Quy trình bón phân cho cây chè Tây Nguyên và Miền Bắc
(Áp dụng cho tất cả giống chè vùng Tây Nguyên và chè Miền Bắc)
-
Yêu cầu về đất trồng chè
Cây chè ưa đất chua, độ chua pHKCL thích hợp nhất từ 4,5 đến 5,5. Nếu pHKCL < 3,0 lá chè xanh xẫm, có cây chết; pHKCL > 7,5 cây ít lá, ít búp, vàng cằn. Độ dày tầng đất mặt tối thiểu là 60cm. Thành phần cơ giới thích hợp từ thịt nhẹ đến thịt nặng, giữ ẩm, thoát nước nhanh, tơi xốp, dễ làm đất. Độ sâu mực nước ngầm phải trên 1,0m vào mùa mưa. Độ dốc không quá 25o để trồng chè.
-
Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè
Theo kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của cây chè để có được 2 tấn búp chè khô/ha, cây chè cần lượng chất dinh dưỡng cây trồng như sau: 144kg N; 71kg P2O5; 42kg K2O; 24kg MgO; 40kg CaO; 4.828g Fe; 9.557g Mn; 760g Zn; 760g Cu và 520g B. Khi năng suất đạt 3 tấn búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp 2 lần lượng dinh dưỡng trên.
Đồi chè Bảo Lộc - Lâm Đồng (Ảnh: Internet)
1. Chuẩn bị đất và bón phân lót cho cây chè
* Lượng phân và loại phân (tính cho 1ha)
- Phân chuồng đã ủ hoai mục: 25 - 30 tấn
- Supe lân: 600 - 800 kg
Có thể thay thế bằng phân lân vi sinh hoặc phân hữu cơ theo hướng dẫn trên bao bì.
* Cách bón phân lót trước khi trồng chè
Trộn đều phân trước khi bón, chia lượng phân cho từng lô, rải đều phân xuống đáy rãnh (hoặc hố), đưa lớp đất mặt (khoảng 3 - 5cm) trộn đảo đều phân với đất, phủ một lớp đất mặt dày 3 - 5cm lên trên cùng.
Ở những nơi đất có độ dốc cao thì nên phủ một lớp nilon lên trên. Khi trồng cây chỉ việc đục lỗ và trồng cây.
* Thời gian bón lót trước khi trồng chè: Trước khi trồng cây nửa tháng đến 1 tháng.
2. Bón phân cho chè thời kỳ kiến thiết cơ bản
2.1. Cách 1: Bón phân đơn cho cây chè
* Chè tuổi 1: (Nhu cầu: 40kg N, 30kg P2O5, 30kg K2O/ha), cụ thể:
- 87kg Urê: Chia làm 2 lần bón tháng 2 - 3 và 6 - 7
- 176kg Supe lân bón 1 lần vào tháng 2 - 3
- 50kg Kali Clorua bón 1 lần vào tháng 2 - 3
* Chè tuổi 2: (Nhu cầu: 60kg N, 30kg P2O5, 40kg K2O/ha), cụ thể:
- 130kg Urê: Chia làm 2 lần bón tháng 2 - 3 và 6 - 7
- 176kg Supe lân bón 1 lần vào tháng 2 - 3
- 67kg Kali Clorua bón 1 lần vào tháng 2 - 3
* Chè tuổi 3: (Nhu cầu: 80kg N, 40kg P2O5, 60kg K2O/ha), cụ thể:
- 174kg Urê: Chia làm 2 lần bón tháng 2 - 3 và 6 - 7
- 235kg Supe lân bón 1 lần vào tháng 2 - 3
- 100kg Kali Clorua bón 2 lần vào tháng 2 - 3 và 6 - 7.
2.2. Cách 2: Bón phân hỗn hợp NPK cho cây chè
|
Lượng bón (kg/ha) |
||
Loại phân (Tỷ lệ 2.1.1) |
Chè tuổi 1 |
Tuổi 2 |
Tuổi 3 |
NPK 10.5.5 |
350 - 450 |
550 - 650 |
750 - 850 |
NPK 12.6.6 |
300 - 400 |
450 - 550 |
625 - 725 |
NPK 16.8.8 |
200 - 300 |
325 - 425 |
450 - 550 |
NPK 20.10.10 |
150 - 250 |
250 - 350 |
350 - 450 |
Loại phân (Tỷ lệ 3.1.1) |
|
|
|
NPK 12.4.4 |
300 - 400 |
450 - 550 |
625 - 725 |
NPK 15.5.5 |
200 - 300 |
350 - 450 |
475 - 575 |
NPK 18.6.6 |
175 - 275 |
275 - 375 |
375 - 475 |
NPK 24.8.8 |
150 - 250 |
200 - 300 |
275 - 375 |
Có thể chia lượng phân trên làm 2 lần bón: Lần 1 vào tháng 2 - 3 (60% lượng phân), lần 2 vào tháng 6 - 7 (40%) lượng phân.
2.3. Cách bón phân cho cây chè thời kỳ kiến thiết cơ bản
- Đối với chè 1, 2 tuổi: Dùng cuốc, xẻng trộn đều phân, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 25 - 30cm, lấp kín.
- Đối với chè 3 tuổi: Dùng cuốc, xẻng trộn đều phân, bón sâu 6 - 8cm, cách gốc 30 - 40cm (do lúc này tán rộng hơn chè 1,2 tuổi), lấp kín.
Đồi chè Tân Cương - Thái Nguyên (Ảnh: Internet)
3. Bón phân cho chè thời kỳ kinh doanh
3.1. Bón bổ sung phân hữu cơ và phân lân (bón lót) cho cây chè
Ở giai đoạn kinh doanh nên bón bổ sung phân hữu cơ cho cây chè với chu kỳ 2 hoặc 3 năm 1 lần tùy theo chất đất tốt hay xấu. Đất giầu mùn thì 3 năm, đất ít mùn thì 2 năm một lần bón lót.
Lượng phân hữu cơ là 15 - 30 tấn/ha + 500 - 600 kg Suppe lân/ha, bón sâu 15 - 20cm ở vị trí giữa hai hàng chè. Phân được trộn đều rải mỏng dọc rãnh, trộn đều với đất. Bón sau khi đốn chè vào cuối tháng 11 đến tháng 12.
3.2. Bón thúc cho cây chè bằng phân đơn (Đạm Urea, Lân Supe, Kali Clorua)
-
Xác định lượng phân theo năng suất đọt
|
Năng suất (tạ/ha) |
|||
|
< 60 |
60 - 80 |
80 - 120 |
> 120 |
Phân đơn |
Lượng phân bón (kg/ha) |
|||
Urea |
200 - 250 |
260 - 400 |
390 - 650 |
650 - 1000 |
Supe lân |
250 - 350 |
350 - 600 |
600 - 950 |
950 - 1200 |
Kali Clorua |
100 - 130 |
150 - 300 |
200 - 350 |
300 - 500 |
-
Thời điểm và lượng phân đơn bón cho cây chè
+ Đối với năng suất đọt < 80 tấn/ha:
- Lân Supe bón 1 lần (100% lượng) vào tháng 2
- Đạm Urea bón 3 hoặc 4 lần vào các tháng 2; 4; 6; 8 chia thành tỷ lệ 40 - 20 - 30 - 10% (hoặc 40 - 30 - 30%)
- Kali Clorua bón 2 lần vào các tháng 2; 4 chia thành tỷ lệ 60 - 40%
+ Đối với năng suất đọt > 80 tấn/ha:
- Lân Supe bón 1 lần (100% lượng) vào tháng 2
- Đạm Urea bón 4 - 5 lần vào các tháng 1; 3; 5; 7; 9 chia thành tỷ lệ 30 - 20 - 20 - 20 - 10% (hoặc 30 - 20 - 30 - 20%)
- Kali Clorua bón 2 - 3 lần vào các tháng 1; 5; 9 chia thành tỷ lệ 60 - 30 - 10% (hoặc 60 - 40%)
3.3. Bón thúc cho cây chè bằng phân hỗn hợp NPK
-
Lựa chọn loại phân bón, công thức NPK chuyên dùng cho cây chè
+ Tỷ lệ dinh dưỡng NPK bón tốt nhất cho cây chè là N/P/K = 2 - 3/1/1. Điều này có nghĩa là nên phối hợp giữa 3 yếu tố Đạm, Lân và Kali theo tỷ lệ cứ 2 đến 3 phần Đạm thì có 1 phân lân và 1 phần Kali để bón cho chè thời kỳ kinh doanh. Trong thương trường hiện nay có rất nhiều loại phân tổng hợp với các tỷ lệ N:P:K theo các công thức phối trộn rất khác nhau. Chúng ta nên chọn loại có tỷ lệ phối trộn N:P:K - 2:1:1 như 10 - 5 - 5; 12 - 6 - 6; 16 - 8 - 8; 20 - 10 - 10; hoặc N:P:K - 3:1:1 như 12 - 4 - 4; 15 - 5 - 5; 18 - 6 - 6; 24 - 8 - 8.
-
Công thức và lượng phân bón cho cây chè
|
Năng suất (tạ/ha) |
|||
|
< 60 |
60 - 80 |
80 - 120 |
> 120 |
Loại phân (Tỷ lệ 2.1.1) |
Lượng phân bón (kg/ha) |
|||
NPK 10.5.5 |
1000 - 1200 |
1300 - 1700 |
2200 - 2500 |
4000 - 5000 |
NPK 12.6.6 |
850 - 950 |
1100 - 1300 |
1800 - 2200 |
3200 - 4000 |
NPK 16.8.8 |
600 - 800 |
800 - 1100 |
1300 - 1700 |
2400 - 3200 |
NPK 20.10.10 |
500 - 600 |
650 - 850 |
1100 - 1300 |
2000 - 2500 |
|
Năng suất (tạ/ha) |
|||
|
< 60 |
60 - 80 |
80 - 120 |
> 120 |
Loại phân (Tỷ lệ 3.1.1) |
Lượng phân bón (kg/ha) |
|||
NPK 12.4.4 |
900 - 1000 |
1200 - 1350 |
1900 - 2200 |
3500 - 4000 |
NPK 15.5.5 |
700 - 800 |
900 - 1100 |
1500 - 1800 |
2600 - 3200 |
NPK 18.6.6 |
550 - 650 |
700 - 900 |
1200 - 1500 |
2200 - 2800 |
NPK 24.8.8 |
400 - 500 |
550 - 700 |
900 - 1200 |
1600 - 2000 |
-
Thời điểm bón phân cho cây chè
Đối với cây chè miền Bắc (Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Phú Thọ…)
- Vụ Xuân: Bón vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3; thời gian hái vào tháng 3-4
- Vụ Hè Thu: Bón vào đầu tháng 5 hoặc tháng 6; thời gian hái tháng 5 - 10.
- Vụ Thu Đông: Bón vào tháng 8 hoặc đầu tháng 9, thời gian hái vào tháng 11 và tháng 12
Đối với cây chè tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai…)
Cả năm bón 3 lần, lần 1 trước khi nẩy mầm bón 1/2 lượng phân, lần 2 bón 1/4 số lượng sau khi hái chè xuân, lần 3 bón 1/4 số lượng vào tháng 6 để thúc chè thu.
3.4. Phương pháp bón phân cho cây chè thời kỳ kinh doanh
Cách bón giữa các thời kỳ tương tự nhau: Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm, giữa hàng, lấp kín.
Hoặc tuỳ chất đất, bộ rễ, khí hậu và thể cây để bón. Lấy thân chính làm trục. Bộ rễ phân bố bán kính cách gốc: 15 - 25cm, ở độ sâu 20 - 50cm. Vậy đào rãnh sâu 20cm cách gốc 15 - 25cm bón và lấp đất. Không nên bón rải trôi phân. Với chè con thì cuốc váng móng ngựa cách gốc 30cm bón. Ngoài ra còn bón phân theo đường ống tưới bằng nhựa PE.
Đối với nương chè tuổi lớn, mất khoảng < 40% cần tiến hành phục hồi. Đào hố hay hố trồng rộng 40cm, sâu 30cm bón phân hữu cơ lượng 2,5 - 3kg/gốc, trộn đất lấp kín trước khi dặm ít nhất 1 tháng. Những điểm mất khoảng liên tục tiến hành gieo cây phân xanh, bổ sung cây bóng mát như chè kiến thiết cơ bản trên đất phục hoang.
Đồi chè Mộc Châu - Sơn La (Ảnh: Internet)
4. Sử dụng vôi và các dinh dưỡng trung, vi lượng bón cho chè:
4.1. Sử dụng vôi bón cho chè
Trong điều kiện đất quá chua, nhiều nhôm di động nên dùng vôi 1 lần với liều lượng từ 700 - 1.500kg/ha. Thời gian bón vào đầu năm (tháng 1 - 2).
Biện pháp khử chua hữu hiệu là dùng phân khoáng ít gây chua kết hợp với chế độ sử dụng chất hữu cơ tại chỗ để cải thiện đất đai.
4.2. Bổ sung dinh dưỡng trung, vi lượng cho cây chè
Để bổ sung dinh dưỡng trung, vi lượng cho cây chè giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng chất lượng, màu sắc và độ ngon của chè thương phẩm, bón phân trung vi lượng cho cây chè cần lựa chọn những sản phẩm như:
Phân bón Canxi Bo, Magie Sunphat (MgSO4.H2O), Sắt Chelate (FeEDTA) (không sử dụng Sắt vô cơ như FeCl2, FeSO4 .H2O vì sắt này dễ bị kết tủa trong đất), Đồng Sunphat (CuSO4.2H2O), Kẽm Sunphat (ZnSO4.H2O), Mangan Sunphat (MnSO4.2H2O), Axit Boric (H3BO3)…
Hoặc có thể dùng các chế phẩm hỗn hợp trung, vi lượng bán sẵn trên thị trường, lượng bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
5. Lưu ý khi lựa chọn loại phân bón cho cây chè
- Phân động vật cần ủ hoai mới dùng. Nếu không khi lên men làm nóng rễ chè không tốt. Phân hữu cơ bảo đảm chất hữu cơ > 60%. Đất có hàm lượng hữu cơ dưới 1% cần bón phân hữu cơ có 60% chất hữu cơ. Đất có > 3% hữu cơ thì không cần bón phân hữu cơ nhiều. Độ kiềm, axít trong phân không được nhiều. Bón phân hoá học thì nguyên tố N là chính, thứ yếu là lân. Phân vi lượng không bón quá lượng khuyến cáo hoặc quá nhu cầu của cây chè làm cây bị ngộ độc hoặc giảm phẩm chất chè thương phẩm. Lượng phân bón phải tuỳ giống, tuổi cây, thể cây mà bón.
- Việc bón phân cho chè cần phải cải tiến sao cho phù hợp với giống chè, vùng sản xuất và nguyên liệu cho chế biến.
-
Kỹ thuật chăm sóc cây chè: Tưới nước, giữ ẩm cho chè
Nhu cầu nước của cây chè ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau, quy trình tưới nước, giữ ẩm cho cây chè ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển...
-
Kỹ thuật chăm sóc cây chè: Quy trình kỹ thuật đốn chè
Quy trình kỹ thuật đốn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh, thực hiện các phương pháp đốn chè tại các thời kỳ đúng qui trình kỹ thuật, làm cho cây chè có bộ khung tán đồng đều...
-
Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên cây chè
Nhận biết về các loại sâu, bệnh gây hại trên cây chè và khái niệm về phòng trừ tổng hợp sâu. Các biện pháp trong quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây chè...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô