Bệnh nghẹt rễ lúa
1. Triệu chứng bệnh nghẹt rễ lúa
Rễ thối đen, chót lá vàng dần, lá có màu nâu đỏ, khô đỏ, cứng khô, đẻ ít, cây cằn cọc, neeuskhoong cứu chữa kịp thời cây bị lui chết từng chòm lớn trên ruộng sau khi cấy 2-3 tuần. Bệnh phổ biến ở những vùng đất chua, trũng, ngập úng.
2. Nguyên nhân gây bệnh nghẹt rễ lúa
Nguyên nhân dấn đến tình trạng cây lúa bị bệnh nghẹt rễ có nhiều mặt nhưng nguyên nhân cơ bản là do đất thiếu oxy. Đất thiếu oxy ở các vùng trồng lúa miền Bắc và miền Trung nước ta chủ yếu do 3 yếu tố sau đây gây ra
Một là: Đất ruộng có lý hóa tính, cấu tượng không phù hợp, đất sét, thịt nặng, gây trở ngại, cho sự trao đổi khí trong đât
Hai là: Ruộng trũng sâu, úng ngập liên tục, nước ứ đọng lâu ngày không thoát được, gây tình trạng yếm khí nặng nề, thiếu oxy ngiêm trọng đồng thời lại tích tụ nhiều khí độc H2S, SO2 trong đất.
Ba là: Ruộng bón nhiều phân hữa cơ chưa hoai mục, phân rạ, phân xanh, bùn ao, không ủ hoai, đất chứa nhiều phân hữu cơ, dất trũng hẩu nên trong điều kiện nhiệt độ cao mùa hè oi nóng để lên men phân giải nhanh tiêu hao nhiều oxy trong đất, sinh ra nhiều khí độc trong điều kiện yếm khí ngập nước, thiếu oxy, không thoát đi được.
Những điều kiện nói trên có tác động trực tiếp làm rễ lúa bị nghẹt, gây trở ngại cho cho hấp bình thường của rễ lúa làm cho rễ thối đen, không sinh ra được các rễ mới và lá lúa bị khô đỏ, đồng thời khi đó trong đất có nhiều biến đổi, sinh ra và tích luỹ nhiều và chất độc như H2S trực tiếp đầu độc rễ lúa làm rễ càng bị thối nhũn có màu đen ở chân đất ngập nước thiếu sát hoà tan (Fe”). Mặt khác khi đất thiếu oxy làm tiền ruộng nước sâu không tháo cạn được, các axit hữu cơ đó sẽ tích tụ lại ở trong đất ho các chất hữu cơ phân giải không hoàn toàn sinh ra nhiều axit hữu cơ. Trong điều kiện ruộng nước sâu không tháo cạn được, các axit hữu cơ đó sẽ tích tụ lại ở trong đất làm tăng độ chua của đất, tác hại đến sự hô hấp và sinh trưởng của bộ rễ. Số rễ mới không mọc thêm ra, số rễ cũ bị đen thối dẫn, khả năng hút chất dinh dưỡng ngày càng giảm sút gây ra tình trạng cây yếu ớt thiếu dinh dưỡng nhất là đạm và kali. Do đó ở cây bệnh, các lá già, lá gốc vàng đỏ trước rồi toàn bộ các lá khác dần dần cũng vàng, khô đỏ. ho cây phái đối vốn đã nghèo kali và nhiệt độ nước xuống quá cao hoặc quá thấp vào vụ đông xuân hay vụ mùa
Bệnh nghẹt rễ lúa là bệnh sinh lý, không có nguồn bệnh truyền lan nhưng tuỳ điều ở từng vùng đất, tuỳ sức sinh trưởng chịu đựng của từng giống lúa, từng cây lúa mạnh yếu khác nhau nên bệnh phát sinh có sớm, có muộn, nặng nhẹ khác nhau, liên tiếp trong một thời gian dài.
3. Biện pháp phòng trừ bệnh nghẹt rễ lúa
Biện pháp phòng chữa bệnh cơ bản là phải cải tạo lý hoá tính của đất, cải tạo ruộng chua, trũng, yếm khí, quản lý và đẩy mạnh các khâu kỹ thuật thâm canh nhằm khắc học các yếu tố gây bệnh nghẹt rễ cụ thể của từng loại đất, từng điều kiện gây hiện thiếu oxy trong đất, gây tích tụ chất độc H,S, CO2,, v.v... mà thực hiện một số biện pháp cần thiết sau:
Những chân ruộng có điều kiện tưới tiêu thì cần chủ động tháo cạn nước từ đầu, nổ biến khi lúa chớm bị bệnh càng cần tháo kiệt nước, phơi ruộng kết hợp làm cỏ sục bùn kỹ nhiều lần.
Những chân ruộng xấu, chua, trũng cần cải tạo dẫn chất đất, cày bừa kỹ, phơi ải, bón vôi đủ để cải tạo độ chua, thúc đẩy các chất hữu cơ chưa hoai phân giải nhanh ngay từ đầu.
Những chân ruộng dễ bị bệnh chỉ bón phân chuồng đã hoai mục, phân hữu cơ vi tình, bón urê kết hợp với phân lân và kali.
Trong thời gian cây sinh trưởng ban đầu cần thay đổi nước kịp thời, làm cỏ sục bùn pli và sớm. Khi chớm phát bệnh phải tháo kiệt nước, nếu ruộng trũng không tháo được tăng cường sục bùn nhiều lần, bón thêm ít vôi, lân, tro.
Các biện pháp này có tác dụng thúc đẩy lưu thông không khí, tăng thêm oxy vào đất, tiêu thoát khí độc tích tụ ở đất, cải thiện tốt môi trường sống của rễ lúa, tạo điều kiện cho rễ mới mọc ra nhiều để cây bệnh chóng hồi phục xanh trở lại. Điều cần thiết phải kiên trì áp dụng nhằm phòng chữa cho lúa khỏi bệnh nghẹt rễ.