Chết nhánh
Nguyên nhân gây bệnh chết nhánh
Bệnh có thể do nấm Zignoella gorcirea hoặc do nấm
Triệu chứng và tác hại của bệnh chết nhánh
Bệnh chết cành chết nhánh trên cây măng cụt và cây thông
a. Do nấm Zignoella gorcirea
Trên thân, cành xuất hiện những vết loét hoặc vết u sần.
Tại vị trí vết bệnh có thể có hiện tượng chảy nhựa.
Nếu bị nhiễm bệnh, cây măng cụt sẽ bị khô cuống lá và cành.
b. Do nấm Pestalotiopsis sp.
Cây bị nấm tấn công gây cháy lá và làm chết nhánh nhỏ trên cây.
Nấm Pestaliotopsis sp. phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao và thời tiết có mưa nhiều.
Nếu bị 2 loài nấm này gây hại nặng thì cây măng cụt sẽ bị rụng lá, chết cành và có thể bị chết.
Biện pháp phòng trừ bệnh chết nhánh
Tỉa cành để vườn cây thông thoáng.
Cắt những cành bị hại nặng, những cành bị khô chết sau đó dùng các thuốc gốc đồng để quét tại vị trí vết cắt.
Có thể kết hợp phun các loại thuốc gốc đồng lên tán lá và quét vôi pha với thuốc gốc đồng ở phần gốc cây vào đầu mùa mưa để phòng ngừa sự tấn công của nấm lên cây.
Dùng các loại thuốc phòng ngừa như sau: Carbenzim, Bendazol, Thio-M, Benomyl, Rovral, ...
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng