Thời vụ và phương thức trồng ba kích tốt nhất
1. Thời vụ trồng Ba kích
Một năm có thể trồng Ba kích vào vụ Xuân và Thu:
- Vụ Xuân vào tháng tháng 1 - 2 dương lịch, muộn nhất là đầu tháng 3. Lúc này thời tiết vẫn còn hơi lạnh, ít nắng và thường có mưa phùn, giảm công tưới. Hơn nữa trồng vào vụ Xuân, đến tháng 3 - 4 thời tiết ấm dần lên cây đã bén rễ mới, nên có thể sinh trưởng phát triển được ngay.
- Vụ thu vào cuối tháng 7 đến giữa tháng 8. Thời gian này có nhiều mưa, cây trồng xong sớm bén rễ. Sau 4 - 5 tháng trồng cây đã thích nghi và có thể chống chịu tốt qua mùa đông.
- Trong 2 vụ tỉ lệ cây sống đều cao từ 80 - 85% nhất là trồng vào những ngày râm mát.
2. Xác địnhmật độ và khoảng cách trồng
2.1. Khái niệm mật độ
- Là số cây được trồng cho một đơn vị diện tích (sào, ha).
Ví dụ:
- Ba kích trồng toàn diện mật độ trồng là: 5.000 - 10.000 cây/ha
- Ba kích trồng xen với cây ăn quả là 1.000 - 2.000 cây (ha) nhưng dưới tán rừng mật độ trồng là 500 - 1.000 cây/ha.
2.2. Cơ sở xác định mật độ và khoảng cách trồng
- Số cây mang trồng cho một đơn vị diện tích (ha, sào) và khoảng cách trồng cho từng cây có liên quan mật thiết với đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng củ của Ba kích.
- Khi xác định số lượng cây giống trồng cho một đơn vị diện tích cần dựa vào các căn cứ sau:
+ Điều kiện khí hậu, thời tiết của nơi trồng.
+ Độ màu mỡ của đất: Đất tốt mật độ trồng thưa, đất xấu mật độ trồng dày hơn.
+ Đặc điểm sinh trưởng của cây.
+ Khả năng đầu tư của nông hộ.
2.3. Cách xác định mật độ và khoảng cách trồng
- Muốn xác định được số cây giống Ba kích trồng cho 1 ha là bao nhiêu cây và khoảng cách trồng giữa các cây là bao nhiêu (m) cần phải dựa vào 3 yếu tố sau:
+ Quy định về mật độ và khoảng cách của Ba kích trồng theo quy phạm.
+ Độ màu mỡ của đất nơi trồng.
+ Khả năng đầu tư của nông hộ.
+ Số lượng cây mang trồng cho một đơn vị diện tích càng lớn thì Ba kích càng sớm hình thành một quần thể hoàn chỉnh.
Nhìn chung ở nơi đất tốt hoặc giống tốt (cây giống từ cây nuôi cấy mô) thì số lượng cây đem trồng sẽ thấp hơn cây giống từ hom và đất xấu.
2.4. Xác định vị trí hàng và vị trí cây trên thực địa
- Nơi đất bằng bố trí cây trồng theo hướng Bắc Nam để lợi dụng ánh sáng.
- Nơi đất dốc, hướng của hàng cây được bố trí song song với đường đồng mức để giảm thiểu xói mòn (đường đồng mức là đường nối tất cả các điểm có cùng độ cao trên sườn dốc).
- Cự ly hàng và cự ly cây được tính theo cự ly nằm ngang. Vì vậy khi thi công xác định cự li hàng và cự li cây trên thực địa tùy thuộc vào độ dốc nơi trồng chúng ta phải điều chỉnh cự ly bằng (là cự ly theo tính toán) sang cự li nghiêng (theo sườn dốc) cho phù hợp.
- Khi xác định cự ly hàng và cự ly cây trên đất dốc được thực hiện theo quy định sau:
+ Nơi có độ dốc < 20o không cần điều chỉnh cự ly bằng (cự ly đo trên sườn dốc bằng cự ly tính toán)
+ Nơi có độ dốc từ 20 - 30o tăng cự ly bằng lên 10%
Ví dụ:
- Lô đất định trồng có độ dốc bình quân là 20o, trồng với khoảng cách 2 x 4m (hàng cách hàng 4m, cây cách cây 2m); hướng của các hàng cây được bố trí song song với đường đồng mức.
- Cự ly hàng theo thiết kế là 4m thì cự ly nghiêng đo trên sườn dốc là: 4m + (4m x 10%) = 4,4m.
- Cự ly cây theo thiết kế trên hàng là 2m vì hướng hàng cây theo đường đồng mức nên khi đo cự ly giữa các cây trên thực địa đo bằng cự ly tính toán, tức là đo cự ly giữa các cây trên hàng cũng bằng 2m
- Ở nơi đất dốc vị trí của các cây của các hàng bố trí so le theo nanh sấu.
Từ kết quả số liệu điều chỉnh cự ly bằng sang cự ly nghiêng trên sườn dốc, dùng sào (thước) có chiều dài bằng cự ly nghiêng để đo trực tiếp độ dài nghiêng của cự ly hàng, cự ly cây đồng thời kết hợp với thước chữ A để định hướng hàng theo đường đồng mức (khi cả 2 chân thước chữ A cùng nằm trên đường đồng mức thì dây dọi ở giữa thang thước) và xác định vị trí hàng, vị trí cây rồi dùng cọc đánh dấu.
Hình 2: Sử dụng bút chữ A để xác định độ cao và hướng hàng cây trồng theo đường đồng mức.
2.5. Xác định số lượng cây giống đem trồng
Số lượng cây mang trồng cho diện tích đất chuẩn bị trồng là bao nhiêu cây phải dựa vào:
- Diện tích thực trồng.
+ Khoảng cách trồng theo cự li hàng và cự li cây đã xác định.
+ Tỉ lệ cây trồng dự phòng (10 - 15%) (Lấy chính xác 10% hoặc 15%, thông thường là 10%)
Ví dụ: Tính toán lượng cây giống cần thiết để trồngmới 3 ha với khoảng cách trồng đã xác định trước là 2 x 2m.
Lượng cây giống cần thiết đem trồng được tính toán như sau:
+ 1 ha = 10.000m2
+ 3 ha = 10.000m2 x 3 = 30.00m2
+ Số cây giống trồng đủ cho 3 ha = 30.000m2: (2 x 2) = 7.500 cây.
+ Dự phòng cây giống trồng dặm 10% = 7.500 cây x 10/100 = 750 cây.
+ Tổng số cây giống cần: 7.500 cây + 750 Cây = 8.250 cây.
3. Một số phương thức trồng Ba kích
3.1.Trồng thuần loài ba kích
- Điều kiện trồng là nơi đất trống sau nương rẫy, đất đồi còn tốt.
Chú ý: Cần phải gieo trước các loài cây che bóng như cốt khí, đậu ma, đậu triều,... gieo vãi toàn diện hoặc gieo theo băng.
Hình 4: Ba kích trồng trên nương rẫy
3.2. Trồng xen ba kích
3.2.1. Trồng Ba kích dưới tán rừng tự nhiên
- Đối với rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi phục hồi có độ tán che 0,3 - 0,5 đều có thể trồng xen cây Ba kích.
- Tùy theo hiện trạng thực bì của đối tượng rừng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.
- Nếu trồng theo băng, phát sạch và dọn băng trồng rộng 1 - 2m, băng chừa để lại rộng từ 2 - 3m.
Hình 5. Ba kích trồng dưới tán rừng tự nhiên
3.2.2. Trồng Ba kích dưới tán rừng trồng
- Trồng nơi đất trống: Phương thức này trồng với quy mô lớn, diện tích rộng trên các sườn đồi hay những nơi đất bằng phẳng.
- Nơi đất trống và đất đã canh tác nhiều vụ:
- Đánh bay hết gốc lau chít, chè vè, cỏ dại
- Giữa 2 hàng trồng Ba kích nên trồng một hàng cây phù trợ.
=> Biện pháp này nhằm cải tạo đất và ngăn ngừa sự rửa trôi, xói mòn, che nắng gắt và là giá đỡ cho dây Ba kích leo bám.
Hình 6. Trồng Ba kích dưới tán rừng trồng
3.3. Trồng Ba kích trong vườn hộ gia đình
- Trong vườn nhà có lỗ trống hoặc tán thưa có thể trồng Ba kích để tận dụng diện tích.
- Trồng dưới tán các loài cây ăn quả như mít, nhãn, và na, cao su ...
Hình 7: Ba kích trồng trong vườn nhà.
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bào chế cây ba kích tím
Thời vụ trồng ba kích, kỹ thuật nhân giống, làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại, quản lý trên đồng ruộng... và các phương pháp bào chế ba kích
-
Lưu ý khi sử dụng cây ba kích
Theo các chuyên gia đông y, rễ của cây ba kích rất tốt cho sức khoẻ, có thể ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc. Tuy nhiên nếu không biết dùng rất hại...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà