Bệnh đốm nâu hại cây chuối
Bệnh được phát hiện năm 1926. Bệnh phát triển ở tất cả các vùng nhiệt đới trồng chuối và thường gây hại cùng với một số nấm hại lá khác.
1. Triệu chứng
Vết bệnh hình bầu dục, màu nâu chạy dọc theo gân phụ của lá làm lá cháy theo hình zíc zắc có viền vàng.
Nấm thường gây hại cùng với nấm Cercospora musae và nấm Helminthosporium torulosum.
Hình ảnh: Lá chuối bị bệnh đốm nâu
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nấm Cordana musae. Zimm, tên khác là Scolecotrichum musae. Zimm.
Bào tử phân sinh hình trụ 2 tế bào không màu, một đầu tròn, kích thước 12 - 21 x 6 - 10 µm. Nấm là loại ký sinh yếu.
3. Đặc điểm phát sinh phát triển
Nấm phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm.
Theo Mcredith (1962), bào tử phân sinh hình thành nhiều ở dưới mặt lá, nảy mầm khi có màng nước và hình thành thành ống mầm trong 8 giờ.
Bào tử nấm lan truyền nhiều trong không khí.
4. Biện pháp phòng trừ
Tỉa bỏ lá già, lá bệnh, chăm sóc tốt vườn chuối để cây phát triển tốt.
Có thể dùng Maneb, Dithane M45 hoặc Benomyl 14 ngày/lần để hạn chế bệnh.
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng