Chia sẻ quy trình làm bơ đầy đủ, đơn giản và đạt hiệu quả cao

Cây trồng liên quan: Cây bơ

 

Bơ - Một loại cây khá quen thuộc, mang lại hiệu quả cao khi trồng

Bơ - Một loại cây khá quen thuộc, mang lại hiệu quả cao khi trồng

1. Tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán trên bơ

- Sau khi sắp hết vụ trước ta bắt đầu cắt tỉa cành, tạo tán cây để chuẩn bị cho vụ mới.

- Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành yếu không đủ sức mang trái, cành vượt phá tán, cành mọc chồng chéo cạnh tranh ánh sáng của nhau.

- Sau khi cắt tỉa cành phun thuốc nấm, thuốc gốc đồng để rửa vườn và phòng các loại nấm có khả năng xâm nhập khi cây ở giai đoạn yếu nhất (giai đoạn dưỡng trái và cho thu hoạch)

2. Tạo cơi đọt và dưỡng cơi đọt cho cây bơ

Xử lý cho bơ thật dễ dàng khi nắm bắt được chắc được trình

- Một cơi đọt hoàn chỉnh có thời gian tầm 60 ngày.

- Có thể làm bông sau 1 cơi đọt hoặc 2 cơi đọt tuỳ theo giống bơ

- Yêu cầu cơi đọt làm được bông cần phải mập, bộ lá dày, ro và xanh bóng.

+ Tạo cơi đọt

- Sau khi cắt tỉa cành ta dùng phân có hàm lượng đạm cao để thúc đọt (Urea 46%) nhưng không lạm dụng vì dùng quá nhiều lá sẽ mỏng đọt sẽ yếu.

- Sau đó bón gốc luân phân phiên gà nở, phân cá + Humic, phân đậu nành.

- Luân phiên 10 ngày/1 lần (việc bón phân này được thực hiện trong suốt thời gian từ cơi đọt 1 đến giữa cơi đọt 2 (100 ngày – 10 lần bón)

+ Dưỡng cơi đọt

- Giai đoạn này cần phải phun thuốc BVTV để bảo vê bộ lá giao đoạn này được toàn vẹn khỏi sâu rầy, côn trùng các loại

- Cuối mỗi cơi đọt cần xịt phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao để cơi đọt mập, bộ lá xanh và dày.

- Giai đoạn này ta phun thêm kẽm, Mn, Mg vì rất quan trọng cho bộ lá của bơ.

3. Xử lý giai đoạn “bỏ đói cây” cho bơ

- “Bỏ đói” cây lúc này có nghĩa là không cung cấp bất kỳ loại phân nào cho cây trong khoảng thời gian 1.5-2 tháng (45-60 ngày).

- Sau thời gian “bỏ đói” tiến hành bón gốc bằng Lân Super hoặc Lân nung chảy, Kali sunphat hoặc Kali clorua (không dụng bất cứ phân nào có hàm lượng đạm vì dùng vào giai đoạn này cây sẽ bật cơi đọt mới coi như thất bại).

- Kết hợp phun lá chế phẩm Mepiquat Chloride 98% với liều 300-500g/1000L nước để làm bông nở đồng đều và ức chế ra cơi đọt lần 3.

Bán Mepiquat Chloride 98% chất ức chế sinh trưởng, kiểm soát chiều cao, tăng năng suất

Xem thêm> Mepiquat Chloride 98% chất ức chế sinh trưởng

4. Giai đoạn tạo mầm hoa trên bơ 

- Sự góp mặt của Lân và Kali lúc này là không thể bỏ qua, tiến hành bón gốc bằng Lân và Kali, đồng thời phun lá hỗ trợ bằng lân 86% và Kali.

5. Giai đoạn chuyển hoá mần hoa trên cây bơ

- Cần có thao tác chuyển mầm được tạo thành mầm hoa 100%

- Sử dụng sản phẩm Chuyển Mầm phun 2 đợt cách nhau 1 tuần; đợt 1 có thể phun kèm với phân bón tạo mầm ở trên (Lân 86, Kali)

6. Xử lý ra hoa cho cây bơ 

- Sử dụng KNO3 nồng độ cao phun qua lá

- Đồng thời tạo khô hanh dưới đất

- Khi nụ hoa cương to rõ ràng ta tưới xoang quanh tán (chú ý không được tưới nhiều cây sẽ bung lộc).

7. Giai đoạn xổ nhụy ở cây bơ

- Giai đoạn này vẫn duy trì chế độ tưới ẩm bình thường, tránh quá nhiều nước gây sốc nước hoa sẽ bị rụng

- Phun qua lá phân bón CanxiBo và các hoạt chất hạn chế phất triển tầng rời để hạn chế rụng trái non

- Bón gốc phân NPK 15.15.15 hoặc 16-16-16

8. Chăm sóc bơ ở giai đoạn nuôi trái

- Dùng phân có hàm lượng đạm cao giai đoạn đầu của trái như (đạm sữa) để trái phát triển nhanh

- Phun thêm Amino, T-Fruit 01 và Super Silicon 69 2-3 lần cách nhau ít nhất 15 ngày

- Mách bạn: Phun hỗ trợ Kali Sunphat để trái được đẹp, nặng và bóng hơn.

Bán T-FRUIT 01 - Siêu to quả, lớn trái, neo quả (Cytokinin kích thích trái phát triển)

Xem thêm > T- Fruit 01 - Siêu to quả, lớn trái, neo quả (Cytokinin kích thích trái phát triển)

Lưu ý: 

Cây bơ là loại cây cho trái vụ theo đặc tính giống chứ không theo đặc tính thổ nhưỡng cho nên ta chỉ can thiệp dinh dưỡng để cây ra bộng sớm hoặc muộn hơn 4 - 6 tuần thôi chứ không thể làm cho cây bơ thay vì ra trái mùa xuân thành ra trái mùa hạ được. 

Nguồn: Trịnh Minh Luân - Biên Hòa, Đồng Nai
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status