Bệnh thối hoa nhãn, vãi và biện pháp phòng trừ cho cây đạt năng suất
Nhãn vải là những cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, giúp cho nhiều hộ gia đình trở nên khấm khá hơn.Đây là cây trồng lâu năm cho ra quả hằng năm, cho nên bạn chỉ cần trồng một lần và chăm sóc đều đặn sẽ cho ra quả hằng năm. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc cây nhãn có nhiều loại dịch hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây và thu hoạch. Vậy những loại bệnh nào gây thối rủ hoa nhãn vãi và biện pháp khắc phục cây như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về loại bệnh thối hoa của cây.
1. Bệnh phấn trắng gây thối hoa nhãn
1.1. Triệu chứng bệnh
- Bệnh phấn trắng là loại bệnh khá phổ biến đối với các loại cây trồng nói chung và cây nhãn nói riêng.
- Bệnh do nấm Oidium sp. Gây ra. Khi cây mắc phải bệnh này, phần hoa nhãn sẽ bị héo dần sau thối đi cũng có khi cây bị bị xoắn vặn lại dần dần cháy khô và rụng hoa.
Bệnh phấn trắng gây thối hoa nhãn vải
- Còn nếu nấm xuất hiện trên quả non thì sẽ khiến quả bị biến dạng thành màu nâu đậm, phần vỏ quả nhãn, vải đóng phấn trắng bên ngoài nhiều nhất là phần cuối quả. Nếu là quả lớn mắc bệnh sẽ bị thối đen không ăn được.
1.2. Biện pháp phòng trừ
- Trước khi cây ra hoa bạn cần tạo cho vườn nhãn, vãi độ thông thoáng bằng cách cắt tỉa bớt cành nếu tán lá quá dày để cho ánh nắng có thể chiếu vào được tất cả các cành nhánh của cây. Như vậy giảm được đối đa mức độ phát triển của sâu bệnh.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu đặc trị đó là Elicitor, hãy nhớ thời điểm phun đạt hiệu quả tốt nhất là trước giai đoạn cây ra hoa.
2. Bệnh thán thư gây thối hoa nhãn
2.1. Triệu chứng bệnh
- Bệnh thán thư do nấm Colletortrichum gloesporrioides gây nên. Bệnh gây hại cả trên cả hoa, lá, quả của cây nhãn, vãi nên bạn cần chú ý đặc biệt đến bệnh này để kịp thời có biện pháp xử lý bệnh khi cây mới xuất hiện.
Bệnh thán thư hại trên hoa nhãn, vải
- Khi nấm xuất hiện trên hoa nó sẽ làm cho hoa bắt đầu bị ngả vàng, nếu khí hậu ẩm sẽ khiến hoa bị thối và rụng, còn thời tiết hanh khô thì hoa héo dần, khô và rụng xuống. Nấm phát triển rất nhanh nên nếu không xử lý kịp thời toàn bộ hoa trên cây nhãn, vải của bạn sẽ bị thối hết, ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng.
2.2. Biện pháp phòng trừ
- Thực hành tỉa cành và tạo tán lá thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn những cành già, cành khô héo giúp cho cây trở nên thông thoáng hơn.
- Trồng cây nhãn vải ngay từ đầu ở vị trí đất cao, thoát nước tốt để tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho bệnh thối hoa phát triển.
- Theo dõi thời tiết và môi trường trong vườn cây, nếu thấy thời tiết quá ẩm, ít nắng, mát mẻ thì tiến hành phun thuốc sâu đặc trị để phòng chống nhé.
3. Bệnh thối bông trên cây nhãn, vải
3.1. Triệu chứng gây hại
- Bệnh thối nụ hoa do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Bệnh gây hại cây nhãn, vải từ vườn kiến thiết cơ bản, đến vườn đang kinh doanh. Bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn nhãn, vải bắt đầu ra lộc, nụ, hoa, quả non, nhất là khi môi trường có điều kiện mát lạnh, ẩm thấp, mưa phùn và sương mù nhiều.
Bệnh thối bông cây nhãn, vải ảnh hưởng đến năng suất
- Bệnh làm cho nụ hoa, hoặc chùm nụ hoa bị biến màu nâu, rồi chuyển dần sang đen, sau đó sẽ thối, khô và rụng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nhãn, vải. Bệnh cũng thường tấn công trên các bộ phận còn non như lá, cành và quả non. Bệnh còn làm chậm tốc độ sinh trưởng của những vườn nhãn, vải ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, nếu không phòng trừ kịp thời.
3.2. Biện pháp phòng trừ bệnh thối bông
- Cắt tỉa và vệ sinh vườn nhãn, vải trước khi vào vụ để vườn được thông thoáng, đủ ánh sáng và giảm ẩm độ.
- Bón phân cân đối, hợp lý. Chú ý tăng cường lượng phân Kali. Sử dụng phân TANO-601 để cung cấp vi lượng cần thiết nhằm tăng sức đề kháng của cây, tăng năng suất và chất lượng, cũng như làm đẹp mẫu mã trái cây.
Xem thêm - Cytokinin Kinetin 99% (Kích rễ, kích chồi trong nuôi cấy mô...) |
- Thăm vườn thường xuyên trong giai đoạn ra lộc, nụ, hoa, quả non để từ đó có quyết định phòng trị thích hợp, kịp thời.
- Qua kinh nghiệm phòng trừ bệnh khô thối hoa nhiều năm của người dân, cần chú ý phun phòng đúng lúc, nhất là ở các vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao, hoặc những vườn nhãn, vải năm trước đã bị bệnh nặng, dễ để lại nhiều tàn dư bệnh hại trên cây. Tiến hành phun phòng ngừa trong giai đoạn nhãn, vải ra lộc, nụ, hoa, quả non.
- Khi vườn chớm bị bệnh, tiến hành phun 2-3 lần/ đợt, mỗi lần cách nhau khoảng 5-7 ngày. Loại thuốc có hiệu quả và phổ biến hiện nay mà nông dân thường sử dụng là HẠT VÀNG 250SC, hay CLEARNER 75WP, hoặc PYLACOL 700WP.
- Khi phun thuốc cho nhãn, vải, cần sử dụng đủ lượng nước phun và cần có thiết bị phun thuốc tơi sương tận ngọn cây mới có hiệu quả.
- Vận động những vườn chung quanh cùng phòng trừ để giảm bớt nguồn bệnh, tránh lây lan lẫn nhau.
-
Sổ tay phòng trừ sâu, bệnh hại cây ăn quả có múi
giới thiệu đặc tính nhận dạng, tập tính sống và gây hại, biện pháp phòng trừ 1 số côn trùng hại cây ăn quả có múi (bọ trĩ, bọ xít xanh,...)
-
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thường gặp trên cây cải thảo
Các bệnh như thối nhũn, bệnh sưng rễ, sâu tơ, đốm vòng,... là những đối tượng thường xuất hiện và gây hại trên cây cải thảo, cải bắp ở nước ta hiện nay, đặc biệt là vào những tháng mùa mưa.
-
Sâu bệnh hại và cách phòng trừ sâu bệnh trên cây dưa lưới
Trồng cây dưa lưới hiện nay được bà con quan tâm nhiều về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, nhưng sâu bệnh hại cây dưa lưới cũng đáng lo ngại khiến cho cây trồng bị giảm năng suất cũng như chất lượng.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô