Các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây bời lời
- Phòng trừ sâu hại là sử dụng các biện pháp khác nhau tác động từ nhiều phía lên nhiều mặt khác nhau của vườn, rừng bời lời để hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại do sâu hại gây ra. Đối với cây bời lời thường gặp là nhóm sâu ăn lá và nhóm sâu đục thân cành.
Hình 1.1. Sâu ăn lá bời lời
Hình 1.2. Sâu đục thân, cành bời lời
- Để phòng trừ được sự thiệt hại do hai nhóm sâu trên gây ra cho cây bời lời. Người ta áp dụng các biện pháp sau:
1. Nhóm sâu đục thân cành
1.1. Đặc điểm gây hại
- Sâu đục thân, cành bời lời thuộc bộ cánh cứng
- Sâu đục thân cành trên cây Bời lời là loại sâu xâm nhập và phá hoại phía bên trong của thân và cành cây, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.
- Chúng có nhiều hình thức phá hoại khác nhau: Có những loài đục ngang hay đục dọc theo thân,cành cây;
- Quá trình xâm nhập: Trước tiên chúng xâm nhập vào những nơi suy yếu như những vết thương cơ giới sau đó mới đục vào thân, cành
- Phần lớn đời sống của chúng sống trong thân, cành cây.
Hình 1.3. Sâu đục thân hại trên cây bời lời
Hình 1.4. Sâu đục thân trưởng thành
1.2. Biện pháp phòng trừ
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh:
- Chọn hạt giống tốt và xử lý hạt để hạn chế sâu hại
- Thời vụ trồng thích hợp để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhằm tăng sức đề kháng cho cây;
- Trước khi trồng phải xử lý đất
- Cây con đem trồng phải đủ tiêu chuẩn
- Đối với vườn, rừng đang trong giai đoạn nuôi dưỡng phải tiến hành chặt bỏ những cây bị sâu hại đang trú ngụ kết hợp với phát dây leo…vv…
- Do đặc thù cây Bời lời còn có kinh doanh chồi vì vậy sau khi khai thác xong vườn rừng phải tiến hành vệ sinh.
- Gốc cắt phải có độ nghiêng và cắt sát mặt đất; Tránh tình trạng để xảy ra cháy rừng.
Biện pháp vật lý cơ giới:
- Dùng nhân lực để bắt trứng,sâu non, nhộng giết đi;
- Dùng nước nóng, lửa để đốt sâu sau khi chúng ta đã bắt về
- Dùng bẫy đèn để bắt sâu trưởng thành
Hình 1.5. Bắt sâu
Biện pháp hóa học:
- Dùng thuôc bột 12% 666 với lượng 10-20 gam phun cho 1m2 thân cành. Dùng thuốc sữa 20% 666 với nồng độ 0.1% hay thuốc sữa 50% DDT với nồng độ 0.25% dùng để phun hay quyét lên thân cây. Ngoài ra, trong thực tế người ta còn dùng các loại thuốc vừa có tác dụng nội hấp, thâm sâu vừa có tác dụng xông hơi như Bi 58. Phun thuốc Rogor 1% vào lỗ đục rồi bịt vôi lại. Có thể dùng các thuốc hóa học như Pyrinex 20EC, Marshal 200SC, Tasodan 600EC,... phun nồng độ 0,2 %.
Hình 1.6. Xử lý sâu đục thân, cành bời lời
2. Nhóm sâu hại lá
2.1. Đặc điểm gây hại
- Đây là loại sâu có vòng đời thuộc dạng biến thái hoàn toàn; Thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera)
- Họ ngài trời (Sphingidae), thường gọi là sâu ăn lá
- Vòng đời: khoảng 32-46 ngày;
- Sâu này chỉ gây hại ở pha sâu non
- Sâu non mới nở thường nằm ở mặt dưới của lá non và ăn những lá non, lớp biểu bì của cành non.
- Khi sâu non tuổi lớn chúng ăn cả phần thịt lá và gân lá làm cho cây mất bộ lá,kém phát triển, giảm sản lượng.
Hình 1.7. Sâu ăn lá
Hình 1.8. Cây bời lời bị sâu ăn lá tấn công
2.2. Biện pháp phòng trừ
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh:
- Chọn hạt giống tốt và xử lý hạt để hạn chế sâu hại
- Thời vụ trồng thích hợp để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhằm tăng sức đề kháng cho cây
- Xử lý đất trước khi trồng
- Cây con đem trồng phải đủ tiêu chuẩn
- Đối với vườn, rừng đang trong giai đoạn nuôi dưỡng phải tiến hành chặt bỏ những cây bị sâu hại đang trú ngụ kết hợp với phát dây leo…vv…
- Do đặc thù cây Bời lời còn có kinh doanh chồi vì vậy sau khi khai thác xong vườn rừng phải tiến hành vệ sinh.
- Trồng rừng hỗn giao để hạn chế sâu hẹp thực phát dịch
Biện pháp vật lý cơ giới
- Dùng nhân lực để bắt trứng,sâu non, nhộng giết đi
- Dùng nước nóng, lửa để đốt sâu sau khi chúng ta đã bắt về; Dùng bẫy đèn để bắt sâu trưởng thành.
Biện pháp hóa học:
- Tổ chức phun thuốc phòng trừ sớm khi còn ở pha sâu non tuổi 1 -2 ngày.
- Nên dùng các loại thuốc thuộc nhóm Cúc tổng hợp để tiêu diệt pha sâu non.
- Các thuốc đang cho hiệu lực cao hiện nay là: Nurrell D 25/2.5 EC, Cyper kill 20 EC, Nitox 30EC,…. Pha theo hướng dẫn trên nhãn để phun.
Hình 1.9. Phun thuốc sâu cho cây bời lời
3. Các biện pháp phòng trừ bệnh hại
- Phòng trừ bệnh hại là sử dụng các biện pháp khác nhau tác động từ nhiều phía lên nhiều mặt khác nhau của vườn, rừng bời lời để hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại do bệnh hại gây ra. Đối với cây bời lời thường gặp là nhóm bệnh rỉ sắt và bệnh thối cổ rễ.
3.1. Bệnh rỉ sắt:
3.1.1 Đặc điểm gây hại
- Bệnh chủ yếu gây hại trên lá, đầu tiên ở mặt dưới của lá có những chấm nhỏ màu vàng lợt, sau đó lớn dần từ giữa xuất hiện những bột màu vàng cam (bào tử nấm)
- Bệnh hại nặng làm lá rụng dẫn đến khô cành và giảm năng suất, cây có thể chết
- Điều kiện phát sinh: nấm gây hại là loại nấm chuyên tính; Bào tử nấm xâm nhập qua các khi khổng ở mặt dưới của lá;
- Sự phát sinh và phát triển của bào tử: Bào tử nảy mầm ở nhiệt độ 15 -28 0C thích hợp ở nhiệt độ 22 0C, phải có giọt nước. Bảo tử nấm nẩy mầm ban đêm. Bệnh lây lan nhờ gió
- Bệnh thường xuất hiện vào thời kỳ giao điểm của mùa mưa và mùa khô, trong năm có 2 cao điểm gây hại mạnh là tháng 5-6 và tháng 11-1 năm sau
- Mức độ nhiễm bệnh khác nhau giữa các cây trong cùng một vườn. Điều này chứng tỏ có quan hệ trực tiếp đến bản chất di truyền, tức khả năng kháng bệnh của từng cá thể.
3.1.2. Biện pháp phòng trừ
- Chọn giống kháng bệnh, ghép chồi thay thế cho những cây có bộ rễ phát triển kém
- Dùng các thuốc hóa học để trừ bệnh như : Anvil 5SC, Tilt super 300ND, Sumieight 12,5 WP, Callihex 5 SC, Map super 300EC (100ml)+ Map Green 6As (100ml),.... phun khi bệnh chớm xuất hiện. phun theo nồng độ hướng dẫn trên nhãn, phun ở mặt dưới của lá.
Hình 1.10. Lá bị bệnh rỉ sắt
Hình 1.11. Các loại thuốc trừ bệnh gỉ sắt
3.2. Bệnh thối cổ rễ
3.2.1. Đặc điểm gây hại
- Cây bị long gốc, cổ rễ bị thối đen, lá vàng. Những cây bị quá nặng toàn cổ rễ bị thối đen, nhỏ lại so với thân, phần gỗ bên trong bị khô làm cho cây sinh trưởng phát triển kém và có thể bị chết.
- Bệnh phát sinh phát triển trong mùa mưa, tại các vườn có hệ thống thoát nước kém, bị úng.
3.2.2. Biện pháp phòng trừ
- Trồng trên đất thoát nước tốt
- Nhổ bỏ đốt những cây bị bệnh nặng
- Khi cây bị bệnh nhẹ cần xử lý thuốc hóa học. Sử dụng các loại thuốc như Validacin 5SL, Viben C 50BTN,.... pha 30g/10lít nước tưới 1-2 lít nước thuốc đã pha /gốc, tưới 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.
Hình 1.12. Cây bị thối rễ
-
Thiết kế các loại vườn ươm cây bời lời
Nêu được đặc điểm các loại vườn ươm cây bời lời, Chọn địa điểm để làm vườn ươm hợp lý, Thiết kế, xây dựng được vườn ươm phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả cao nhất...
-
Kỹ thuật bón phân cho cây bời lời
Các loại phân, lượng phân và kỹ thuật bón phân cho cây bời lời, bón phân đúng kỹ thuật, thời điểm bón phân thích hợp nhất cho cây bời lời...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô