Bệnh phấn trắng trên táo và các biện pháp phòng ngừa
1. Nguyên nhân và các đặc điểm thuận lợi để bệnh phấn trắng dễ phát sinh phát triển
- Bệnh phấn trắng nói chung và cụ thể trên cây táo nói riêng là bệnh do nấm Podosphaera leucotricha gây ra, bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại mạnh mẽ khi ở ngưỡng nhiệt độ từ 24-32oC
- Đặc điểm của bệnh phấn trắng trên cây táo đó chính là nấm sẽ bám vào các bộ phận của cây gây và tấn công gây hại bằng cách hút các chất dinh dưỡng từ tế bào trên thân, cành, lá và quả của cây.
- Khi loại nấm phấn trắng tấn công gây hại sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của cây, cường độ quang hợp của lá, rụng quả non trên cây, có thể làm giảm năng suất táo lên đến 80%.
- Mật độ trồng quá dày, cành lá phát triển mạnh, độ thông thoáng trong vườn tháp cũng là điều kiện để cho tình trạng nấm gây hai nặng.
- Một nguyên nhân phải nói đến nữa là do yếu tố dinh dưỡng: Qua thử nghiệm và thực tế cho thấy ở các vườn cây lâu năm khi ít được chăm sóc, sức đề kháng của cây bị giảm, khả năng chống chịu lại sự tấn công của sâu bệnh hại không cao.
Cần phải có quy trình chăm sóc cụ thể để tối đa hiện tượng nhiễm sâu bệnh hại trên cây trồng
2. Các hiện tượng táo bị nấm trắng gây hại.
- Đối với quả táo: Ban đầu quả có những chấm đen nhỏ, về sau lan ra cả quả, kích thước trái táo nhỏ, vẫn cứ dinh trên cây và không rụng. Thậm chí với các quả non thì bị phủ lên một lớp phấn trắng cả chùm 2-3 quả. Quả táo nhỏ, thâm đen, vẫn dính trên cành và không rụng
-Trên lá: Phần lớn mặt sau của lá có một lớp phấn trắng, mỏng
3. Cách khắc phục hiện tượng phấn trắng trên cây táo
- Trước tiên cần phải thăm vườn thường xuyên để phòng chống kịp thời cho cây
- Cần có sự kiểm soát chặt chẽ trong chế độ dinh dưỡng cho cây táo, có quy trình chăm sóc cụ thể cho cây để có phương án phòng ngừa và kiểm soát dịch tốt nhất.
- Nên tỉa cành tạo tán cho cây để tạo sự thông thoáng, không nên để cho giao tán giữa cây này đến cây kia
- Dọn sạch bề mặt đất các tàn dư như: quả rụng, trái bệnh, cỏ dại để vườn được khô ráo, thoáng mát
- Bón vôi 1 – 2 lần/năm, đất chua bón 3 lần/năm. Vôi là yếu tố hạn chế nảy mầm bào tử nấm rất tốt. Ngoài ra để khắc phục cho vụ sau, bà con cần tạo rãnh thoát nước giữa hai hàng cây theo chiều dốc để sau khi mưa từ 1 -2 giờ nước trên vườn phải tiêu hết.
- Có hệ thống thoát nước tốt để hạn chế được nước ứa đọng trên bề mặt đất sau các cơn mưa.
- Sau mỗi vụ thu hoạch cần dọn sạch tàn dư thực vật. Để hạn chế sự tồn tại của nấm bệnh qua các năm nên sử dụng phân chuồng ủ với chế phẩm Tricodema, các chế phẩm sinh học như: BIO-FA, BIO-FTN... bón cho cây để hạn chế bệnh do các loại nấm gây ra.
- Bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ cho cây như: Bột rong biển, Kali humate, Fulvic, Amino Acid... cho cây
- Dinh dưỡng cho cây: khi cây bị bệnh không nên bón đạm cho cây trồng. Cần bổ sung các loại phân có lân và Kali để tăng được khả năng chống chịu cho cây.
- Trong trường hợp bệnh gây hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chát như: Difenoconazole, Hexaconazole, MINOCTADINE..,
- Tiến hành phun cho cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để thuốc đạt được hiệu quả cao nhất.
-
Giới thiệu một số giống táo ta phổ biến ở Việt Nam
Ở nước ta có khá nhiều giống táo được trồng trong nhân dân, sau đây là một số giống táo có khả năng thích nghi rộng, ít bị sâu bệnh, năng suất và hiệu quả kinh tế...
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây táo ta
Thời vụ trồng, chuẩn bị đất trồng, khoảng cách và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây táo ta từ mắt ghép: Trường hợp cây giống được tạo bằng cách ghép áp cắt ngọn gốc ghép thì...
-
Bột rong biển (Seaweed extract powder) - sự lựa chọn thông minh dành cho cây trồng
Phân bón rong biển là một chiết xuất rong biển tự nhiên, không chỉ vô hại đối với con người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường và thành phần đặc biệt của rong biển.
-
Kỹ thuật chăm sóc, bón phân, điều khiển ra hoa trái vụ cho cây táo ta
Sau khi trồng định kỳ làm cỏ, xới xáo nhẹ xung quanh và vun gốc, nhớ phải thận trọng, nhẹ nhàng tránh làm đứt những rễ non mới ra. Từ năm thứ hai trở đi, sau mỗi lần đốn tái sinh...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô