Đốm lá, cháy lá
Triệu chứng và tác hại của bệnh đốm và cháy lá trên cây bông vải
Bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa, đầu tiên vết bệnh có màu nâu sẫm với kích thước rất nhỏ (một vài mm).
Cây bông bị bệnh đốm và cháy lá do nấm Rhizoctonia solani
Sau đó vết bệnh lan nhanh làm cháy lá, cây con bị mất lá mầm trở nên yếu và sinh trưởng chậm.
Giai đoạn cây lớn bệnh làm cháy từng mảng lá, mới đầu là lá ở tầng gốc, sau lan dần lên trên, bệnh cũng làm thối những quả già ở tầng dưới, dẫn đến làm giảm năng suất bông.
Lá bông bị cháy do nấm Rhizoctonia solani
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm và cháy lá trên cây bông vải
- Vệ sinh đồng ruộng
- Luân canh đất trồng bông với cây trồng khác.
- Phun thuốc phòng bệnh
+ Thời kỳ cây con: Phun 1-2 lần vào lúc cây bông xòe hai lá mầm và khi cây bông được 10 ngày tuổi bằng các loại thuốc như:
Monceren 250 SC liều lượng 0,4 - 0,6 lít/ha
Validacin 50EC liều lượng 0,5 lít/ha
Calidan 262.5 EW liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ha.
+ Thời kỳ cây lớn: phun 1-2 lần khi bông bị hại bằng các loại thuốc: Moncerer 250 SC liều lượng 1-1,5 lít/ha; Anvil 5SC liều lượng 1-1,5 lít/ha.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng