Cây gấc
1. Giới thiệu chung
- Tên thông thường: Gấc
- Tên khác: Mộc miết quả
- Tên khoa học: Momordica cochinchinensis
- Thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae
2. Đặc điểm thực vật của cây gấc
Gấc thuộc cây bán hoang dại, là cây thân thảo dây leo thuộc chi mướp đắng. Đặc tính sống là leo vào các giàn, bờ các bụi, miễn là khu vực có chỗ để cây bám.
- Là loại cây trồng khá phổ biến của nước ta, từ cây hoang dại được nông dân chọn lọc và đem về trồng từ lâu.
- Thời gian sinh trưởng từ 9 tháng đến 1 năm. Mỗi năm chỉ thu hoạch 1 mùa
- Thân:
Leo khỏe, chiều dài giao động 10 – 15m, thân dây có tiết diện góc.
- Lá gấc:
Có màu xanh biết, xanh và nhẵn. Kích thước có thể to bằng bàn tay, có thùy hình chân vịt, phân ra từ 3 đến 5 dẻ, có chiều dài 8 – 18cm. Bên cạnh cuống lá có mọc các dây cuốn, giống như họ bầu bí, có khả năng bám và cuốn vào cọc và cây.
- Hoa:
Gấc là loài đơn tính khác gốc. Hoa mọc ở nách lá, có màu trắng, hình loa kèn, đài màu xanh. Đại đa số hoa đực và hoa cái cùng trên 1 dây, cũng có 1 số dây chỉ có hoa đực hoặc chỉ có hoa cái. Gấc trổ hoa từ mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Miền bắc thu hoạch vào cuối đông, trước hoặc sau tết âm lịch. Sau khi quả đã chín hết, lá rụng, lá và các dây nhỏ khô héo hết, đến giữa mùa đông năm sau lại đâm chồi nảy lộc.
- Quả:
Hình tròn, khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ cam có đường kích 15 – 20cm. Vỏ quả có gai. Bên trong mỗi quả thường có 6 múi. Thịt gấc màu đỏ cam.
- Hạt:
Gấc có màu nâu thẫm, dẹp, có cạnh.
3. Đặc điểm 1 số loại gấc phổ biến hiện nay:
- Đặc điểm của loại gấc nếp:
Trái thường to, số lượng hạt nhiều, vỏ quả ít gai, dai to. Khi chín có màu đỏ cam rất đẹp, bổ ra bên trong vàng tươi, hạt được bao bọc một lớp màng dày có màu đỏ.
- Đặc điểm của loại gấc tẻ:
Trái nhỏ hơn loại gấc nấp, vỏ dày, tương đối ít hạt, nhiều gai, và gai nhỏ và nhọn. Bên trong thịt gấc có màu vàng nhạt, lớp màng bao bọc hạt mỏng và đỏ nhạt hơn gấc nếp.
4. Công dụng của gấc
- Tại Việt Nam được sử dụng chủ yếu phục vụ trong ẩm thực: Nhuộm màu các loại xôi.
- Lá gấc: được xem như 1 gia vị đặc biệt không thể thiếu với 1 số món ăn ở miền bắc.
- Gấc giàu các chất carotenoit và lycopen. Theo tỷ lệ khối lượng, nó chứa nhiều lycopen gấp 70 lần cà chua. Một nghiên cứu gần đây cho thấy gấc chứa các loại protein có thể ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Gấc không chỉ là cây thực phẩm quý mà còn là cây dược liệu quý. Từ màng đỏ bao quanh hạt gấc, với công nghệ hiện đại đã chiết ra được dầu gấc. Dầu gấc có chứa β-caroten (Cao gấp 15,1 lần cà rốt, 68 lần cà chua), lycopen, α-tocopherol là các chất chống oxy hóa cực mạnh. Màng hạt được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực do nó là nguồn khá tốt để bổ sung vitamin A dưới dạng carotenoit
- Ngoài ra còn chứa các chất béo thực vật, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tác dụng: Tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào... Đặc biệt, phòng và điều trị một số bệnh ung thư.