Quy trình nhân giống cây chôm chôm bằng ghép mắt

Cây trồng liên quan: Cây chôm chôm

Quy trình nhân giống cây chôm chôm bằng ghép mắt

Cây chôm chôm là loại cây ăn quả được trồng rất phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nhà vườn. Một vài năm trở lại đây, do điều kiện thời tiết bất thuận như nắng nóng, hạn hán, mưa bão, …Việc mở rộng diện tích trồng cây chôm chôm đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc chọn lọc sản xuất ra cây giống chôm chôm có tiềm năng năng suất lớn. Xuất phát từ điều trên, Cẩm nang cây trồng xin chia sẻ cùng bạn đọc quy trình nhân giống cây chôm chôm bằng ghép mắt cụ thể như sau:

Giống cây chôm chôm đạt tiểu chuẩn xuất vườn

1. Cách chọn lọc, nhân giống, chăm sóc gốc ghép

1.1 Chọn lọc hạt làm gốc ghép

- Hạt chọn làm gốc ghép phải được lấy từ cây mẹ khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất vượt trội.

- Sau khi chọn lọc được hạt làm gốc ghép cần xử lý hạt vào dung dịch Benlat C với nồng độ 3%, trong thời gian từ 5 – 10 phút rồi đem ủ ngay.

- Giá thể ủ hạt: Bao gồm hỗn hợp vụn sơ dừa và trấu với tỷ lệ 7:3.

- Cách củ: Giá thể được vun thành luống có bền mặt luống từ 0,8 – 1,2 m, chiều cao luống 30 – 40 cm, chiều dài luống tùy vào số lượng hạt giống cần ươm. Luống được che phủ lưới đen hạn chế 50% ánh sáng, vị trí làm luống ươm cần thoáng gió, thoát nước tốt. Hạt sau khi xử lý thuốc đem rãi một lớp lên trên mặt luống rồi phủ kín hạt bằng một lớp giá thể (mật độ 200 – 3000 hạt/m2). Trong suốt thời gian ươm hạt luôn giữ cho giá thể có độ ẩm từ 80 – 90%. Sau ươm 2 – 3 tuần cây con lên cao khoảng 10 – 15 cm thì mang ra ngoài giâm.

Chọn lọc hạt làm gốc ghép

1.2 Cách làm đất giâm hạt chôm chôm làm gốc ghép

- Đất dùng đóng bầu cần được làm sạch cỏ dại, tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Đất được trộn thuốc Map Logic 90WP với tỷ lệ 30 – 40 gram cho 1 m3 giá thể rồi mới tiến hành đóng bầu để trừ tuyến trùng và sâu hại trong đất.

- Kích thước túi bầu ươm cây gốc ghép nên chọn túi bóng đen có lỗ thoát nước và kích thước 8 x 12 cm.

Cách trộn giá thể giâm hạt chôm chôm làm gốc ghép

1.3 Cách chăm sóc cây gốc ghép

- Chế độ tưới nước: Sau giâm tiến hành xếp bầu lên luống định sẵn, tiến hành tưới nước cho cây. Ngày tưới 1 – 2 lần tùy vào điều kiện thời tiết, nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cần làm giàn che bằng lưới đen giảm 50% ánh sáng, giữa 10 – 15 ngày sau ươm sau đó tháo dần. Khoảng 20 ngày cây phát triển xanh khỏe thì tháo bỏ lưới hoàn toàn.

- Bón phân cho cây gốc ghép: Sau giâm cây bén rễ hồi xanh là tiến hành bón thúc theo định kỳ cứ 15 -20 ngày/lần. Lượng bón tăng dần theo tuổi cây từ 0,5 – 2 kg/1000 cây. Có thể sử dụng phân chuồng kết hợp với phân NPK với tỷ lệ NPK 16-16-8; 30-10-10, … Giữa các giai đoạn bón thúc nên kết hợp phun phân bón qua lá cho cây. Sử dụng phân qua lá Silimax với liều lượng 2,5 ml/lít phun cho cây.

- Thường xuyên làm sạch cỏ dại bằng phương pháp thủ công hạt chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ản hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây con. Thường xuyên cắt tỉa cành, nhánh, chỉ để lại một thân chính để tiến hành ghép.

Xem thêm < Cytokinin - 6BA Tăng tỷ lệ nảy mầm, kéo dài thời gian quản quản nông sản >

1.4 Tiêu chuẩn cây gốc ghép

- Sau khi giâm từ 8 – 9 tháng cây gốc ghép đạt tiêu chuẩn chiều cao từ 60 – 7- cm, đường kính thân ở vị trí 20 cm cách mặt đất từ 0,5 – 0,7 cm, cây khỏe mạnh, bộ rễ, thân lá xanh tốt, không nhiễm sâu bệnh.

- Tiến hành ghép khi vườn gốc ghép có số cây đạt tiêu chuẩn ghép trên 70%.

Tiêu chuẩn cây gốc ghép

2. Cách chọn và bảo quản mắt ghép

2.1 Chọn mắt ghép như thế nào?

- Tùy vào mục đích sản xuất cây giống loại nào để lựa chọn mắt ghép theo giống phù hợp. Mắt ghép được lấy trên cây mẹ có nguồn gốc từ cây đầu dòng hay vườn cây đầu dòng được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Chăm sóc vườn cây mẹ trước khi khai thác mắt ghép: Tăng cường chế độ phân bón để giúp cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt tạo mắt ghép khỏe mạnh.

- Chọn cành khỏe mạnh năm ở ngoài tán, có tuổi từ 4 – 5 tháng, nách lá có mầm ngủ nổi rõ, cành ghép có đường kính từ 0,5 – 0,7 cm. Khoanh vỏ cành trước khi cắt ghép 20 – 30 ngày tùy vào mùa (với mùa mưa thời gian khoanh cành từ 35 – 40 ngày).

Cành lấy mắt ghép

2.2 Bảo quản mắt ghép ra sao?

- Chọn ngày nắng ráo, cắt cành vào lúc trời mát, tránh nắng gắt. Cành cắt đến đâu cắt lá đến đó, chỉ để lại phần gốc cuống lá.

- Sau khi cắt, cành ghép cân đem ghép ngày. Trường hợp cành ghép thừa phải được bảo quản tốt trong bóng râm, cành được bó lại bằng vải đã thấm nước, tránh gió làm mất nước của cành ghép.

Cành ghép đem tiến hành ghép mắt ngay sau khi cắt cành ghép trên cây mẹ

3. Thời điểm ghép cây giống chôm chôm

- Có thể tiến hành ghép cây giống chôm chôm quanh năm. Tuy nhiên để tỷ lệ thành công cao nhất thì thời điểm ghép là từ tháng 1 – 3 dương lịch. Thời điểm này có điều kiện thời tiết thuận lợi và phù hợp với thời vụ trồng cây chôm chôm.

- Nên chọn ngày ghép có thời tiết nắng ráo. Đặc biệt không tiến hành ghép vào ngày trời âm u, có mưa tỷ lệ ghép thành công kém.

Xem thêm < Dao ghép cành cây - Tiện dụng, thiết kết thông minh >

4. Kỹ thuật chăm sóc cây giống chôm chôm sau ghép

- Sau ghép từ 45 – 50 ngày kiểm tra độ kết dính của mắt ghép. Nếu cây kết dính tốt, mầm bật lên thì tiến hành mở băng cho cây ghép.

- Giai đoạn sau ghép cây rất cần nước, do vậy cần tưới nước mỗi ngày cho cây 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát.

- Khi mầm ghép bắt đầu có lá xòe rộng chuyển sang màu xanh thì tiến hành bón phân thúc cho cây để kích thích bộ rễ cây phát triển. Bón phân hữu cơ hoai mục 10 kg + chế phẩm nấm cộng sinh rễ  2 kg Rizomix) cho 1000 bầu, định kỳ 30 ngày bón một lần.

- Bón phân vô với công thức 20-10-10 với lượng 1 kg pha 100 lít nước tưới cho 1000 bầu vào chiều mát. Bón thúc khi mắt ghép phát triển cành cấp 1, cành cấp 2 và cành cấp 3. Có thể bổ sung phun phân bón lá như Silimax 2,5 ml/ lit nước, phun định kỳ 10 ngày/lần.

Ghép mắt thành công trên cây chôm chôm

5. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây giống chôm chôm

- Một số đối tượng sâu bệnh gây hại cây chôm chôm giai đoạn gốc ghép, sau ghép như các loại sâu ăn lá, bệnh cháy lá, bệnh thán thư …

- Cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời đưa ra biện pháp xử lý hợp lý.

- Nếu sâu hại đến ngưỡng có thể sử dụng thuốc hóa học Emanectin 0,36G liều lượng 1 gram/lít. Bệnh hại có thể dùng một số loại thuốc trị nấm đặc trị như Bendazol 50WP 25 – 35/8 lít, Mancozeb 80%, liều dùng 40 gram/8 lít, …

- Khuyến khích áp dụng các biện pháp canh tác để phòng sâu bệnh hại giai đoạn gốc ghép và sau ghép. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến chất lượng của cây giống. Một số biện pháp canh tác như tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục giúp cây phát triển tốt đồng thời tọa độ ẩm thích hợp cho cây hạn chế sự phát triển của bênh. Trong mùa nắng nóng cần cung cấp nước và che mát cho cây sẽ giảm nguy có nhiễm bệnh cháy lá trên cây chôm chôm.

Cách ghép tháp nhân giống cây chôm chôm

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status