từ 8 - 10%N), dạng bột có tính dẻo nên được sử dụng nhiều trong tạo hạt phân bón có hàm lượng NPK cao.
Nhược điểm: Giá thành cao, trong sản phẩm chỉ có hàm lượng lân và đạm không chứa các nguyên tố khác như Canxi, Magie, lưu huỳnh, silic.
-
MAP Trung Quốc - Vân Thiên Hoa
Hàm lượng: N: 10%; P2O5 50%
Hình thức sản phẩm: dạng bột màu trắng
Mục đích sử dụng: Để sản xuất phân hỗn hợp NPK hàm lượng cao công nghệ 1 hạt, công nghệ tháp cao
-
MAP Trung Quốc
Hàm lượng: N: 10%; P2O5 50%
Hình thức sản phẩm: dạng bột màu trắng
Mục đích sử dụng: Để sản xuất phân hỗn hợp NPK hàm lượng cao công nghệ 1 hạt, phân bón công nghệ tháp cao
-
MAP Trung Quốc 12 - 61
Hàm lượng: N: 12%; P2O5 61%
Hình thức sản phẩm: dạng bột tinh thể màu trắng
Mục đích sử dụng: Để sản xuất phân hỗn hợp NPK hàm lượng cao công nghệ 1 hạt, công nghệ tháp cao
Mời các bạn đón đọc: Giới thiệu các loại nguyên liệu sản xuất phân bón NPK: P3 Phân Kali
-
Cẩm nang phân lân: Phần 1: Giới thiệu các loại phân lân hóa học
Phân lân là từ dùng để chỉ các loại phân hóa học có chứa photpho. Có nhiều người muốn dùng từ phân photpho thay thế phân lân...
-
Giới thiệu các loại nguyên liệu sản xuất phân bón NPK: P1 Phân đạm
Cẩm nang các loại phân đạm: Đạm Urea, Đạm Amonium Clorua, Đạm Amonium Sunphat (SA) tính chất, khả năng sử dụng, hàm lượng, công ty sản xuất...
-
Cẩm nang phân lân: Phần 2: Hướng dẫn thực hành sử dụng phân lân
Lân là yếu tố phân bón có thể xuất hiện nhu cầu ngay khi đã bón đủ đạm. Có khi lân là yếu tố hạn chế năng suất chứ không phải là đạm. Bón đủ lân mới có thể...
- Nơi Mua Bacillus thuringiensis, mua Bacillus thuringiensis ở đâu?
- Phân hữu cơ – Cần hiểu đúng và sử dụng hiệu quả
- Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
- Công thức phân bón lá cho cây mận trái to, giòn, ngọt, neo quả theo ý muốn
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật