Đốm nâu, khô lá chè hình bánh xe
Triệu chứng, tác hại của bệnh đốm nâu hại chè
Bệnh đốm nâu chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá vết bệnh bắt đầu từ mép lá, màu nâu, không có hình dáng nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm, ở giữa vết bệnh lá bị khô, màu xám tro đen lan dần theo hình gợn sóng bánh xe. Trên cành cũng có triệu chứng như vậy, bộ phận bị bệnh có thể bị rách (vỡ) ra.
Triệu chứng bệnh đốm nâu (khô lá chè hình bánh xe) trên cây chè
Tác hại của bệnh đốm nâu trên cây chè: Bệnh hại lá thường thấy ở các nương chè. Bệnh nặng có thể làm lá khô và rụng sớm.
Nguyên nhân, quy luật phát sinh, phát triển của bệnh.
-
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Colletotrichum camelliaeMarasmius equinis Muler Derk gây ra, trên vết bệnh có hạt nhỏ màu đen là khối bào tử phân sinh của nấm bệnh.
-
Quy luật phát sinh, phát triển
- Bào tử nấm tồn tại trên vết bệnh và lá bệnh, thậm chí cả khi lá rơi xuống đất. Năm sau, khi nhiệt độ tăng lên, bào tử phát tán nhờ gió mưa truyền đến các lá chè và sau lây nhiễm 5 - 18 ngày thì xuất hiện vết bệnh.
- Bệnh phát sinh vào tháng 5 - 6 mưa nhiều, bệnh phát sinh mạnh nhất vào tháng 8 - 9.
Bệnh đốm nâu phát triển trên lá chè sau 3, 7 và 14 ngày sau khi được phân lập trên hai giống chè khác nhau ở Thiểm Tây và Chiết Giang - Trung Quốc
- Bệnh ưa nóng ẩm nên thường phát sinh vào tháng 7, 8. Sau mưa liên tục 10 - 15 ngày bệnh phát triển rất nặng.
- Ở vùng đất thấp có mực nước ngầm cao, thoát nước không tốt, phân bón không đủ đều tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
- Trong quá trình chăm sóc chè bị xây xát nhiều, ánh sáng quá mạnh hoặc khi gặp mưa, bệnh phát sinh càng nặng. Giống chè lá to bệnh dễ phát sinh mạnh.
Phương pháp điều tra bệnh đốm nâu hại chè
Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc Mỗi điểm ngắt 10-20 lá bánh tẻ hoặc búp, tính tỷ lệ búp hay lá bị bệnh, chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ lá bệnh (%).
Biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh đốm nâu hại chè (khô lá chè hình bánh xe)
- Dọn sạch tàn dư cây bệnh để làm giảm nguồn bệnh năm sau.
- Bón đủ phân, làm sạch cỏ , chống hạn tốt làm cho cây phát triển khoẻ. Khi đốn chè thì vùi lá (ép xanh) để tiêu diệt nguồn bệnh.
- Khi bệnh phát sinh nên phun các loại thuốc gốc đồng sau 5 - 7 ngày mới hái chè.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng