Bệnh mốc xanh và mốc lục hại cây cam quýt
Bệnh mốc xanh và mốc lục là những vấn đề thường gặp ảnh hưởng đến cây cam, quýt, quất, chanh, đặc biệt trong giai đoạn sau thu hoạch, bảo quản, cất và vận chuyển. Bệnh này không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác như Mỹ, Ý, Nhật, Trung Quốc.
1.Triệu chứng bệnh mốc xanh và mốc lục hại cây cam quýt
Bệnh mốc xanh (Penicillium italicum):
- Bắt đầu với vết bệnh nhỏ, mọng nước màu vàng nâu, sau đó lan rộng và lõm xuống.
- Bề mặt mô bệnh rắn chắc, không nhăn.
- Mô bệnh thối ủng, phát triển một lớp mốc trắng trên bề mặt, sau đó chuyển sang màu xanh lục hoặc xanh da trời.
Bệnh mốc lục (Penicillium digitatum):
- Vết bệnh lớn hơn, nhăn nheo.
- Phát triển nhanh chóng, vết bệnh mọc lớp nấm mốc màu xanh lục.
- Khi cả hai loại bệnh xuất hiện cùng lúc, quả thối nhanh và có màu xanh lam và xanh lục xen kẽ.
2. Nguyên nhân gây bệnh mốc xanh, mốc lục
- Cả hai loại bệnh đều do nấm Penicillium gây ra.
3. Đặc điểm phát sinh phát triển
- Hai bệnh này thường hoại sinh trên các chất hữu cơ hình thành vô số bào tử, nhờ không khí, gió, mưa truyền lan và xâm nhập vào ký chủ qua các vết thương sây sát. Qua tiếp xúc nấm cũng dễ dàng truyền lan từ quả bệnh sang quả lành.
- Cả hai bệnh đều phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao. Phạm vi nhiệt độ từ 6 - 33°C, thích hợp ở nhiệt độ 25 - 27°C. Bệnh phát sinh phá hại nặng trong trường hợp quả bị giập hoặc có nhiều vết sây sắt, thu hoạch quả vào thời gian mưa hoặc nhiều sương. Quả càng chín càng dễ bị nhiễm bệnh.
4. Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp chủ yêu phòng ngừa là chọn thời gian thích hợp để thu hái và bảo vệ núm quả. Hạn chế làm giập vỏ hoặc gây sây sát trong khi thu hái, cất giữu và vận chuyển. Nên thu hái vào những ngày khô ráo, không mưa.
- Kho cất trữ cần phải khử trùng, làm vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí và có nhiệt độ thấp.
- Để phòng trừ các bệnh này có thể xử lý quả bằng dung dịch Borac5% trong 5 phút ở 43 độ C, hoặc ngâm quả vào nước muối 0,4% trong thời gian 2 phút.