Sản xuất, chế biến và sử dụng thuốc BVTV từ thảo mộc và sinh học - P2
Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV sinh học
1. Vi rút (Virus) có ích (NPV) trừ sâu hại cây trồng
Cũng như đối với con người và các động vật khác trong thiên nhiên có rất nhiều loài vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng.
Sử dụng nguồn virut gây bệnh cho côn trùng để hạn chế sâu hại đã được nhiều nước trên thế giới chú ý từ những năm đầu thập kỷ 60.
Sản xuất chế phẩm Virus có ích (NPV) trừ sâu hại
Nước ta là nước nhiệt đới, bệnh virut trên côn trùng rất phổ biến. Hàng năm vào các tháng có nhiệt độ cao, sâu đo xanh trên cây, sâu xanh trên bông, sâu khoang trên cau, đậu lạc, điền thanh, sâu keo da láng trên hành tây... thường bị chết dịch hàng loạt, làm gairm đáng kể số lượng quần thể sâu hại trong năm, giữ được quá trình cân bằng sinh học trên đồng ruộng.
Lợi dụng và bổ sung nguồn bệnh virut diệt côn trùng sẵn có trong tự nhiên trong việc phòng trừ sâu hại, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học, giảm độ độc cho người và môi trường là một biện pháp mang tính chiến lược phòng trừ tổng hợp (IPM) hiện nay.
1.1. Triệu chứng sâu bệnh khi bị bệnh ngoài đồng
Sâu bị bệnh virut ngoài đồng có triệu chứng điển hình toàn thân bị trương phù, các đốt thân giãn ra, da nhìn rất mỏng dễ bị vỡ khi tác động cơ giới. Khi lớp da bị vỡ có dịch trắng thối chảy ra ngoài, trong chứa đầy các thể virut. Nét đặc trưng của bệnh là khi sâu chết thì phần đít thường treo trên cánh và đầu chúc xuống. Sâu bị nhiễm cả giai đoạn sâu non và nhộng.
Sâu đo xanh hại đay cách chết do virut nhân đa diện (NPV)
- Virut NPV chỉ gây độc cho sâu hại đã nêu ở trên, an toàn cho người và động vật.
1.2. Phương pháp sản xuất chế phẩm NPV
Có 2 phương pháp: Nuôi nhân sâu khỏe và sau đó nhiễm nhân tạo trong phòng
Thu thập các loại sâu bị bệnh ngoài đồng đem về, nghiền xay nhỏ cùng với nước sạch đun sôi để nguội và đem phun cho cây để diệt sâu.
1.3. Dụng cụ để thu thập, nuôi, nhiễm và pha chế
- Kệ gỗ hoặc kệ tre có dàn dựng 2-3 tầng, kích thước 120x40cm. Xô nhựa loại nhỏ 5-10 lít hoặc bồ nhỏ đan bằng cót.
- Vải màn để bịt xô nuôi sâu.
- Cốc sành, chày để nghiền sâu bệnh.
- Bình thủy tinh loại 0,5-1 lít có miệng rộng để thu sâu chết bệnh.
- Phễu nhựa hoặc thủy tinh.
- Panh gắp sâu.
- Can nhựa tối màu hoặc chai thủy tinh tối màu để đựng chế phẩm.
1.4. Sơ đồ thu thập và phun NPV trừ sâu hại
1.5. Phương pháp sử dụng
- Phun NPV khi sâu còn nhỏ tuổi, có thể phun 1-3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày. Phun vào lúc chiều mát sau 16h trở đi.
- Nồng độ phun: 250 sâu bị bệnh/ha, nếu sâu nhỏ có thể tăng lên 600-800 con sâu bị bệnh/ha.
- Lượng phun: 600 lít/ha, một sào phun 2 bình 10 lít.
- Có thể pha lẫn 5% đường đen để tăng hiệu lực của thuốc.
- Đánh giá hiệu lực trừ sâu của chế phẩm ở ngày thứ 5-7 sau khi phun.
1.6. Hiệu quả sử dụng
Sâu xanh bị chết sau 3 ngày nhiễm đạt 94% (liều lượng nhiễm 1,8x106-1,8x107 PIB/g thức ăn).
- Có thể bảo quản nơi lạnh (tủ lạnh, bỏ xuống ao hoặc giếng) tới 14 tháng, hiệu lực vẫn đạt 75-79% (tủ lạnh). Phun NPV sau 3-6 ngày, tỷ lệ sâu chết ngoài đồng (Đồng Nai) là 69-77,8%, đối với sâu xanh hại thuốc lá. Ở qui mô rộng, dạng dịch thể NPV có thể cho hiệu quả trừ sâu tới 51%.
2. Hỗn hợp Vi rút + VT (V-BT)
Thuốc trừ sâu sinh học virut - Bacillus thuringiensis (gọi tắt là V-BT) là một loại thuốc hỗn hợp được sản xuất từ virut và vi khuẩn để làm tăng hiệu quả phòng trừ sâu hại cây trồng và phổ tác động của chúng lên nhiều loại sâu.
Chế phẩm này có thể sử dụng để phòng trừ cho nhiều đối tượng sâu hại trên nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp. An toàn không độc hại với người và gia súc, không gây ô nhiễm môi trường.
2.1. Tính năng tác dụng
Chế phẩm V-BT mang cả đặc điểm của virut và đặc điểm của vi khuẩn. Cả 2 loại này đều xâm nhiễm vào sâu qua đường miệng khi sâu ăn phải thức ăn có thuốc. Virut và các tinh thể độc tốc của BT sẽ phá hủy các mô tế bào của sâu và gây chết cho sâu.
2.2. Đối tượng phòng trừ
- Sâu hại cây lương thực: Sâu keo, sâu đục thân lúa, sâu đục thân ngô, sâu cuốn lá.
- Sâu hại rau: Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang.
- Sâu hại cây lâm nghiệp: Sâu róm thông.
- Sâu hại cây ăn quả: Sâu đục quả táo, lê.
- Sâu hại chè: Sâu róm, sâu đo.
2.3. Phương pháp sử dụng
Đối với chế phẩm đã pha chế sẵn: Phun 0,8-1,6 lít (kg)/ha. Pha 800 lít nước tùy theo giai đoạn sinh trưởng và tùy loại cây để phun nhiều hay ít. Phun vào lúc chiều mát, sau 4 giờ chiều để thuốc không bị mất độc lực. Phun chế phẩm V-BT khi sâu còn tuổi nhỏ, tốt nhất là khi trứng vừa nở sâu.
2.4. Phương pháp nông dân tự chế
Bằng cách thu thập các loại sâu chết (xem ở phần hướng dẫn sử dụng NPV), thực hiện như đã chỉ dẫn. Sử dụng 1/2 lượng NPV + 1/2 lượng BT (mua ở đại lý hoặc do các cơ quan cung cấp) và trộn đều, phun như đối với chế phẩm pha chế sẵn.
Chú ý: V-BT rất hữu hiệu trừ sâu ra. Nếu sử dụng theo đúng hướng dẫn thì rất an toàn cho rau mà không cần phải phun thuốc hóa học.
Giới thiệu về thuốc trừ sâu sinh học phức hợp Virut V-BT
Là chế phẩm virut với BT, dạng bột thấm nước, có hiệu lực trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá, sâu đục quả, sâu đục thân và các loại sâu ăn lá trên các loại cây trồng: bắp cải, su hào, súp lơ, các loại đậu, thuốc lá: sâu hại lúa và các loại cây trồng khác.
Cách dùng thuốc trừ sâu sinh học V-BT
Sâu hại |
g/ha |
Số lần pha loãng |
Ghi chú |
Sâu hại rau: sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang |
750 |
1000 |
Phun thuốc tốt nhất vào lúc sau 4 giờ chiều |
Sâu hại cây lương thực: sâu keo, sâu đục thân lúa, ngô, sâu cuốn lá |
1500 |
500 |
Đối với sâu đục thân ngô, dùng V-BT trộn đều với cát theo tỷ lệ 1/50 rắc vào đọt |
Sâu hại bông: sâu xanh, sâu tơ |
1500 |
500 |
Đối với sâu xanh hại bông và những sâu đục nõn khác, phun vào thời kỳ trứng rộ. các loại sâu ăn lá phun giai đoạn sâu non |
Sâu hại cây lâm nghiệp: sâu róm thông |
150 |
500 |
|
Sâu hại cây ăn quả: sâu đục quả lê, táo |
3000 |
500 |
|
Sâu hại chè: sâu róm, sâu đo |
1500 |
500 |
Những điểm cần chú ý:
- Phun thuốc rải đều trên bề mặt lá. Lượng thuốc dùng 1,3-1,5kg/ha.
- Thuốc không độc hại với người và gia súc.
- Không nên dùng thuốc V-BT trong vườn dâu và những cơ sở nuôi tằm
- Không dùng hỗn hợp với thuốc hóa học diệt khuẩn.
- Bảo quản nơi cao ráo, thoáng mát, thông gió.
- Không sử dụng trong điều kiện có nắng gay gắt.
- Sau khi phun thuốc, trong vòng 3 ngày nếu gặp mưa nên phun bổ sung một lần.
3. Hướng dẫn sản xuất và sử dụng BT (Bacillus thuringiensis)
Vi khuẩn BT được sản xuất dựa trên khả năng gây bệnh đối với côn trùng của loài vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Chế phẩm từ vi khuẩn này từ lâu đã trở thành thương phẩm quen thuộc trên thế giới.
Hàng năm các nước sản xuất và tiêu thụ với khối lượng lớn chế phẩm. chỉ tính riêng trên thị trường Tây Âu hàng năm tiêu thụ khoảng trên 30 triệu đôla Mỹ cho chế phẩm BT. Hiện nay có tới trên 30 loại chế phẩm BT ra đời với nhiều tác dụng và tên gọi khác nhau.
Chế phẩm BT diệt được hơn 200 loài sâu hại, nhưng không gây độc hại cho người và động vật, cũng như môi trường. Thuốc tác động lên nhiều loại sâu hại đã kháng lại (nhờn thuốc) với thuốc trừ sâu hóa học. Tinh thể độc của vi khuẩn có thể làm sâu ngừng ăn trong vài phút và chết. Nó tác động vào đường ruột của côn trùng khi côn trùng ăn phải tinh thể độc.
Ở Việt Nam một số nơi đã và đang sử dụng chế phẩm BT, song chủ yếu là nguồn nhập BT của nước ngoài. Chế phẩm BT sản xuất tại Việt Nam còn ít và chưa thật ổn định về hiệu lực diệt sâu của chế phẩm. Vì vậy, dự án VNM 9510-017 đã khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm một số chủng BT của Việt Nam nhằm tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và ứng dụng BT Việt Nam và hướng dẫn nông dân về kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học này.
3.1. Một số đặc điểm sinh học của BT
Vi khuẩn BT được Benliner phát hiện và đặt tên năm 1915. Bacillus thuringiensis là trực khuẩn, Gram dương, có kích thước tế bào 1-1,2x3,5mm. Ở điều kiện thích hợp chúng nằm riêng rẽ hoặc thành chuỗi, xung quanh có nhiều tiêm mao (flagella). Chúng sản sinh tốt trên môi trường thạch-thịt-pepton hay trong côn trùng bằng cách nhân đôi liên tục. khi trưởng thành mỗi tế bào vi khuẩn thường xuất hiện một bào tử hình trứng (hoặc hình elip) và một tinh t hể hình quả trám, hoặc hình quả chanh, vô định hình có bản chất là protein. Bình thường mỗi tế bào có một tinh thể nhúng, đôi khi có 2 hoặc 3 tinh thể độc đối với côn trùng. BT phát triển tốt ở điều kiện có nhiệt độ là 300C ± 2.
3.2. Các độc tố do BT sinh ra và tác động của nó lên côn trùng
- Nội độc tố (delta endotoxin(). Trong quá trình hình thành bào tử của vi khuẩn thì tinh thể độc được hình thành khi tế bào vỡ ra độc tố và bào tử tự do trong môi trường. Nội độc tố delta không bền vững ở nhiệt độ cao, không hòa tan trong nước, hòa tan trong môi trường kiềm. Tinh thể độc tố không độc nếu chưa được hòa tan.
- Cơ chế tác động nội độc tố lên côn trùng: Khi tinh thể độc cùng với thức ăn vào trong cơ thể côn trùng, nó tác động chính vào các biểu mô ruột của côn trùng. Ngoài tinh thể độc delta, BT còn tiết vào môi trường một số ngoại độc tố alpha và beta cùng với một số enzim có đặc tính diệt sâu như Loxitilnaza, C-kitinaza và Proteaza.
3.3. Sản xuất chế phẩm BT
Cơ sở sinh học của việc sản xuất BT là phải đạt các tiêu chuẩn sau: Chủng vi khuẩn thuộc các Serotip tiêu chuẩn quốc tế, có độc tính cao và cho sản phẩm cao trong môi trường công nghiệp, mẫn cảm trung bình với thực khuẩn thể, bảo tồn hoạt tính trong quá trình công nghệ và không độc với người và động vật máu nóng.
3.4. Hiệu quả trừ sâu của BT
Loại chế phẩm do dự án sản xuất có số lượng bào tử 10-20x19/ml, có tác dụng diệt nhiều loại sâu, sâu tơ, sâu xanh đục quả, sâu đo xanh, sâu hồng hại bông, sâu róm thông.v.v...
Không dùng chế phẩm BT lên lá dâu nuôi tằm.
Liều dùng: Pha 1 lít chế phẩm vào 30 lít nước và cho một ít xà phòng vào bình phun để tăng độ bám dính và hiệu lực diệt sâu. Nên phun vào buổi chiều để tránh tác động của ánh sáng.
4. Hướng dẫn sử dụng bả diệt chuột sinh học
Chuột là loài gặm nhấm gây hại nghiêm trọng cho cây trồng và là nguồn tàng trữ dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật.
Để diệt chuột, trên thế giới và nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp sử dụng vi sinh vật để tiêu diệt chuột. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nước ngoài từ năm 1993, Trung tâm nghiên cứu các biện pháp sinh học thuộc Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành nghiên cứu sản xuất thử, thử nghiệm bả diệt chuột sinh học (diệt chuột sinh học) trên cơ sở sử dụng chủng vi khuẩn Isachenko vô hại đối với người và vật nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
Sản xuất bả diệt chuột sinh học
Bả diệt chuột sinh học của Viện Bảo vệ thực vật đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng thử trong QĐ số 1466 NN-KHKT/QĐ ngày 10/9/1994, cho phép phổ biến trong sản xuất theo QĐ số 1208 NN-KHCN/QĐ ngày 14/7/1996 và đã được đăng ký chính thức trong QĐ số 39/1998/QĐ-BNN-BVTV, ngày 26/2/1998.
4.1. Thử hiệu lực của bả diệt chuột sinh học trong phòng thí nghiệm
Bả diệt chuột sinh học có tác dụng diệt các loài chuột hại chính ở nước ta nhà chuột nhà, chuột đồng, chuột cống, chuột nhắt... với hiệu quả từ 75-100% tùy theo liều lượng bả/con chuột và loại chuột.
Thời gian chuột chết tập trung vào ngày thứ 4-10 sau khi chuột ăn bả. Liều lượng tốt nhất để diệt chuột có hiệu quả và tiết kiệm bả là 1-2g cho mỗi con chuột.
Bả diệt chuột sinh học có khả năng lây nhiễm truyền bệnh ngang cho các chuột khác không ăn bả trong quần thể một số loài chuột và làm cho số chuột không ăn bả cũng bị gây nhiễm bệnh rồi chết. đây là lợi thế của chế phẩm trừ chuột này so với cá biện pháp khác.
Bả diệt chuột sinh học rất hấp dẫn chuột, chuột không ngán bả nên khi dùng bả không cần làm mồi để nhử chuột ăn.
4.2. Xác định mức độ an toàn của bả diệt chuột sinh học đối với gia súc, gia cầm
Thử nghiệm cho gia cầm (gà, vịt, bồ câu) và gia súc (chó, thỏ, lợn) ăn bả diệt chuột sinh học với liều lượng 1:7 trọng lượng cơ thể động vật, thấy rằng bả diệt chuột sinh học rất an toàn với các loài động vật trên, điều đó khẳng định mức độ chuyên tính cao của bả diệt chuột sinh học.
4.3. Bả diệt chuột sinh học dạng hạt ẩm, nhỏ
- Thành phần: Mỗi túi nilon bao gồm thóc nguyên vỏ đã hấp tiệt trùng trước đó, chất kìm hãm khả năng miễn dịch và vi khuẩn chuyên tính gây bệnh cho chuột.
- Tác dụng: Bả diệt chuột sinh học chỉ sử dụng một lần cũng tạo ra trong bầy chuột hại một dịch bệnh truyền nhiễm, làm cho chuột chết.
- Các chỉ dẫn: Bả diệt chuột sinh học sử dụng cho tất cả các đối tượng chuột hại theo cách đặt các mô bả ở dạng bao vây, khép kín khu vực cần xử lý. Mỗi mô đặt 15-20g bả vào cách nhau 3-7m tùy theo mật độ chuột, 2-5kg/ha.
- Phòng ngừa: Không nên sử dụng bả ở nơi chịu ánh sáng trực tiếp của mặt trời bởi vì dưới ánh nắng mặt trời bả diệt chuột sinh học giảm hiệu lực. Sử dụng bả trong những giờ râm, mát buổi chiều và chập tối là tốt nhất. Ở các hang chuột sử dụng trực tiếp. Túi nilon đựng bả khi xé rách phải sử dụng hết bả để tránh khỏi bị hỏng to tạp nhiễm.
- Triệu chứng bệnh: Bả diệt chuột sinh học gây cho chuột bệnh ỉa chảy truyền nhiễm, đái nhắt, thân nhiệt thấp, trương đồng tử mắt, hạ thấp phần cơ thể phía sau, đi lại loạng choạng mất phương hướng chuyển động, lông xù, giảm trọng lượng cơ thể và chết.
- Bả được đóng gói 50, 100 và 200g, thuận tiện để sử dụng.
- Thời hạn sử dụng: Bả có hiệu lực trong vòng 6 tháng nếu bảo quản ở nhiệt độ 8-160C, một năm trong hầm lạnh và 10-15 ngày ở nhiệt độ môi trường trong bóng râm, mát.
5. Hướng dẫn sử dụng nấm có ích diệt côn trùng Metarhizium và Beuauveria (M và B).
Nấm Metarhizium anisopliae (Metsch). Sorok và Beauveria bassiana (Bals). Vuill thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes - Fungi - Implerfecty) là một trong các loài có tính chất diệt côn trùng mạnh nhất.
Ngay từ thế kỷ trước, người ta đã biết sử dụng hai chủng nấm này trong lĩnh vực phòng trừ côn trùng hại cây trồng. Việc sử dụng chế phẩm vi nấm phòng trừ sâu hại quả táo, sâu róm ăn lá thông, châu chấu hại, diệt ấu trùng muỗi sốt rét và mối hại nhà cửa, công trình đã mở rộng ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam biện pháp hòng trừ sinh học được bắt đầu nghiên cứu ứng dụng từ những năm 1970 của thế kỷ này.
Hai loại nấm M và B được nghiên cứu và bước đầu đề xuất để phòng trừ một số loại sâu như châu chấu, rầy nâu, mọt, muối... Hiện tại đã thu thập và lữu giữ được một số chủng nấm B và M, gồm 18 nguồn Beauveria và 10 nguồn Metarhizium. Chúng được phân lập từ các loại côn trùng khác nhau, gồm sâu đo xanh, châu chấu hại cam, sâu róm, thông, sâu khoang hại lạc, rầy nâu hại lúa, sâu đục thân ngô, sâu xanh hại bông, sâu cắn ghé, bọ xít đen, bọ xít dài.
5.1. Qui trình sản xuất M&B
Trong phòng nuôi nhân:
- Dùng môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy nấm B và M như Czapek Dox, Saburo. Thời gian 7 ngày.
- Nhân và sản xuất sinh khối lớn: Dùng môi trường bột cám, bột đậu, bột ngô, đường. Điều kiện để nấm phát triển tốt là 25-350C và ẩm độ là 65-85%. Thời gian để lượng bào tử đảm bảo cho phun diệt sâu hại là 14 ngày.
- Phải đảm bảo tỷ lệ nước trong môi trường: Tỷ lệ thích hợp là 1:3 (nước: thành phần môi trường).
- Có thể bảo quản sản phẩm trong vòng 6 tháng và hiệu lực vẫn đạt 60% (Xem hình 1: Sơ đồ sản xuất M và B).
5.2. Hiệu lực trừ sâu M&B
- Đã tiến hành thử nghiệm từ năm 1992 đến nay. Hiệu lực trừ rầy nâu nấm M và B (6,8x1013 bào tử/ha) đạt 58,7-67,3% sau 10 ngày sử dụng (Tiền Giang).
- Trừ sâu đo xanh hại đay tại Hải Hưng đạt 74%-76,7% sau 20 ngày sử dụng.
- Hiệu quả diệt cào cào (5,0x1013 bào tử/ha) tại Vũng Tàu là 72% sau 2 tuần và 91,2% sau 1 tháng.
- Trừ sâu róm thông chế biến B. dạng bột chứa 1,85x106bt/g cho tỷ lệ chết laf-89%. Giá trị LH50 của chế phẩm này đối với sâu róm thông tuổi 3-4 là 1,85x104bt/g chế phẩm.
- Trừ mối: Chế phẩm Ma. TV93 từ Metarhizium anisopliac dạng phân bón được dùng để trừ mối hại cây vải thiều và cây thông, hiệu quả đạt 85-100% sau 6 tháng (Hình 2: Qui trình sản xuất).
3.3. Cách sử dụng thuốc trừ sâu Metarhizium và Beuauveria
Pha 1 gói 200g trong 5 lít nước lọc qua 2 lớp vải màn. Bã vứt ngay chỗ phun, thêm 3% dầu thực vật và 0,05% hóa chất, lắc đều và phun.
Nấm Metarhizium ký sinh trên rầy nâu
3.4. Liều lượng dùng
Tùy theo mật độ bào tử, loại cây, tuổi cây, đối tượng sâu hại để xác định liều lượng sử dụng thích hợp. Đối với cây lương thực, thực phẩm, cây màu có thể sử dụng 5-7kg/ha.
- Trừ mối dùng 0,5-1kg/cây (106-108bt/g chế phẩm), bón xung quanh gốc.
Sơ đồ sản xuất sinh khối Beauveria và Metarhizium bằng phương pháp lên men chìm
Hoạt hóa ống giống trong môi trường ẩm
Nhân phối giống | trong môi trường dịch, chạy máy lắc với 120 vòng/phút ở nhiệt độ 28 - 30oC
Nhân giống trên môi trường xốp ở diện tích khay (khay gỗ hoặc khay nhôm)
Sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm vi nấm Ma.TV93
4. Hướng dẫn sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma phòng trừ bệnh hại cây trồng.
Ngày nay việc nghiên cứu phòng trừ dịch hại bằng phương pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Ở hungary, Liên Xô (cũ), Philippin và Thái Lan đã nghiên cứu nấm Trichoderma và sản xuất chế phẩm sinh học này để hạn chế những nấm tồn tại trong đất gây hại cho cây trồng nói chung, như nấm Rhizoctonia, Sclerorium, Fusarium, Pythium, Verticillium và Botrytis...
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, Bộ môn Bệnh cây - Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành nghiên cứu đối với tượng này. Các thí nghiệm tìm hiểu tính kháng của nấm Trichoderma đối với nấm gây bệnh khô vằn trên ngô, lúa và một số cây rau màu khác. Kết quả thu được cho thấy: sử dụng nấm Trichoderma đạt hiệu quả giảm bệnh trên dưới 50%. Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lượng nước, nguyên liệu làm môi trường cho thấy môi trường thóc là thích hợp cho việc nuôi nhân nấm.
4.1. Đặc điểm của nấm Trichoderma
Trichoderma là một loại nấm đất, chúng phát triển tốt trên các loại đất giàu dinh dưỡn hoặc trên tàn dư thực vật.
Đặc biệt nổi bật của nấm này là cành bào tử không màu, phân nhánh nhiều. Bào tử cũng không màu, đơn bào, hình trứng, tạo thành chùm nhỏ ở đầu cành. Trên môi trường nhân tạo tàn nấm có màu xanh.
4.2. Cơ chế tác động của nấm
Tìm hiểu cơ chế tác động của nấm Trichoderma, các kết quả nghiên cứu đã chi ra được những điểm ký sinh hoặc sự quấn của sợi nấm đối kháng (nấm Trichoderma) lên sợi nấm bệnh. Đôi khi còn thấy hiện tượng sợi nấm bệnh bị quăn lại, chết từng đoạn và không cần sự ký sinh trực tiếp. Điều này chứng tỏ nấm Trichoderma có thể tạo ra độc tố có hại cho nấm bệnh.
Bên cạnh sự tác động qua lại trong quần thể giữa nấm đối kháng và nấm bệnh, nấm Trichoderma còn có tác động trực tiếp lên sự phát triển của cây trồng, do trong hoạt động sống, nấm này sản sinh ra các men phân hủy Glucose, Xellulose. Nhờ các men này mà các chất hữu cơ có trong đất được phân hủy nhanh hơn, làm tăng chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ cho cây trồng, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
4.3. Đối tượng sử dụng
Phòng trừ nhóm nấm đất gây bệnh chết héo đối với các cây trồng cạn.
Ví dụ:
- Nấm Rhizoctonia gây bệnh khô vằn hại ngô.
- Nấm Rhizoctonia, Fusarium, Sclerotium, Pythium, Verticillium và Botrytis gây chết héo lạc, đậu tương và một số cây rau màu khác.
4.4. Qui trình sản xuất và sử dụng nấm Trichoderma
Bón ruộng khi gieo hạt hoặc trồng cây
- Đối với cây ăn quả: Dùng Trichoderma để phòng trừ nấm bệnh trong đất như Phytophthora và Rhizoctonia sp. bằng cách trộn 1kg nấm mốc Trichoderma với 10kg cám gạo và 40kg phân chuồng hoai mục, rải đều xung quanh gốc cây liều lượng 2-5kg/cây và lấp đất nhẹ phủ lên trên.
CHẾ PHẨM TRICHODERMA
-
Thành phần của chế phẩm Trichoderma
-3,2x109 bào tử/g
- Phụ gia: thóc
-
Công dụng của chế phẩm Trichoderma
- Trừ các loại nấm đất Rhizoctonia, Sclerotium, Fusarium... gây chết héo cây non, cây trưởng thành đối với các cây hoa màu (rau, lạc, đậu đỗ).
- Liều lượng: 4kg chế phẩm/sào
- Bảo quản: Nơi thoáng mát
- Thời gian sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất
Theo tài liệu Sản xuất, chế biến và sử dụng thuốc BVTV thảo mộc và sinh học - TS. Nguyễn Tuất, PGS. TS Lê Văn Thuyết - Viện Bảo vệ thực vật - Nhà xuất bản Nông nghiệp (2001)
-
Định nghĩa, phân loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
Thuốc BVTV là gì? Định nghĩa và phân loại thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn xác định độ độc, cách đọc tên thuốc, ý nghĩa các hình ảnh trên bao bì thuốc BVTV, sơ cứu nhiễm độc thuốc BVTV...
-
Cơ chế tác động của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
Tìm hiểu về cơ chế tác động của thuốc BVTV: thuốc trừ sâu diệt sâu như thế nào, thuốc trừ bệnh đặc trị bệnh theo cơ chế gì, thuốc trừ cỏ theo cơ chế gì, thuốc diệt chuột theo cơ chế gì?...
-
Sản xuất, chế biến và sử dụng thuốc BVTV từ thảo mộc và sinh học - P1
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng nông lâm nghiệp theo định hướng tăng cường sử dụng các tác nhân sinh học và chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc là một hướng nghiên cứu ...
- Nhu cầu vi lượng của cây trồng: vai trò, liều lượng và cách bổ sung hiệu quả
- Trồng Đương Quy và Ngưu Tất: Giải pháp hiệu quả cho nông dân Hưng Yên chuyển đổi cây trồng
- Hiện tượng trinh sinh quả trên cây có múi là gì?
- Kết hợp phân bón hữu cơ và phân vi sinh để quá trình canh tác đạt hiệu quả cao nhất
- Độ phì nhiêu là gì? đặc điểm độ phì nhiêu của đất
- Các nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp (phần 2)