Phương pháp thu hái và bảo quản hoa cúc sau khi thu hoạch
Cây hoa cúc là loại hoa mà được nhiều người dân tiêu thụ nhất, đặc biệt là cây cúc cành. Vào những ngày rằm, mùng 1, ngày tết thường sử dụng hoa cúc để cắm vào bình để bàn gia tiên nhằm tưởng nhớ đến người đã khuất và hoa cúc họ tin rằng mang lại nhiều may mắn. Chính vì vậy, hoa cúc là loài hoa được nhiều người tiêu thụ nhất hiện nay.
Cây hoa cúc để được tươi lâu sau khi cắt cành thì cần phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, nước,… Chính vì vậy, đòi hỏi người trồng cần bảo quản cẩn thận để có thể bảo quản được hoa tươi lâu đến tay người tiêu dùng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản hoa được lâu hơn sau khi thu hoạch cắt hoa ngoài vườn.
Thu hoạch và bảo quản cúc tươi lâu sau thu hoạch
1. Xử lý hoa trước khi thu hoạch
- Trước khi thu hoạch cắt cành hoa cúc để xuất ra ngoài tiêu thụ, người trồng cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây, để giữ cho cây được tươi lâu hơn và bền màu hơn.
- Trước khi thu hoạch 7-10 ngày người trồng cần bón bổ sung thêm một đợt phân bón cho cây. Pha loãng phân lân và kali với nước sạch tưới cho cây liều lượng 150kg supe lân, 60kg kali clorua tưới cho 1 ha. Đối với 1 sào Bắc Bộ sử dụng 5,5 kg supe lân + 2,5 kg kali clorua và kết hợp phun thuốc trừ sâu bệnh hại nếu trên cây có hiện tượng.
- Trước khi cắt hoa đi tiêu thụ 1 ngày cần tưới nước đẫm cho cây để cho cây có đầy đủ nước trước khi cắt cành. Việc tưới nước trước khi cắt cành giúp cho cành ở trạng thái đủ nước và giúp cho cành có thể cung cấp cho hoa được tươi lâu hơn. Khi tưới nước cho cây hoa cúc chỉ nên tưới vào gốc cây, không nên tưới lên cánh hoa tránh giập nát cánh hoa và đọng nước gây úng hoa.
Tưới nước cho cây hoa cúc trước khi thu hoạch hoa 1 ngày
- Hoa phải tươi tốt, không bị sâu bệnh hại, không giập xước và úng thối hoa.
- Hoa đảm bảo thẩm mỹ có hình dáng đẹp. Có sự cân đối giữa hoa, lá và thân. Cành khoẻ, hoa thẳng, màu sắc đặc trưng, kích thước và tiêu chuẩn đạt yêu cầu đặt hàng của thị trường.
2. Thu hoạch hoa cúc
- Khi thu hoạch hoa cúc cần chú ý đến độ tươi héo của hoa và hoa nở của cây để có thể tiến hành cắt cây hoa.
- Thu hoạch khi hoa đã nở hoàn toàn hoặc nở khoảng 2/3 số cánh với các giống cúc đơn (1 bông/cây) và nở 2/3 số hoa/cành với cúc chùm (nhiều bông/cây).
- Cây hoa cúc khi cắt cành thường bị ảnh hưởng bởi nguồn dinh dưỡng và nguồn nước để cung cấp cho thân, lá, hoa từ cây mẹ bị ngắt. Chính vì vậy, lúc này cành hoa tự cung cấp nước và dinh dưỡng được dự trữ trong cơ thể để nuôi hoa và cành. Khi cắt cành cần chú ý đến thời gian cắt cũng như kỹ thuật cắt tỉa cho đúng kỹ thuật.
Xem thêm - Vitamin B1 (Thiamin 99%) nguyên chất (Tăng sinh trưởng cây trồng, vật nuôi) |
- Thời gian thu hoạch hoa tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát, bởi ở thời điểm này nhiệt độ ngoài trời đang còn mát, khi cắt cành sẽ tránh được tình trạng bốc hơi nước nhanh của cành hoa cúc. Không nên cắt cành cho cây hoa cúc vào buổi trưa, vì lúc này nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh, khó hồi phục.
- Ở vị trí cắt cần chú ý nên cách mặt đất 5-10cm, dùng dao sắc cắt vát. Khi cắt xong dốc ngược cành xuống để tránh tình trạng nước giống và thoát hơi nước nhanh và tránh được tình trạng những bông hoa đã nở không bị gãy, dập.
- Sau khi cắt hoa xong không nên đặt hoa cắt lên trên mặt đất, nơi bẩn và tránh làm giập ná hoa, như vậy cành rất dễ các vi khuẩn và nấm gây hại xâm nhập vào các cành hoa, làm cành nhanh bị hư hỏng, thối nhũn.
- Hoa thu hoạch nên cắm ngay vào nước khử ion hoặc tốt nhất nên cắm ngay vào dung dịch bảo quản và chuyển vào buồng hạ nhiệt để xử lý hoa.
3. Bảo quản và xử lý hoa sau khi thu hoạch
Hoa sau khi thu hoạch rất dễ bị các hư tổn và vi khuẩn xâm nhập, chính vì vậy khi đưa hoa về phòng đông lạnh để bảo quản nên cắt thân hoa lại một lần nữa khoảng 1-1,5 cm để cây hoa sạch bệnh, ngâm trong nước ấm 33-38oC trong khoảng 20 phút. Bên cạnh đó nên cắt tỉa những lá già, lá bị vàng, úa, lá bị sâu bệnh hại, không đẹp.
3.1. Phân loại cành hoa
- Trước khi đưa hoa vào bảo quản cần được chọn lọc theo các tiêu chuẩn trên cây và phân loại hoa theo độ tuổi hoặc độ nở của hoa ngay tại vườn hoặc ở kho.
- Nên loại bỏ những hoa bị giập, sâu bệnh hại, cành héo, cành nở không đồng đều, cành bị cong vẹo,… những cành không đảm bảo về độ thẩm mỹ cũng như kích thước hoa mà người tiêu dùng yêu cầu. Những cành đạt tiêu chuẩn chất lượng nên chia, phân loại theo đô tuổi của hoa. Có thể chia hoa theo hai loại như sau:
+ Loại 1: Những cành to mập, bông nở đều đẹp, không bị gãy cánh, các cánh hoa đều nhau, xếp thành một bó 50-100 cành.
+ Loại 2: Những cành còn lại xấu hơn xếp thành từng bó nhỏ hơn.
Phân loại cành hoa giúp bán giá thành cao hơn
- Dùng bình xịt, phun sương tưới ít đẫm lá nhưng không nên để đọng nước trên mặt hoa, sau đó đưa vào chỗ mát, kín gió hay phòng lạnh để bảo quản.
3.2. Xử lý hoa bằng dung dịch bảo quản
- Sau khi phân loại cành, ngâm vào dung dịch STS (Silverthiosulphate) 0,1%, ngập sâu 8 – 10 cm chiều dài cành, trong thời gian 10 phút, dùng bình phun mù, phun ướt đẫm lá, không để nước đọng trên hoa. Ngoài ra có thể sử dụng một số dung dịch bảo quản khác như đường Saccaroza 2 – 5%, 8 – HQC (8 Hyđroxy quinoline citrate) 200 ppm hoặc Chlorin 5- 10 ppm, BA (Benzyl Ađenin) 2- 5 ppm, bổ sung thêm axit Citric để pH của dung dịch từ 3 – 3,5. Thời gian cắm 5- 10 giờ trong dung dịch trên và để nhiệt độ khoảng 10°c, độ ẩm 85 – 90%. Ngoài ra có thể nhúng hoa vào dung dịch đường 2% + AgNO3 50 ppm hoặc đường 2% + Hypoclorite Natri 50 ppm.
Ngâm cành hoa cúc vào nước để bảo quản hoa
3.3. Hạ nhiệt độ cho hoa
- Sau khi đóng gói rất khó làm lạnh hoa, do mật độ hoa,dày, cường độ hô hấp và nhiệt độ môi trường cao, tất cả các yếu tố này tạo cho khối hoa có một lượng nhiệt lớn. Như vậy, nhất thiết phải làm lạnh hoa trước khi bó và bao gói hoa đã được xử lý bằng dung dịch bảo quản, cắm trong nước ấm 21 – 27ºC, pH từ 3 – 3,5. Đặt trong buồng hạ nhiệt từ từ để hạ nhiệt cho hoa từ 20°C xuống 5°C/5 giờ, nhằm tránh những tác động xấu về sốc nhiệt đối với hoa.
3.4. Bó hoa
- Tránh đọng nước trên mặt hoa sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, khi nhiệt độ của hoa xuống 5°C, xếp từng bông vào giá đựng, khi bề mặt lá và hoa không còn đọng nước thì tiến hành bó.
3.5. Bao gói
- Khi nhiệt độ của hoa trong bó đạt 5°C, mỗi bó bao gói bằng màng LDPE (Low Density Poly Ethylene) dày 0,01 mm, xếp vào trong các thùng carton có chiều dài 120 cm, chiều rộng 60 cm, chiều cao 60 cm để vận chuyển đi xa. Với mỗi thùng này có thể xếp 1.500 bông hoa cúc. Thùng carton được đục các lỗ xung quanh để cành hoa vẫn có thể hô hấp được. Trước khi cho hoa vào thùng không được để nước đọng trên cành, lá. Đậy nắp thùng và cho lên các xe vận chuyển chuyên dụng. Việc bao gói trên nhằm duy trì độ ẩm thích hợp trong bó hoa, dễ dàng giải phóng nhiệt và Etylen trong các bó hoa.
3.6. Xếp thùng hoa vào kho và bảo quản
Các thùng hoa xếp trong kho bảo quản phải đảm bảo độ thông thoáng để không khí của kho có thể lưu thông dễ dàng đến các thùng đựng hoa. Giữa các lớp hay các chồng để các khe hở 5 – 10 cm.
Nhiệt độ trong kho duy trì 2 – 5°C, độ ẩm tương đối 85% nhằm giảm cường độ hô hấp của hoa và các hoạt động trao đổi khác, giảm sự hao hụt chất khô dự trữ trong hoa, sự thoát hơi nước, sự sản sinh cũng như tác động của Etylen và giảm sự sinh trưởng của nấm, khuẩn gây hại.
4. Tiêu thụ
Trong khi tiêu thụ cũng như cắm hoa trang trí nên cắm vào nước sạch, mềm có pH từ 3 – 4. Nếu có điều kiện, tốt nhất nên cắm hoa vào dung dịch bảo quản trong suốt thời gian tiêu thụ cũng như trang trí.
-
Cách kích thích cho cây hoa cúc nở đúng dịp tết
Để cây hoa cúc có thể nở hoa đúng theo ý muốn thì việc chăm sóc cũng như sử dụng các chất kích thích sinh trưởng cho cây giúp cây nở hoa đúng thời điểm vào dịp tết là điều quan trọng.
-
Làm cách nào để cây hoa cúc phát triển nhanh và nở hoa đúng thời điểm?
Sử dụng Gibberellic với với nồng độ: 3-5ppm có nghĩa là 3-5g/1000L nước. Khi sử dụng có tác dụng kích thích cho cây hoa cúc ra hoa trước đó khoảng 7-10 ngày tùy vào từng loại giống hoa.
-
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây hoa cúc của một số nhà vườn trồng đón tết Nguyên Đán
Cây hoa cúc là loại cây dễ sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên nếu người trồng không có kinh nghiệm sẽ dễ khiến cây bị sâu bệnh hại tấn công và gây chết cây.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô