Cách khôi phục vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau mưa bão

Gian nan xử lý đất nông nghiệp sau mưa bão

Thời gian gần đây biến đổi khí hậu diễn ra khá phức tạp. Có nhiều cơn bão, lũ diễn ra liên tiếp dẫn đến ảnh hưởng nặng nề đến đất sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là nhiều vùng đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp. Trên thực tế việc khắc phục sau mưa bão đã trở thành việc cấp thiết để khôi phục lại vùng sản xuất nông nghiệp. Vậy khôi phục vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp bởi mưa bão như thế nào? Qua bài viết Cẩm nang cây trồng xin chia sẻ cùng bạn đọc một số bước xử lý như sau:

1. Phân loại chất đất vùi lấp trên vùng đất nông nghiệp

- Việc đầu tiên cần làm khi muốn khôi phục, cải tạo vùng đất nông nghiệp thì cần phân loại chất đất vùi lấp trên vùng đất nông nghiệp thuộc loại nào? Trên mỗi loại chất đất có các biện pháp khôi phục khác nhau.

- Một số chất đất thường vùi lấp đất nông nghiệp như đất sét mịn, các lớp cát mịn xen kẽ tầng hữu cơ, set , đất cát mịt, đất cát thô và sỏi sạn, …

Sau mưa bão đất nông nghiệp bị vùi lấp bởi cát

2. Cách khôi phục đối với một số loại đất vùi lấp thường gặp

2.1 Đối với những vùng đất bị vùi lấp bởi cát thô, sỏi

- Tiến hành thu dọn hết lớp cát thô, sỏi rồi tiến hành dọn sạch thực vật tàn dư rồi mới làm đất cải tạo, canh tác các cây trồng ngắn ngày cải tạo đất trong một hai vụ đầu.

2.2 Đối với vùng đất bị vùi lấp bởi đất sét

- Với những vùng đất trồng lúa, vùi lấp nông dưới 20 cm: Cải tạo mặt bằng, thiết kế lại ruộng, cay sâu đảo đất. Tiếp theo khử độc và cải tạo đất bằng vôi bột, lân, phân chuồng hoặc vật liệu hữu cơ đã hoai mục. Cày đất lần hai và trồng lúa (khuyến khích hình thức gieo thẳng).

- Những vùng đất trồng cây trồng cạn, vùi lấp sâu: Cần cải tạo, xúc bỏ lớp đất bị vùi lấp hoặc bổ sung đất màu, đắp líp, đắp ụ, đắp bồng để trồng cây. Lựa chọn các cây có bộ rễ khỏe như sắn dây, măng xen với cây hằng năm như cỏ voi, khoai lang để cải tạo đất hai đến ba vụ đầu rồi mới tiến hành trồng sản xuất các cây trồng khác.

Xem thêm < Kali Humate 02S Tan trong nước 100% - Cải thiện sinh lý học thực vật >

2.3 Đối với vùng đất vị vùi lấp bởi cát mịn

- Đầu tiên cần tiến hành phân loại để lựa chọn tiếp tục trồng cây trồng nước hoặc chuyển sang cây trồng cạn.

- Nếu lớp vùi nông dưới 20 cm: Có thể cày vùi cát, san phẳng, rồi cày bừa lại tiếp tục trồng cây lúa nước.

- Lớp đất vùi sâu từ 20 – 50 cm, vùng trũng không thể chuyển đổi trồng cây trồng can thì cần tiến hành cải tạo đất rồi tiếp tục trồng lúa. Đầu tiên tiến hành thu gom và chuyển lớp cát mịn ra khỏi ruộng. Cày lật đất, kết hợp khử độc và cải tạo đất bằng vôi, lân, phân chuồng. Cày lại lần hai tiến hành tiếp tục canh tác lúa.

- Trường hợp lớp cát vùi sâu trên 50 cm, cần cải tạo và chuyển sang trồng cây trồng cạn: Dọn vệ sinh bề mặt, cày sâu đất trên 30 cm, kết hợp khử độc, cải tạo đất bằng vôi, lân, phân chuồng. Chọn các cây trồng cải tạo đất từ hai đến ba vụ đầu như cây ngô sinh khối, khoai lang xen lạc, cỏ voi, măng tây. Hoặc có thể đắp bồng bổ sung đất màu trồng cây sắn dây, cây ăn quả xen với cây ngắn ngày.

Giải pháp cải tạo đất nông nghiệp sau mưa lũ

2.4 Đối với những vùng đất lấp bởi sét mịn

- Có thể lớp tiếp theo là cát mịn xen kẽ tầng hữu cơ, sét, … Tiến hành cải tạo để tiếp tục trồng cây trồng cạn ngắn ngày.

- Cách cải tạo như sau: Dọn vệ sinh bề mặt, san tạo mặt canh tác. Cày sâu trên 30 cm để đảo lộn đất sét, cát mịn và hữu cơ. Tiến hành khử độc bằng vôi, lân, phân hữu cơ. Lựa chọn các cây trồng ngắn ngày, sinh trưởng khỏe và lượng sinh khối cao như cây ngô, khoai lang, lạc để cải tạo hai đến ba vụ đầu. Hoặc có thể bổ sung đất màu đắp bồng trồng các loại cây có củ.

Hậu quả sau những cơn lũ vùi lấp đất nông nghiệp

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status