Đốm lá
Nguyên nhân gây bệnh đốm lá
Bệnh đốm lá do nấm Pestalotia sp. gây nên.
Nấm Pestalotia sp. phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ môi trường thích hợp 27 - 28oC.
Nấm xâm nhập qua vết thương cơ giới; vết thương do côn trùng cắn phá; qua khí khổng.
Bệnh gây hại nặng trên những vườn chăm sóc kém và có nhiều cỏ dại.
Triệu chứng và tác hại của bệnh đốm lá
-
Trên lá
Vết bệnh không có hình dạng nhất định.
Đầu tiên, vết bệnh là những đốm màu vàng cam.
Triệu chứng lá mới bị bệnh
Sau đó, vết bệnh phát triển lớn dần tạo nên những đốm lớn có màu nâu đỏ và xung quanh vết bệnh có viền nâu sậm.
Trên bề mặt của vết bệnh có thể quan sát thấy những ổ nấm có màu đen.
Triệu chứng lá bị bệnh nặng
Bệnh làm cho lá măng cụt bị khô và cháy, ảnh hưởng đến quang hợp của cây.
-
Trên thân
Nấm bệnh gây ra hiện tượng nứt cành, chảy nhựa, phồng vỏ và khô cành. Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
-
Trên trái
Vùng nhiễm bệnh chuyển sang màu hồng sáng và quan sát thấy các bào tử nấm có màu đen bằng đầu kim hiện diện bên trên.
Trái nhiễm bệnh sẽ bị cứng.
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá
- Thu gom lá bệnh và đem đi tiêu hủy
- Cắt tỉa những cành kém hiệu quả để tạo độ thông thoáng cho cây
- Sử dụng các loại thuốc như: Dipomate, Mexyl MZ 72WP, Zineb Bul, Thio-M, Dipomate 80WP, Kasuran, Mancozeb, ...
- Phun thuốc khi lá non bắt đầu xuất hiện, đặc biệt những đợt lá ra vào đầu mùa mưa, phun liên tiếp 3 lần và mỗi lần cách nhau một tuần.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng