Cách chăm sóc cây đinh lăng trồng xen trong vườn hồ tiêu (P1)

Cây trồng liên quan: Cây đinh lăng , Cây hồ tiêu
Dinh dưỡng liên quan: Lân (P2O5hh) - Phosphate

- Đinh lăng là cây trồng không chỉ đem lại nguồn thu cho bà con nông dân từ bộ rễ và ngay cả thân, cành, lá, hoa cũng đem lại nguồn thu không nhỏ giúp cải thiện kinh tế hộ trong những năm đầu mới trồng. Hơn thế việc trồng xen trong vườn hồ tiêu gia đoạn kiến thiết cơ bản còn giúp bà con có nguồn thu nhập để đầu tư cho cây trồng chính là cây hồ tiêu.

Đinh lăng trông xen với hồ tiêu mang lại hiệu quả lớn cho nông dân

Đinh lăng trồng xen với hồ tiêu mang lại hiệu quả lớn cho nông dân 

- Đây được cho là mặt tích cực trong việc đa dạng hóa cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích. Xong các nhà khoa học viện khoa học kỹ thuật Nông, Lâm Nghiệp Tây Nguyên đa dạng hóa cây trồng không hợp lý sẽ tiềm ẩn nhiều dịch hại làm tăng chi phí đầu tư mà không mang lại giá trị về kinh tế. Lâu nay bà con nông dân vẫn biết hồ tiêu là cây trồng khó tính rất mẫn cảm với các yếu tố tác động từ bên ngoài. Việc đưa cây trồng xen vào vườn hồ tiêu cần có những tiêu chuẩn khắt khe đảm bảo nhiều yếu tố kỹ thuật, nhằm đảm bảo sự sinh trưởng bền vững cho các loại cây trong vườn, khi bà con nông dân đưa cây đinh lăng vào trồng vì cây đinh lăng là cây phát triển về hệ rễ. Bộ rễ lan ngang nên cách trồng cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để tránh ảnh hưởng đến bộ rễ cây hồ tiêu. Vậy sau đay sẽ là các câu hỏi được nhiều bà con đặt ra, cũng như câu trả lời chính xác nhất cho những thắc mắc này. 

1. Có cách nào để khi trồng rễ đinh lăng không cạnh tranh với rễ hồ tiêu?

- Trước khi quyết định trồng xen cây đinh lăng trong vườn hồ tiêu từ năm 2014 anh Đặng Gia Liêm ở xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã mày mò nghiên cứu và tìm hiểu về biện pháp trồng khoan lỗ định vị cây đinh lăng.

- Theo anh đây là biện pháp hiệu quả giúp bộ rễ cây đinh lăng có xu hướng ăn xuống thẳng đứng và không gây cạnh tranh dinh dưỡng với cây hồ tiêu trong quá trình chăm sóc.

- Cây đinh lăng trồng trước tiên là lấy cành và lấy lá hay lấy củ lâu dì thì chúng ta cũng cần làm kỹ. Khoan lỗ theo tiêu chuẩn 60 - 60cm, cây cách cây 1m.

- Với những hộ trồng xen đinh lăng trong vườn hồ tiêu các nhà khoa học viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên cho rằng việc khoan lỗ định vị cũng là giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng bội nhiễm do chất lượng cây giống đinh lăng không đảm bảo từ ban đầu tránh gây bội nhiễm, nhưng khoan lỗ định vị nhằm nâng cao giá trị thương phẩm cho bộ rễ cây đinh lăng cũng cần tính đến với vấn đề về đặc tính không chịu được ngập úng của cả hai loại cây trồng hồ tiêu và đinh lăng nhất là khi mùa mưa đến.

Bán MAP 12-61 (Siêu lân tan trong nước) N: 12%; P2O5: 61%

Xem thêm >

2. Đào hố trồng cho cây hồ tiêu và đinh lăng như thế nào là đúng kỹ thuật?

- Hiện nay với cây đinh lăng và cây hồ tiêu đều là hai cây khá nhạy cảm với úng nước, tuyến trùng và nóng nên việc đào hố sâu là một giải pháp không tốt vì sẽ gây ra vấn đề bội nhiễm nước, ẩm, nóng cho nên cây tiêu nên đào hố vừa phải không đào hố quá to va buộc phả trồng dương có vun gốc nhẹ để tránh úng.

- Với cây đinh lăng thì các việc đào hố lớn là không phải. Mà hiện nay có xu hướng tạo định vị cú thì khoan những lỗ vừa phải để trồng dinh lăng, tuy nhiên khoan cái lỗ khoan định vị rễ về sau thì chúng ta cần chú ý là cây đinh lăng nên trồng dương nhẹ hoặc trồng bằng mặt đất không trồng âm, nếu trồng cây đinh lăng có trũng nước thì khi nước tập trung như vậy thì trong mùa mưa tuyến trùng nó sẽ bội nhiễm nó ăn hết những rễ cơ bản thì sau này cây đinh lăng sẽ không có củ và trong quá trình mùa nắng những năm đầu đời lấy lá thì cái sinh khối rễ không đủ để hút nước.

- Và cũng nên trồng thành các líp, các mô đảm bảo chống được tuyến trùng và nấm thối rễ.

Nguồn: Đài truyền hình Đắk Lắk
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status