Kỹ thuật bón phân cho cây bời lời
1. Đặc điểm các loại phân thường được sử dụng để bón cho cây bời lời
1.1. Phân Urê dùng cho cây bời lời
- Phân urê thích hợp với loại cây trồng khác nhau, trên nhiều loại đất khác nhau
- Phân urê được dùng chủ yếu để bón thúc.
Hình 1.1. Phân Urê Hình 1.2. Hàng nhái trên thị trường
1.2. Phân lân bón cho cây bời lời
- Phân lân supe tương đối dễ hòa tan trong nước nên cây dễ sử dụng, phân phát huy hiệu quả nhanh chóng, ít bị rửa trôi.
- Phân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận vẫn bị vón cục
- Phân thường dùng để bón lót, nhưng phân lân nung chảy lại có thể sử dụng bón lót và bón thúc.
Hình 1.3. Phân supe lân
Hình 1.4. Phân lân nung chảy
1.3. Phân Kali
- Phân Kali clorua
+ Phân Kali clorua (Kcl) còn được gọi là phân kali đỏ
+ Phân dễ hút ẩm, hòa tan mạnh trong nước
+ Có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều đất khác nhau
+ Có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc.
Hình 1.5. Phân Ka li
- Phân kali sulphat: Phân kali sulphát thích hợp với nhiều loại cây trồng.
1.4. Kỹ thuật bón phân hữu cơ cho cây bời lời
- Các loại phân hữu cơ: Phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh và các loại phân hữu cơ khác. Tác dụng của phân hữu cơ là:
+ Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
+ Cải tạo đất
+ Tăng khả năng giữ ẩm cho đất.
Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 - 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 - 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 - 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 - 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 - 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 - 90 N kg/ha.
Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha.
Hình 1.6. Quá trình ủ phân Phân vi sinh
2. Lượng phân bón thúc cho cây bời lời
2.1. Cơ sở để xác định lượng phân bón thúc thích hợp cho cây bời lời
- Đặc điểm, tính chất, độ phì nhiêu của đất
- Thời vụ gieo trồng
- Điều kiện đầu tư thâm canh
- Giống, kỹ thuật canh tác, phương thức trồng
- Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây
- Nhu cầu dinh dưỡng qua các giai đoạn sinh trưởng , phát triển của cây
- Điều kiện thời tiết khí hậu từng mùa, từng địa phương
- Đặc điểm tính chất của loại phân.
2.2. Lượng phân bón thúc thích hợp cho cây bời lời
- Đối với cây bời lời là dạng cây gỗ nhỡ, sống lâu năm. Vì vậy, công tác bón thúc hàng năm sẽ đơn giản hơn rất nhiều so
với các cây trồng ăn quả. Đối với cây Bời lời số năm chăm sóc là 3 hoặc 4 năm, vì sau thời gian này hệ rễ của cây đã
hoàn chỉnh và có thể hút nước và dinh dưỡng trong đất.
Lượng phân bón thúc cho cây Bời lời là NPK loại 5:10:3
Định mức : Năm đầu là: 50 gram/hố/năm; từ năm thứ 2-3,4: 0,1- 0.3 kg/hố
Tùy theo điều kiện chăm sóc có thể kết hợp bổ sung 3-5 kg phân chuống /hố
Lưu ý: Chỉ bón phân khi đất đủ ẩm.
3. Xác định thời điểm bón phân thích hợp cho cây bời lời
- Thời điểm bón phân có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả.
- Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây dài ngày thì một năm có một mùa sinh trưởng là vào mùa mưa. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vùng có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau.
- Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời điểm bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón.
Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy: Cây bời lời là cây thân gỗ, thường trồng thành rừng hoặc vườn rừng. Vì vậy, việc bón phân và chăm sóc thường tiến hành trong mùa mưa những tốt nhất là vào đầu mùa mưa vì trong giai đoạn này lượng mưa chưa lớn phân sẽ không bị rửa trôi đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong mùa mưa. Đối với khu vực Tây Nguyên, thời điểm bón phân tốt nhất vào tháng cuối tháng 4 đầu tháng 5.
4. Các kỹ thuật bón phân cho cây bời lời
- Bao gồm phân vô cơ và phân hữa cơ: Phân đạm; phân lân; phân kai; phân vi sinh; phân chuồng…vv… Nhưng tất cả các loại phân khi bón đều phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:
- Bón vào đầu hoặc giữa mùa mưa.
- Làm sạch cỏ xung quanh gốc trước khi bón phân.
4.1. Rạch rãnh
- Trước khi tiến hành bón phân cho Bời lời phải tiến hành rạch ránh.
- Vị trí của rãnh tính theo mép lá xuống mặt đất;
- Rãnh có thể rạch xung quanh gốc cây hay một phía nào đó tùy theo điều kiện chăm sóc
Rãnh cần rạch rãnh sâu khoảng 5-10cm quanh gốc khi mới trồng và tùy theo mép tán cây khi cây đã phát triển.
4.2. Rải phân
Sau khi rãnh được tạo xong ta tiến hành rải phân xuống, những phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Rải phân đều xuống rãnh;
- Khi bón phân cần xem kỹ hướng dẫn vì có thể có những loại phân bón chung được với nhau nhưng có loại khi bón chúng sẽ tạo ra độc tố cho cây.
4.3. Lấp đất
Sau khi rải phân xong thì tiến hành lấp đât ngay để tránh tình trạng phân bị bay hơi nhất là đối với các loại phân vô cơ. Khi lấp đất cần chú ý:
- Lấp đất kín phân ( Không nên vãi phân trên mặt mà không lấp vì đạm dễ bị bốc hơi trong trường hợp trời nắng to).
- Lấp phần đất nhỏ, mịn xuống trước, đất to sau.
Hình 4.3.7. Vườn cây được làm sạch cỏ trước khi bón phân
-
Thiết kế các loại vườn ươm cây bời lời
Nêu được đặc điểm các loại vườn ươm cây bời lời, Chọn địa điểm để làm vườn ươm hợp lý, Thiết kế, xây dựng được vườn ươm phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả cao nhất...
-
Kỹ thuật làm đất và đóng bầu cây bời lời
Các yêu cầu kỹ thuật xử lý cỏ dại, các bước công việc đóng bầu để ươm cây bời lời, chọn lựa được loại đất, phân phù hợp để đóng bầu ươm bời lời...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô