Bệnh đốm lá lạc
Bệnh này có hai loại: Bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen. Cả hai loại này thường xuất hiện rõ ở các giai đoạn sinh trưởng từ thời kỳ quả non trở đi cho tới thu hoạch.
1. Triệu chứng
Bệnh đốm nâu hại chủ yếu ở lá, rất ít khi hại cuống lá và thân cành. Mặt trên lá vết bệnh hình tròn đường kính biến động nhiều từ 1-10mm, có màu vàng nâu, xung quanh có quầng vàng rộng. Trên vết bệnh thường có lớp mốc màu xám. Mặt trên lá bệnh có màu nhạt hơn. Trên cuống lá và thân cành vết bệnh hình bầu dục dài màu nâu sẫm. Lá bệnh chống tàn, khô vàng rụng sớm.
Bệnh đốm đen cũng hại chủ yếu ở lá gốc rồi lan lên các lá phía trên. Vết bệnh thể hiện rõ ở cả hai mặt lá, hình tròn, đường kính ≥ 1 - 5 mm, có màu sẫm đen, xung quanh không có, hoặc ít khi có quảng vàng nhỏ. Trên bề mặt có lớp mốc đen, lá úa vàng, khô rụng.
Hình ảnh: Bệnh đốm lá lạc
2. Nguyên nhân gây bệnh
Loại đốm nâu do nấm Cercospora arachidicola Hori. Lớp mốc xám trên mặt vết đốm nâu là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Cành bào tử phân sinh đâm thẳng, màu nâu nhạt, thường không có ngăn ngang nhưng đôi khi có 1 - 2 ngăn. Bào tử vết đốm nâu Cành bào tử phân sinh đâm phân sinh hình dùi trống, trắng, có 4 - 14 màng ngăn ngang, không màu. Nấm sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 - 28°C, nhiệt độ tối thiểu 5 - 10°C, tối đa 33-36°C.
Loại đốm đen do nấm Phaeoisariopsis personat
Cành bào tử phân sinh đâm thẳng, màu nâu sẫm hơn, phần lớn không có ngăn ngang. Bào tử phân sinh hình bầu dục, hoặc hình trụ một đầu hơi thon có 3-5 ngăn ngang.
Nấm sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 - 30°C, nhiệt độ tối thiểu 10°C .
Nguồn bệnh tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử phân sinh trên tàn dư lá bệnh rơi rớt trên đất ruộng, bảo tồn được trong thời gian dài.
3. Đặc điểm phát sinh phát triển
Bệnh đốm lá lạc phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây lạc. Vì vậy cuối vụ lạc xuân và nhất vụ lạc thu thời tiết mưa ẩm, trời ẩm rất thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm lây lan, bệnh phát triển nhanh và mạnh kéo dài tới khi thu hoạch làm giảm năng suất. Theo kết quả nghiên cứu của trại Định Tường (Thanh Hoá) bệnh phát triển trong cả hai vụ lạc xuân và lạc thu, đặc biệt ở vụ lạc thu, đặc biệt ở vụ lạc thu bệnh nặng hơn và gây tác hại đến năng suất nhiều hơn.
Ở vụ lạc thu bệnh thường phát sinh sớm từ trước khi ra hoa 5 - 6 ngày, bệnh tăng dần đến lúc tia ra rộ, sau đó phát triển mạnh, tăng rất nhanh từ củ (quả) non đến già chắc. Ở vụ xuân ánh nhẹ hơn, phát sinh muộn hơn. Bệnh xuất hiện khi hoa đã ra rộ và giai đoạn quả non đến thu hoạch, bệnh tăng nhanh. Loại đốm đen phát triển nhiều và chiếm ưu thế trong vụ lạc thu.
4. Biện pháp phòng trừ
Để bảo vệ hạt giống khi gieo tránh bệnh xâm nhiễm có thể xử lý bằng thuốc hoá học MTD 2 kg/tán hạt
Luân canh lạc với các cây trồng khác như lúa nước, mía, ngô, v.v...
Kết quả nghiên cứu ở trại Định Tường (Thanh Hoá) và một số nơi khác đã xác nhận việc phun thuốc Boocđô 0,5 - 1% ba đến bốn lần kể từ khi bệnh xuất hiện, khi chớm ra hoa - quả chắc đã có hiệu quả phòng trừ bệnh và hiệu quả tăng năng suất thu hoạch rõ rệt đặc biệt trong vụ lạc thu.
Hiện nay có thể sử dụng các loại thuốc như Daconil 75WP, 0,125 - 0,25%, , Tilt super 300ND: 0,1 - l2% (0,2 lít/ha), Dithan M45 80WP (1 - 2 kg/ha).
- Bệnh gỉ sắt trên cây sâm ngọc linh: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng ngừa (Puccinia)
- Bệnh gỉ sắt hại cây cà phê (Hemileia vastatrix Berk et Br)
- Bệnh rỉ sắt trên cây rau má (Puccinia parasitica)
- Bệnh đốm vòng hại hành lá (Alternaria porri)
- Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây khoai môn
- Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng