Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm: Tưới và tiêu nước cho chôm chôm
1. Xác định nhu cầu nước của cây
Các nghiên cứu cho thấy các điều kiện của thời tiết ở thời kỳ trước mùa trổ bông có liên quan mật thiết với sự trổ bông của chôm chôm. Chôm chôm trước khi trổ bông cần một khoảng thời gian ngắn khô hạn (khoảng 1 tháng) để phân hóa mầm hoa. Bông sẽ trổ nhiều hay ít thường liên chặt đến thời kỳ khô hạn này. Như vậy, trước mùa ra bông nên tưới để chôm chôm ra bông được nhiều. Nhưng nếu gặp trời mưa nhiều trong thời gian này thì chôm hôm thường cho ra lá hơn là hoa.
Gặp trường hợp như vậy, ta nên bón phân tưới nước luôn cho lá phát triển, sau đó lá già thẻ sẽ cho bông. Để kích thích lá mau già có thể dùng MKP (0-52-34) để xịt lên lá với nồng độ 40-50 g/10 lít. Sau một tháng ngưng tưới để kích thích mầm hoa phát triển, ta bắt đầu bón phân và tưới nước trở lại để chôm chôm ra bông. Trong thời kỳ ra bông nên từới nước ở mức vừa phải để giúp gia tăng tỉ lệ đậu trái. Mưa lớn trong thời kỳ này thường gây bất lợi cho sự đậu trái, có lẽ do xự hoạt động của các côn trùng gây sự thụ phấn kém.
Trong thời kỳ trái non phát triển (sau khi đậu trái) nếu thiếu nước, trái sẽ lớn châm, nhỏ trái và rụng nhiều, nhưng nếu ở thời kỳ cuối của trái phát triển, nếu tưới nhiều hay gặp mưa lớn thì tỉ lệ trái nứt sẽ rất cao.
Sự tưới nước thất thường sẽ dẫn đến các hiện tượng sau:
+ Quả không đồng đều, lúc thiếu nước quả nhỏ hơn bình thường.
+ Quả có thể bị nứt, nhất là giai đoạn đầu của quá trình phát triển quả đã phát triển xong phần vỏ ở thời kỳ thiếu nước tiếp theo là giai đoạn phát triển ruột quả ở thời kỳ thiếu nước khiến phần ruột phình ra, vỏ bị tức nên nứt toạc ra, hiện tượng này cũng gặp nhiều loại trái như chuối, cam, mít.....
2. Tưới nước cho chôm chôm
2.1. Chuẩn bị hệ thống tưới cho chôm chôm
Tùy theo mỗi phương pháp tưới mà có hệ thống tưới phù hợp. Các phương pháp tưới chôm chôm như sau:
a. Tưới bằng các dụng cụ đơn giản
Với phương pháp tưới này thì không cần phải chuẩn bị hệ thống tưới, chỉ cần các dụng cụ đơn giản như thùng, xô ... tưới nước cho từng gốc chôm chôm. Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần cho nước vào hệ thống mương trong vườn và dùng những dụng cụ đơn giản như xô, thùng tưới hay dụng cụ tự chế để tưới đủ ẩm cho chôm chôm.
Hệ thống mương trong vườn và tưới nước bằng xô, thùng
b. Tưới bán thủ công
Dùng ống nhựa mềm có gắn bơm tưới để phun nước vào gốc cây.
Đối với phương pháp tưới bằng dây mềm thì cần chuẩn bị máy bơm, hệ thống điện, đường ống dẫn nước và dây tưới. Trước hết, cần lắp hệ thống điện, sau đó đặt máy bơm ở ngoài vườn trồng để bơm nước, cần tưới đến khu vực nào thì lắp đặt đường ống dẫn nước đến đóvà cần tưới cho cây nào thì nối ống dây mềm với đường ống dẫn nước đến cây đó.
Vật liệu cần có:
- Nguồn nước mặt hoặc nước ngầm.
- 1 máy bơm thông thường động cơ điện hay dầu, xăng, có khả năng bơm nước lên độ cao 3,5 m. Có thể lắp thêm rơle tự đóng mở (đối với hệ thống bơm điện để tự động bơm nước vào bồn).
- Ống nhựa PVC cứng đường kính 30 - 40 mm hay 60 mm làm ống dẫn nước chính và loại đường kính 16 - 21 mm làm ống dẫn phụ.
Có 2 hình thức bố trí ống tưới: ống chôn dưới đất và ống để trên mặt đất. Ống để trên mặt đất có lợi là dễ kiểm soát và điều chỉnh vị trí đặt ống, lắp đặt sẽ ít tốn công sức hơn. Nhược điểm của nó là làm vướng đi lại và ống dễ bị lão hóa do phơi thường dưới ánh mặt trời.
Nguồn nước tưới và máy bơm
Ống nhựa nằm dưới mặt và ống dây mềm đất
Tưới thủ công và bán thủ công rất dễ thực hiện nhưng tốn nhiều công sức và khó có thể áp dụng trên diện tích lớn.
Mô hình tưới bán thủ công và mô hình tưới phun
c. Tưới nhỏ giọt
Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới thấm nước từ từ vào trong đất, nước đi ngay vào hệ thống rễ, không phí nước vào những vùng không có sự sinh trưởng.
Do nước chỉ tưới ngay vùng có rễ nên lượng nước ít hơn, nhưng lại luôn giữ được lượng nước ổn định, ít mất nước do gió và nắng.
Dòng nước chảy rất chậm và sử dụng hiệu quả qua hệ thống tưới nhỏ giọt cho phép tưới trên diện tích rộng hơn so với phương pháp truyền thống từ cùng một nguồn nước.
Bên cạnh đó, tưới nhỏ giọt không cần áp suất lớn để cung cấp nước, hạn chế cỏ dại.
Thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt phân bón có thể được cung cấp thường xuyên cho cây với lượng nhỏ nên hiệu suất sử dụng sẽ rất cao, từ đó cũng tiết kiệm được phân bón và công lao động. Đây là hệ thống có thể áp dụng rất tốt cho cây xoài. Nhưng chi phí ban đầu hơi cao.
Rễ cây khi sử dụng phương pháp tưới thủ công và rễ cây khi sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt
d. Tưới phun
Tưới phun là hình thức đưa nước tưới lên cao khỏi mặt đất và để nước rơi tự do xuống kiểu mưa rơi. Hình thức tưới này có thể áp dụng cho hầu hết các loại đất khác nhau hoặc các địa hình từ bằng phẳng đến thay đổi phức tạp nơi mà các hình thức tưới mặt đất khác khó áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả.
Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt đất lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay được với góc 360o, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5 - 1,0m (dưới dạng phun sương hay phun mù) thường áp dụng tưới cho cây con trong vườn ươm hoặc vòi phun hạt to di động cầm tay dùng để tưới cây chôm chôm vào những ngày nắng nóng oi bức (phun vào 16 - 18 giờ chiều) để tăng ẩm độ không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt.
-
Ưu điểm:
+ Khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, độ ẩm không khí thấp) bảo đảm năng suất, chất lượng quả và bảo đảm yêu cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con (ươm, giâm cây giống).
+ Tiết kiệm được nhiều lượng nước tưới (có thể giảm 40 - 50% lượng nước so với tưới ngập thông thường), các tổn thất do thấm sâu và chảy tràn được giảm thiểu khá nhiều. Do vậy, hiệu quả sử dụng nước tưới cao.
-
Nhược điểm:
+ Chi phí lắp đặt thiết bị tưới ban đầu thường lớn.
+ Người vận hành hệ thống tưới phải có kỹ thuật điều khiển hoạt động.
+ Hệ thống phải thường xuyên được theo dõi, điều chỉnh tốc độ phun hoặc di chuyển theo hướng gió. Gió mạnh gây khó khăn trong điều chỉnh lưu lượng phun mưa.
+ Các đầu phun thường hay bị nghẽn nếu nguồn nước có nhiều chất bùn cặn.
+ Nếu tưới nhiều bằng vòi phun cầm tay di động hạt nước to mặt đất cũng bị ghí chặt, phá vỡ kết cấu mặt đất, chất dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước chảy trên mặt đất.
+ Ngoài ra, việc bố trí đường ống có thể làm hạn chế cơ giới hóa và một số hoạt động canh tác khác.
+ Phương pháp tưới này có thể áp dụng cho hầu hết mọi dạng địa hình cao thấp khác nhau, không cần phải làm phẳng mặt ruộng.
+ Tưới phun còn giảm thiểu chi phí xây dựng kênh mương nội đồng, do vậy có thể gia tăng diện tích canh tác.
Vòi tưới phun
+ Cách tưới này có thể kết hợp với việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh bằng cách hoà tan các chất này vào nước.
+ Tưới phun mưa còn tạo cảnh quan đẹp, góp phần gia tăng độ ẩm và giảm nhiệt độ không khí khu vực. Năng suất cây trồng trong phạm vi tưới thường được nâng cao.
2.2. Xác định thời điểm tưới nước cho cây
Sau khi trồng chôm chôm là phải tưới nước ngay. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu. Trồng vào mùa mưa nếu đất xung quanh gốc bị ẩm đọng nước cây con cũng bị chết vì bộ rễ thiếu dưỡng khí và thối dễ.
2.3. Tưới nước cho chôm chôm
Tưới nước chochôm chôm phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.
-
Tưới sau khi trồng:
Sau khi trồng cây rất cần nước, do vậy phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục. Tùy chân đất thấp hay cao, loại đất mà ta có thể tưới để đảm bảo độ ẩm đất cho cây con phát triển. Dùng thùng tưới có gắn vòi hoa san tưới nhẹ nhàng quanh gốc .
Lượng nước tưới vừa đủ ẩm, không được tưới nước bằng ống nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi, tróc gốc, đất bị váng, cây khó ra rễ.
-
Tưới nước giai đoạn kiến thiết cơ bản:
Khi thấy cây có hiện tượng thiếu nước phải tiến hành tưới nước. Lượng nước tưới tùy theo mức độ khô hạn và phương pháp tưới, thông thường tưới 20 - 30 lít nước/cây cho 1 lần tưới.
Khoảng cách giữa 2 lần tưới từ 15 - 25 ngày. Nếu số lần tưới càng nhiều thì lượng nước ít lại.
-
Tưới nước giai đoạn kinh doanh:
Lượng nước tưới: 60 đến 80 lít/cây cho 1 lần tưới nếu tưới bằng phương pháp tưới thủ công, còn tưới bằng phương pháp tưới phun mưa thì khoảng 30 - 40 lít và tưới bằng phương pháp nhỏ giọt thì cần 15 - 20 lít.
Khoảng cách giữa 2 lần tưới phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể.
3. Tiêu nước cho cây
3.1. Chuẩn bị hệ thống tiêu nước cho chôm chôm Có hai hệ thống tiêu chính:
- Hệ thống tiêu mặt: Áp dụng để tiêu thoát nước khi có lượng mưa quá lớn hoặc lũ/triều tràn sông gây úng ngập trên mặt vườn. Thông thường áp dụng biện pháp tiêu theo trọng lực, nước sẽ tự chảy đi theo hướng chảy từ nơi cao xuống nơi thấp (mương thoát nước). Nếu nước nguồn quá lớn phải có đê bao và dùng bơm để thoát nước.
Hệ thống tiêu mặt
- Hệ thống tiêu ngầm: Khi mực nước ngầm dâng cao (do mưa, lũ, triều) gây úng bộ rễ cây trồng. Đối với hệ thống tiêu ngầm, phổ biến là hình thức dùng các
ống cống chôn ngầm dưới lớp rễ cây và cho nước tập trung vào đường ống rồi dẫn ra ngoài bằng bơm hoặc tự chảy. Tiêu ngầm có thể có lợi thế là ít bị xói mòn hơn tiêu mặt nhưng chi phí đầu tư và bảo trì sẽ lớn hơn.
Hệ thống tiêu ngầm
Một số lưu ý khi bố trí kênh tiêu:
+ Tuyến kênh tiêu phải nằm ở vị trí địa hình thấp để có thể dễ tập trung nước bằng hình thức tự chảy theo trọng lực;
+ Tuyến kênh tiêu phải ngắn để nhanh chóng thoát nước ra khỏi khu vực cần tiêu và giảm khối lượng thi công;
+ Tránh để đường kênh tiêu đi qua các vùng đất nhiều chứng ngại vật, công trình và khu vực có nền đất không ổn định.
+ Triệt để lợi dụng các sông rạnh tự nhiên để làm kênh tiêu; nếu cần có thể nạo vét các mương rạch để làm nơi nhận nước tiêu;
+ Có thể kết hợp kênh tiêu nước với kênh - rạch giao thông.
3.2. Xác định tác hại của sự ngập úng đối với cây chôm chôm
Ở những vùng đất trũng thấp thường xuyên bị ngập nước, nếu việc thoát nước không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chôm chôm. Nếu cây bị ngập úng trong thời gian dài sẽ làm cây ngừng sinh trưởng, nặng hơn thì cây sẽ chết. Vì vậy việc tiêu nước cũng cần phải được chú ý trong quá trình trồng cây chôm chôm.
Vườn chôm chôm chịu ảnh hưởng và bị thiệt hại với những mức độ khác nhau, nguyên nhân là do:
Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa (từ ngập lụt) bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.
Đất bị ngập nước chiếm hết các tế khổng, nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp (chỉ sau 24-48 giờ), đất trở nên bão hoà nước và rễ rất dễ bị huỷ hoại.
Do cao trình thấp, khả năng thoát lũ kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (hiện tượng úng cục bộ hay từng phần) làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.
Các nguyên nhân này làm đất bị thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các độc chất khác, rễ bị "nghẹt" và sau đó bị thối. Hậu quả này làm các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophtthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây chôm chôm trong và sau mùa lũ.
Khả năng chịu ngập của cây chôm chômthay đổi tuỳ thuộc vào:
- Giống trồng trọt: chôm chôm nhãn chịu ngập kém hơn chôm chôm dính
- Tuổi cây: Cây tơ (chưa cho trái) chịu ngập kém hơn cây trưởng thành hoặc đã trồng lâu năm trên 10 năm.
- Tình trạng cây: Cây đang phát triển sinh khối (ra đọt, phát triển rễ tơ, ra hoa mang trái) phải tiêu tốn nhiều năng lượng dự trữ nên khả năng chịu đựng cũng kém hơn.
- Biện pháp canh tác: Cũng tác động đến khả năng chịu ngập của các loài cây ăn quả. Bón phân (nhất là khi thừa N và P) trong khoảng một tháng trước khi bị ngập hay mưa dầm làm khả năng chịu đựng của cây rất nhiều.
3.3. Tiêu nước cho vườn chôm chôm
Tiêu nước hay thoát thủy là biện pháp kỹ thuật nhằm rút bớt nước ứ đọng trong đất ruộng nhiều quá mức khiến sự sống, tăng trưởng và năng suất cây trồng có thể bị ảnh hưởng.
Việc tiêu nước trong đất còn có ý nghĩa trong việc cải tạo đất, rửa mặn, xả phèn, tạo thông thoáng cho tầng rễ và hạn chế mầm bệnh có hại cho cây trồng. Tiêu nước đôi khi cần thiết để tạo thuận lợi cho việc đi lại trong đồng ruộng hoặc cơ giới hóa.
Lợi ích của việc tiêu nước kịp thời:
- Đất sẽ được thoáng khí hơn và cây trồng dễ dàng hấp thu dưỡng khí;
- Khi mực nước ngầm được hạ thấp, rễ cây dễ dàng phát triển sâu hơn và hấp thu nhiều dưỡng chất trong đất hơn;
- Đất khô ráo giúp cho người cũng như các thiết bị cơ giới thuận tiện di chuyển để chăm sóc cây;
- Đất được tiêu nước sẽ giúp các vi sinh vật hiếu khí họat động mạnh làm cho sự phân hủy các chất hữu cơ trong đất nhanh hơn, thúc đẩy quá trình nitrat hóa (phân giải đạm);
- Sự tiêu nước sẽ làm hạn chế các mầm bệnh và côn trùng phát triển;
- Tiêu nước đúng kỹ thuật có thể làm giảm hiện tượng xói mòn đất.
Để tiêu nước tốt cho cây chôm chôm, trước khi trồng nên chuẩn bị liếp với những mương tưới nước vào mùa nắng và thoát nước vào mùa mưa.
Mương tiêu nước và mương tưới và tiêu nước
Để hạn chế tác hại do ngập lụt cần xử lý vườn cây chôm chôm ở ba thời điểm khác nhau: trước mùa mưa lũ, trong mưa lũ và phục hồi cây sau mưa lũ.
-
Trước mùa lũ
- Tôn cao đất liếp, gia cố đê bao chắc chắn.
- Dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp sau đó rải phân nhằm giúp phân bón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn, hạn chế gây tổn thương rễ cây.
- Tu sửa lại mương máng, cống thoát nước để thoát nước nhanh khi mưa to, đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m. Chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống úng.
- Khi mưa liên tục cần thiết phải đào rãnh phụ sâu 40 cm để dẫn nước mưa thoát nhanh từ liếp ra mương.
- Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập.
- Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.
- Không nên bón nhiều phân đạm, vì phân đạm sẽ kích thích cây ra đọt non.
- Không nên bón phân hữu cơ cho vườn cây vì phân hữu cơ sẽ làm tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng thì rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.
- Để tránh hiện tượng rửa trôi thì cắt bớt cỏ chỉ giữ lại gốc. Có thể chọn loại cỏ họ hoà bản như cỏ sả để vừa kết hợp cho đất liếp vườn được tốt vừa tận dụng cho chăn nuôi.
- Có thể bồi sình trả lại lớp đất mặt cho liếp làm hàng năm hoặc hai năm một lần nhưng nên chú ý đến tầng phèn nếu bỏ lên trên mặt liếp thì chắc chắn mặt liếp sẽ bị phèn. Bề dày của lớp sình bồi phải vừa phải (khoảng 5 phân).
- Cần bón thêm vôi để hạ phèn và làm giảm đi mầm bệnh trong đất
-
Trong mùa mưa
- Chỉ nên bón phân vô cơ mà không nên bón hữu cơ, vì bón phân hữu cơ sẽ tiêu hao không khí trong đất và dễ làm cho rễ cây thiếu không khí.
- Việc bón phân vô cơ tùy theo từng giai đoạn của cây: nếu cây đang mang trái thì cần nhiều đạm và kali, nếu thúc ra đọt thì cần nhiều đạm và lân.
- Với những vườn điều khiển cho cây ra trái nghịch vụ thì cần ngay các công việc hãm tỉa.
- Để chống lại sự rửa trôi nên xới xáo nhẹ vườn trước lúc bón. - Rất cần thiết bón thêm 500 kg vôi cho mỗi ha vì ngoài tác dụng giải phóng các dinh dưỡng bị keo đất giữ chặt, hoá giải các độc tố trong đất còn có ý nghĩa
cung cấp Canxi trực tiếp cho cây, chất lượng trái ngon hơn. - Vào mùa mưa, cỏ là những bơm sinh học làm tầng đất sâu mau khô ráo. Do đó, không nên diệt mà chỉ cắt thấp bớt.
- Bổ sung vi lượng: khắc phục hiện tượng thiếu vi lượng bằng cách sử dụng các muối sunphát của như: ZnSO4, CuSO4, MnSO4, FeSO4. Những hóa chất này đều có bán ngoài thị trường với giá rất rẻ, có thể hòa với nước để phun lên lá với liều lượng 2gr/lít (32 gram/bình 16 lít).
- Rửa cây:
+ Nếu vườn thâm canh thì sau mỗi cơn mưa phải dùng nước tưới phun để rửa cây, nếu cây đã lớn thì có thể trèo lên cây, hoặc ngoắc vào sào để rung để làm sạch nước mưa.
+ Để chống lại các bệnh trên chồi non cần tỉa cành thông thoáng, phun thuốc gốc đồng (hoặc đồng đỏ), nếu có điều kiện nên bao trái.
+ Phun urea 2% lên tán lá non sẽ đẩy nhanh tiến trình thành thục.
+ Để hạn chế các bệnh nấm rễ thì có thể tưới thuốc vào đất (trước lúc tưới cần xới xáo) kết hợp với rải vôi, quét vôi lên thân cây.
-
Khôi phục vườn cây ăn trái sau mùa lũ
- Sau mùa lũ nếu chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ rất dễ ảnh hưởng đến năng suất của những vụ sau. Nguyên nhân của sự thiệt hại này là do:
+ Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt làm đất không còn thoáng khí.
+ Đất ngập bị chiếm hết các tế bào khổng nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp, đất trở nên bão hoà nước và rễ dễ bị huỷ hoại.
+ Do cao trình thấp, khả năng thoát nước kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao làm hạn chế và huỷ hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.
+ Các nguyên nhân trên làm rễ thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các độc chất khác, rễ bị “nghẹt” sau đó bị thối. Hậu quả là các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây trong và sau mùa lũ.
+ Hiện tượng nghẹt rễ cũng đồng thời làm cây bị “stress”, tổng hợp ethylene bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng rụng, nhất là sau khi nước rút.
Do đó cần áp dụng các biện pháp khắc phục:
- Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (dài 8 - 10 cm) để phá váng, giúp đất được thông thoáng.
- Đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây.
- Nên phun phân NKP 7-17-12 (loại có tỷ lệ đạm thấp) (100g/10 lít nước) đều lên thân, lá; cách 5 ngày phun lại lần 2, sẽ hạn chế cây ra đọt non và giúp lá mau già.
- Cắt tỉa cành non, trái non sau khi phun phân NKP 7-17-12 đoạn vườn cây bị ngập úng.
- Nên sử dụng phân bón lá có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng như: N, P, K, Ca, Mg, S, Fe...
- Nên xới nhẹ, phá váng ở lớp đất mặt và đào rãnh để nước rút nhanh ra khỏi mặt líp. Lúc này có thể bón phân trực tiếp lên mặt líp vì khi nước rút rễ cây bắt đầu rút xuống sâu nên sẽ không bị ảnh hưởng.
- Khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương (dựa vào triều kém hoặc bơm thoát nước) để hạ nhanh mực thuỷ cấp trong liếp, giúp rễ mau thông thoáng hơn.
- Cần cung cấp thêm chất vôi cho vườn cây ăn trái trong giai đoạn này với liều lượng từ 0,5 - 1 kg cho mỗi gốc (khoảng 500 kg - 1.000 kg/ha).
Chú ý trị các loại bệnh do nấm tấn công ở vùng gốc và rễ cây bằng các loại thuốc thích hợp.
- Khi cây phục hồi, sử dụng các loại phân bón lá: YOGEN, KOMIX, WEHG... phun ướt đều tán lá để kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm - Trồng mới
Xác định kích thước hố trồng chôm chôm, xác định loại phân và lượng phân bón lót cho cây chôm chôm, cắm cọc định vị, tưới nước, che mát, tủ gốc cho chôm chôm mới trồng
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón