Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cây vải
1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây vải
Ở miền Bắc nước ta cây vải trồng trên nhiều loại đất bãi ven sông (Vĩnh Phúc, Hà Tây) đất đồng bằng phù sa mới (Hải Dương), đất dốc sa thạch và phù sa cổ (Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang). Có thể trồng cả trên đất đồi chua do rễ vải cộng sinh với một loài vi khuẩn rễ sống ở đất chua. Độ pH thích hợp 5-6. Nói chung yêu cầu đất với cây vải là tầng đất sâu, hơi chua, không mặn và thoát nước. Ở miền Nam không trồng được vải do quanh năm nhiệt độ cao không ra hoa.
Năng suất cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào phân bón, yêu cầu bón đủ và cân đối NPK, nhất là đạm.
Đạm cần cho phát triển thân lá, nâng cao năng suất quả. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, chồi ít và vươn chậm, lá vàng, hoa và quả rụng nhiều. Thừa đạm cành lá phát triển mạnh cây cũng ra hoa chậm và ít.
Lân cần cho sự phát triển của bộ rễ tăng khả năng chịu hạn, thúc đẩy phân hóa mầm hoa, ra hoa nhiều. Thiếu lân lá có màu xanh tối, mép lá màu đồng thau, đọt kém phát triển, ra hoa chậm và ít, chùm hoa nhỏ và rụng nhiều.
Kali làm tăng chất lượng quả, tăng sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi. Thiếu kali lá nhỏ, chóp và mép lá bị vàng khô, lá rụng sớm, quả non rụng nhiều.
Các chất trung và vi lượng cũng rất cần thiết (chủ yếu là magie, kẽm, bo, molipden) giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, kéo dài tuổi thọ, tăng chất lượng quả. Một số vườn trồng vải lâu năm thường bị thiếu, cần bổ sung.
Phân tích lá vải vào thời kỳ quả non ở Quảng Tây (Trung Quốc) thấy hàm lượng N là 1.76 – 1.78%, P2O5 là 0.254 – 0.278%, K2O là 0.75 – 0.92%, như vậy ở thời kỳ này trong lá vải tích lũy nhiều đạ nhất rồi đến kali, ít nhất là lân.
2. Bón phân
Bón lót: Khi trồng bón cho mối hố 20 – 30kg phân hữu cơ hoai mục + 0.75 – 1kg super lân + 0.5 -1kg KCl.
Bón thúc:
+ Thời kỳ cây cho quả (1 – 3 năm đầu) bón 1 năm cho 1 gốc 100 – 150g N + 50 – 75g P205 + 100 – 200g K2O (tương đương 200 – 300g ure + 250 – 400 super lân + 200 – 400g KCl). Lượng phân trên chia bón 3 – 4 lần trong năm.
+ Thời kỳ cho quả (năm tứ 4 trở đi) bón cho mỗi cây 400 – 600g N + 70 – 100g P2O5 + 300 – 500g K2O (tương đương 0.8 – 1.2kg ure + 0.5 – 0.8kg super lân + 0.6 – 1kg KCl), lượng phân trên bón 4 lần:
Sau thu hoạch: 1/3 đạm + toàn bộ lân
Trước ra hoa 1 tháng: 1/3 đạm +1/3 kali
Qủa đang lớn: 1/3 đạm + 1/3 kali
Trước thu hoạch 1 tháng: 1/3 kali
Khoảng 2-3 năm bón một lần phân chuồng vào thời kỳ sau thu hoạch 15 – 20kg/cây.
Cách bón là xới đất quanh gốc theo hình chiếu tán lá rồi rải phân, tưới nước hay hòa nước tưới. Phân chuồng thì đào rãnh cách gốc 1m rải phân rồi lấp đất.
Kinh nghiệm ở Quảng Đông (Trung Quốc) với cây vải 30 năm tuổi trở lên cứ thu hoạch 100 quả thì onns 3k sunphat đạm + 2.3kg super lân và 1.5kg KCl.
Phun bổ sung phân bón vi lượng combi chelate.
-
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây cam, cây quýt
Với năng suất 20 tấn quả cam lấy đi từ đất 34kg N; 10kg P2O5; 54kg K2O. Tính trung bình 1 tấn quả cam cây lấy từ đất 1,7kg N; 0,5kg P2O5; 3,2kg K2O.
-
Nhu cầu dinh dưỡng và hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho cây nhãn, ổi
Bón thúc ở giai đoạn cây 1-3 tuổi: Lượng phân sử dụng cho một cây là 200g ure; 300-600g supe lân; 150-300g KCl. Số phân này được chia thành 3-4 lần bón trong 1 năm....
-
Những điều cần biết về nhu cầu dinh dưỡng của cây đào ăn quả
Cây đào cần đủ các yếu tố đa lượng (như đạm, lân, kali) và vi lượng (như sắt, đồng, kẽm, bo,…). Mỗi nguyên tố có tác động riêng đến năng suất phẩm chất quả và sinh trưởng...
-
Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng
Dinh dưỡng cây trồng là các chất cung cấp cho cây phát triển như chất đạm, kali, lân, cung cấp hàm lượng cho cây đạt năng xuất