Giải pháp phục hồi vườn ổi suy cây chết cành
Cây ổi là cây trồng quen thuộc đối với mọi nhà. Gần đây cây ổi mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào chăm sóc cây ổi được nhiều nhà vườn áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc thường gặp một số bệnh khiến cây ổi suy cây chết cành. Vậy làm sao để khắc phục hiện tượng trên? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc giải pháp phục hồi vườn ổi suy cây chết cành.
1. Nguyên nhân cây ổi suy cây chết cành
Đối với những cây ổi suy cây chết cành có thì có thể do một số nguyên nhân sau đây:
- Thứ nhất: Do không cung cấp đủ lượng phân bón cho cây, số lượng quả trên cây để nhiều >> cây không đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây >> suy cây chết cành.
- Thứ hai: Do nấm phytophthora gây hại bộ rễ cây >> không hình thành rễ mới, rễ cám có hiện tượng bị chết >> suy cây chết cành.
- Thứ ba: Do đất trồng có độ pH thấp, kìm hãm sự phát triển của cây >> suy cây chết cành.
2. Triệu chứng cây ổi suy cây chết cành
- Lá bị cháy, úa vàng, rụng hoặc lá nhỏ, các mép lá xoăn lại, cành bị khô và chết dần.
Lá ổi suy cây chết cành
- Trái không phát triển, héo, bị thối và rụng.
Xem thêm >> Biện pháp khắc phục tình trạng cây ổi bị ngộ độc sau mưa bão và ngập mặn
3. Giải pháp phục hồi vườn ổi suy cây chết cành
- Khi cây có dấu hiện suy cây, chết cành nên tỉa toàn bộ quả và cành chết trên cây, dọn dẹp tàn dư bệnh mang đi tiêu hủy tránh lây lan bệnh giữa các cây trong vườn.
- Bổ sung dinh dưỡng: Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cây bằng việc bón phân, trường hợp cây bị suy thì nên bổ sung phân hữu cơ cho cây, lượng phân bón cho 1 gốc cây: 10kg (tùy theo số tuổi của cây mà lượng phân bón tăng lên) .
- Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm giải độc cho cây như: Vitamin 3B, liều lượng sử dụng 10-12g/200L nước phun một lần duy nhất cho cây.
Xem thêm >> Chelate Vitamin 3B (B1, B6, B12) - Siêu giải độc, siêu kích chồi, dưỡng cây. |
- Biện pháp canh tác:
+ Nên xới xáo đất xung quanh bộ rễ sau đó bón vôi cho cây, bón vôi có tác dụng tăng độ pH cho đất và còn giúp tẩy rửa những phần rễ bị tổn thương. Ngoài ra có thể sử dụng phân bón Kali Cacbonat để cải thiện pH đất.
+ Có thể tận dụng các thảm cỏ dại dưới gốc cây, tăng khả năng giữ ẩm cho đất, hạn chế bốc hơi nước, giúp pH đất ổn định.
- Để kích thích bộ rễ cây khỏe mạnh có thể sử dụng sản phẩm siêu kích rễ: Combo 01-Siêu kích rễ T-ROOT, liều lượng sử dụng là 1ml/3-5L nước. Chú ý nên tưới phun vào buổi chiều mát.
Xem thêm >> Combo 01: Siêu kích rễ T-ROOT (bộ nguyên liệu đầy đủ tặng kèm công thức pha chế) |
4. Sâu bệnh hại cây ổi
- Thường xuyên kiểm tra cây để có biện pháp phòng chống bệnh kịp thời cho cây. Có thể sử dụng một số thuốc trừ nấm phytoza như: Canazole Super 320 EC, Zincopper 50WP...
Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn có một vụ mùa bội thu!
-
Trồng và chăm sóc cây ổi: Làm cỏ cho vườn ổi
Giới thiệu các loại cỏ dại trong vườn ổi, tác hại của cỏ dại đối với cây ổi, hướng dẫn các biện pháp làm sạch cỏ trên vườn trồng trước khi bón phân...
-
Kỹ thuật chăm sóc cây ổi: Tỉa cành, tạo tán cho ổi
Đặc điểm của tán lá cây ổi, xác định các cành lá của tán cây ổi cần để tạo tán cần cắt tỉa và cách vệ sinh vết cắt, hướng dẫn cắt tỉa và tạo tán cây ổi đúng yêu cầu kỹ thuật...
-
Biện pháp khắc phục tình trạng cây ổi bị ngộ độc sau mưa bão và ngập mặn
Để cây ổi có thể phục hồi nhanh bạn không nên có tác động ngay đến bộ rễ cây như cào cuốc, xới đất ngay sau khi nước rút và không nên bón phân hữu cơ ngay cho cây.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô