Cách cắt tỉa, tạo tán cây có múi thế nào là đúng?

Ở nước ta, diện tích trồng cây có múi chiếm gần 1/3 diện tích cây ăn quả của cả nước. Kim gạch xuất khẩu cây có múi tăng theo hàng năm. Nhiều địa phương trong nước đã hình thành vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao. Cây có múi đã trợ thành cây trồng chính mang lại hiệu quả và thay đổi đời sống của bà con.

Nhiều địa phương canh tác cây có múi, bà con áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, nhất là kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán chưa triệt để, chưa đúng cách nên hiệu quả kinh tế chưa đạt cao như mong muốn. Vì vậy kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán được coi là tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, được áp dụng rộng rãi trong sản xuất cây ăn quả tại nhiều nước trên thế giới.

Kỹ thuật tỉa cành tạo tán trên cây có múi sao cho đúng?

1. Tầm quan trọng của việc cắt tỉa, tạo tán trên cây có múi

+ Tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, khống chế và duy trị chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát, thuận lợi việc quản lý vườn.

+ Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản , vững chắc nhằm tránh đổ ngã, gãy nhánh. Từ đó phát triển các cành thứ cấp cho cây. Tăng diện tích lá hữu hiệu cho quang hợp của bộ lá, duy trì sức sống tốt của cây. Đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng, duy trì năng suất ổn định ở mức tối đa các năm của cây.

+ Khi cắt tỉa, tạo tán hợp lý giúp cho công tác phòng trừ sâu bệnh hại tốt nhất.

Xem thêm: Combo 02: Siêu kích chồi (Bộ nguyên liệu phối trộn sản phẩm tặng kèm công thức pha chế).

2. Cắt tỉa, tạo tán trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

2.1 Tạo hình khung chính cho cây

+ Sau trồng khoản 1 tháng tiến hành cắt ngọn cây. Tùy vào địa hình đất trồng để lựa chọn vị trí cắt ngọn. Nếu đất cao cắt thấp, đất thấp cắt cao. Từ vị trí mắt ghép lên 20 cm thì tiến hành cắt ngọn cho cây. Sau khi cắt xong nên bôi vào vết cắt bằng keo liền sẹo, nước vôi, … nhằm giúp cây nhanh liền vết cắt chống sâu bệnh hại tấn công gây hại.

+ Sau 2-3 tháng tính từ thời điểm cắt ngọn, từ thân chính sẽ mọc ra nhiều mầm gần vị trí cắt, cành này được gọi là cành cấp 1. Chờ cho lộc non thành thục chọn 3-4 cành cấp 1 mọc khỏe, phân bố đều về các hướng xung quanh thân chính. Các cành cấp 1 lựa chọn nếu cành nào chưa hợp với thân một góc 45 độ thì tiến hành áp dụng biện pháp vít cành để tạo cho cây có bộ khung tán khỏe nhất.

2.2 Tạo tán cho cây

+ Sau khi cây được tạo khung tán chính câp 1 theo các hướng khác nhau và được vít cành với gốc 45 độ, khoảng 2-3 tháng cây sẽ phát triển đợt lộc tiếp theo. Đợt lộc này chủ yếu mọc ra từ cành cấp 1. Nhưng cũng có thể có lộc mọc từ thân chính. Khi đó cần dùng kéo cắt bỏ những mầm mọc từ thân chính, chỉ nuôi dưỡng những cành mọc từ cành cấp 1.

- Tạo tán hướng mọc của cành cấp 2 sẽ không cố định. Những cành cấp 2 mọc sang 2 bên sẽ để phát triển bình thường. Những cành mọc thẳng lên trên sẽ được vít sang trái hoặc sang phải bằng dây buộc, sao cho tạo thành gốc 45 độ so với trục thẳng đứng. Không được uốn và để lại cành chồng chéo lên nhau.

- Cắt ngọn cành cấp 2: Khi cành lộc cấp 2 thành thục, dùng kéo cắt bỏ ngọn cành. Việc giữ lại và uốn cành cấp 3 được thực hiện như đối với cành cấp 2.

 

Áp dụng kỹ thuật tỉa cành tạo tán cải tiến mới trên cây có múi.

3. Cắt tỉa, tạo tán cây có múi thời kì sản xuất kinh doanh

- Đối với vườn đã được tỉa cành tạo tán đúng kỹ thuận ngay từ khi trồng, thì hàng năm chỉ tiến hành cắt tỉa nhưng cành vượt, cành khô, cành sâu bệnh hại hoặc cành quá già, cành răm. Bên cạnh đó việc nuôi quả, thời điểm khi quả đạt kích thước đường kích từ 2-3 cm thì tiến hành tỉa quả chỉ để lại tối đa 3 quả trên 1 cành.

- Những vườn đã bước vào thời kì kinh doanh mà chưa có bộ khung tán hợp lý, việc cắt tỉa có thể dựa vào các nguyên tắc cắt tỉa như sau: Hạ tán dần theo hàng năm. Áp dụng kỹ thuật tỉa cành khai tâm, tạo độ thông thoáng ở giữa cây.  

Xem thêm: Kỹ thuật chiết cành cây ăn quả nhanh ra rễ, đạt tỉ lệ thành công cao.

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status