Ảnh hưởng của rễ cây khi gặp mưa bão? Kích rễ cây ở mùa mưa? Sản phẩm bón lá sử dụng?
1. Ảnh hưởng của rễ cây khi gặp mưa bão, dư nước.
- Mưa bão gây dư nước sẽ ảnh hưởng tới rễ cây, khiến cây bị ngập úng, lúc này nước chiếm chỗ không khí trong đất -> thiếu Oxi -> yếm khí -> tế bào rễ không hô hấp được -> không hoàn thiện được hoạt động tế bào -> tích lũy chất độc làm chết lông hút -> không hình thành lông hút mới. Lúc này rễ cũ bị chết đi và không hình thành được rễ mới.
- Thiếu Oxi -> quá trình phân hủy chất hữu cơ trong trình trạng yếm khí -> tạo ra ethylene, acid phenolic, axit acetic -> ngộ độc -> ảnh hưởng pH đất.
- Chất hữu cơ phân hủy chậm do vi sinh vật kém phát triển -> tích lũy chất hữu cơ và kìm giữ đạm. Lúc này cây bị ngộ độc, thiếu dinh dưỡng.
- Đất trồng lâu năm, cấu trúc đất dẻ chặt -> rễ không thể vươn ra -> không hô hấp được. Ẩm độ đất cao: Nấm và sinh vật có hại phát triển. Do đó nấm bệnh phát triển mạnh: vàng lá thối rễ.
Xử lý rễ sau ngập úng, vấn đề nan giải đối với nhà vườn
Nhiệm vụ bắt buộc lúc này thoát nước tốt, thoát nước bằng cách: đào rảnh, xẻ mương, bơm nước... để tạo sự thông thoáng cho vườn, rồi mới áp dụng các biện pháp kỹ thuật, các sản phẩm vào kích rễ, xử lý cho vườn nhà mình.
Xem thêm > Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây trồng bị ngộ độc phân bón, thuốc BVTV
2. Humic/Humat có thể kích rễ cho cây trồng? Sản phẩm kích rễ đạt hiệu quả cao?
Humic/Humate là loại phân được sử dụng nhiều ở trường hợp kích rễ cho cây tuy nhiên tùy vào trường hợp để sử dụng các loại Humic/Humate khác nhau.
- Humic/Humate viên: áp dụng trực tiếp giúp thấm nước bề mặt, mưa ít chảy tràn.
- Humic/Humate bột: Hòa nước tưới trực tiếp -> dư nước. Trường hợp bột rãi -> lèn, chai đất.
Biện pháp tối ưu lúc này sẽ là dùng Humic/Huamte dạng viên rải gốc.
Sau khi áp dùng rải gốc, đã thoát được nước thì tiến hành dùng bộ kích rễ Combo 01 - Siêu kích rễ để hỗ trợ kích rễ, hồi phục cây nhanh.
Liều lượng sử dụng: sau khi pha chế thành dung dịch 10L đậm đặc thì hút ra dùng với tỷ lệ 1ml cho 3-5L, tương đương 40-60ml/200L nước để tưới hoặc phun. Có thể dùng thêm Chelate Vitamin 3B kết hợp giải độc với nồng độ 10-12g/ 200L nước.
Xem thêm > Combo 01: Siêu kích rễ T-ROOT (bộ nguyên liệu đầy đủ tặng kèm công thức pha chế) |
Lưu ý:
- Nếu cây có áp lực bệnh thối rễ: liên qua tới các loại nấm Phytopthora, Fusarium… thì ưu tiên nên xử lý nấm trước để cây sạch bệnh thì mới đưa dinh dưỡng.
- Không sử dụng các loại phân có chứa đạm, kali cao khi cây đang có áp lực cao: 30-10-10, 20-10-10…
- Bổ sung thêm các nhóm nấm đối kháng như: Trichoderma, bacillus amyloliquefaciens, vi nấm trắng, vi nấm xanh,.. bổ sung thêm các dòng đối kháng, phân giải hữu cơ, cải tạo đất.
- Bên cạnh bổ sung các loại phân bón gốc thì việc cung cấp phân bón lá cũng rất quan trọng, giúp cây hấp thụ nhanh hơn.
Một số loại phân bón lá nên sử dụng:
+ Canxi nitrat: Phun quá lá giúp cứng cây, tránh đổ ngã, hạn chế áp lực sâu bệnh hại, hỗ trợ phát triển cơi đọt. Liều lượng 100-200g/ bình 8L nước.
+ Combi Chelate 01: bổ sung trung lượng, vi lượng có chứa hàm lượng Magie và Sắt cao, giúp tăng khả năng quang hợp, hình thành tế bào mới. Liều lượng 100g cho 600-1000L nước. Bón 2-3 lần/cơi đọt.
Xem thêm > Phân bón vi lượng Combi Chelate 01 |
+ Amino acid: Khi áp lực bệnh không cao phun 2-3 lần/cơi đọt với liều lượng 2-3g/L nước.
+ Silicon 69: dùng với liều lượng 1ml cho 6-10L nước giúp tăng khả năng loang trải và thẩm thấu, tránh hiện trượng rửa trôi khi trời mưa.
+ Ngoài ra có thể sử dụng thêm Chitosan - sản phẩm được gọi với cái tên "Vắc xin thực vật" giúp tăng sức để kháng, phòng ngừa bệnh do các loại nấm, vi khuẩn gây nên với liều lượng 2g/L nước.
Tùy theo tình hình thời tiết, thể trạng của cây trồng có thể lựa để kết hợp các loại trên cùng 1 lúc để đạt được hiệu quả cao.
Mong rằng thông tin trên bổ ích với bạn đọc, chúc bạn đọc có vụ mùa bội thu!
-
Sử dụng Cytokinin DA-6 và Kali Humate - biện pháp giải độc cho cây chè khi bị ngộ độc
Cytokinin DA-6 là một chất điều hòa sinh trưởng thực vật phổ rộng có thể làm tăng được làm lượng chất diệp lục protein và axit nucleic trong thực vật, tăng tốc độ quang hợp
-
Nên làm gì để bộ rễ cây ăn trái khỏe mạnh trong mùa mưa
Nước mưa rất thích hợp cho nấm phát triển mạnh, chính vì vậy, nên chủ động phòng trừ nấm bệnh phát triển. Nếu để nấm tấn công phát triển mạnh sẽ có nguy cơ phát triển thành dịch
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật trồng cây hoa sắc pháo nở đúng dịp tết
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao