Đốm vòng
Quy luật phát sinh gây hại của bệnh đốm vòng Alternaria solani:
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao. Nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng ít nhất là một năm. Trên địa bàn Đà Lạt bệnh phát sinh mạnh từ tháng 4-tháng 10.
Tác nhân gây hại: Do nấm Alternaria solani
Khả năng gây hại của bệnh đốm vòng Alternaria solani:
(A) Vết bệnh đốm vòng trên lá khoai tây; (B) Vết bệnh trên củ khoai tây.
- Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây.
- Trên lá: vết bệnh thường xuyên xuất hiện ở các lá già, sau lan dần lên các lá trên. Vết bệnh hình tròn có các vòng tròn đồng tâm, màu nâu sẫm hay đen.
- Trên quả: vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở cuống hoặc tai quả, hình tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống và cũng có vòng đồng tâm màu đen.
- Trên thân: vết bệnh màu nâu, hơi lõm và có đường tròn đồng tâm.
Biện pháp quản lý bệnh đốm vòng Alternaria solani:
+ Dùng giống kháng bệnh.
+ Luân canh cây trồng.
+ Vệ sinh đồng ruộng
+ Biện pháp hóa học: Dùng luân phiên Revus Opti 440SC với các hoạt chất Difenoconazole, Azoxystrobin, với các hỗn hợp Azoxystrobin + Difenoconazole, Metalaxyl + Mancozeb…
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng