Những lưu ý khi sử dụng các loại phân bón
(Tìm hiểu cách phân loại dinh dưỡng cây trồng và phân bón tại mục Dinh dưỡng cây trồng)
1. Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm
- Bảo quản phân đạm (đặc biệt là phân Urê) trong các túi nilông. Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo
- Bón theo yêu cầu và đặc điểm sinh lý của cây trồng. Không nên bón đạm nhiều, vượt quá yêu cầu của cây vì không những làm tăng chi phí sản xuất mà còn gây hại cho cây và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Ví dụ: Cây họ đậu chỉ nên bón với lượng 20 - 30 kg N/ha, ngược lại các loại cây ăn lá, thân cần bón đạm với lượng lớn hơn
- Bón đúng liều lượng còn cần bón cân đối với lân và kali. Tránh bón thừa đạm trong khi không chú ý đến các loại phân khác như lân và kali có thể gây tình trạng cây sinh trưởng quá mức, dễ đổ, chậm ra hoa, tỷ lệ hạt lép cao, quả dễ rụng, phẩm chất quả giảm.
Ví dụ: Hiện tượng lúa, lạc (đậu phộng) bị lốp...
Ruộng lúa bị lốp đổ do bón thừa đạm
Mặt khác bón không cân đối còn làm trầm trọng thêm mức độ tác hại do sâu bệnh.
Lựa chọn loại phân cần bón căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu dinh dưỡng của, đặc điểm, tính chất đất. Đối với các loại cây trồng cạn như: ngô, mía, bông v.v.. bón đạm nitrat là thích hợp, nhưng đối với lúa nước nên bón đạm amoniclorua hoặc sulphatamon. Dạng phân đạm chứa NO3-không nên bón tập trung với lượng lớn nhằm hạn chế sự rửa trôi
Chú ý bón ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh (thời kỳ cây con, khi cây phân cành, đẻ nhánh). Cây họ đậu nên bón đạm sớm, trước khi nốt sần được hình thành, khi bộ rễ đã có nốt sần không nên bón đạm, vì có thể ức chế hoạt động cố định đạm không khí của vi khuẩn nốt sần. Trong thực tế việc bón phân đạm cho cây họ đậu nên tiến hành trước khi cây có 3 lá kép.
- Bón đạm cần dựa vào đặc điểm của đất và tính chất của loại phân sử dụng:
+ Phân có phản ứng kiềm nên bón cho đất chua
+ Phân có phản ứng chua nên bón cho đất kiềm
+ Các loại đất giàu đạm như: đất lầy thụt, đất hẩu chỉ bón ít hoặc không cần bón đạm
+ Đất có thành phần cơ giới nhẹ nên chia lượng phân cần bón ra nhiều lần
+ Đất nhiều keo sét nên bón đạm dạng NH4+
+ Đất lúa bón phân dạm dạng amôn và bón sâu vào tầng khử, không nên bón phân đạm dạng NO3-
- Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến thời tiết. Điều kiện thời tiết chi phối rất lớn quá trình biến đổi của đạm trong đất, nên hiệu quả của phân đạm không giống nhau ở các vùng khác nhau và trong các mùa vụ khác nhau. Ví dụ ở miền Bắc bón đạm cho lúa trong vụ xuân hiệu quả cao hơn trong vụ mùa (do quá trình phân giải chất hữu cơ chậm giải phóng ít đạm cung cấp cho cây). Nhưng cần chú ý, nếu thời tiết quá lạnh, bón phân đạm có thể làm chết cây trồng. Không nên bón lúc mưa to, lúc ruộng vườn đầy nước.
- Bón phân đạm cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác: làm cỏ, xới đất (với cây trồng cạn), sục bùn (đối với lúa)
- Theo dõi sự biến động của pH đất, khi cần thiết phải bón vôi
- Không nên trộn phân đạm có gốc amôn với các loại phân khác có tính kiềm (ví dụ phân đạm amonisulphat với vôi, tro bếp).
2. Những chú ý khi sử dụng phân lân
- Căn cứ vào pH đất chọn loại phân lân thích hợp: đất chua nên sử dụng phân lân nung chảy, nếu sử dụng supe lân thì sau một thời gian cần bón vôi
- Xem xét đến các yếu tố về nhu cầu dinh dưỡng khác của cây và thành phần dinh dưỡng trong đất.
- Sử dụng phân lân trong mối quan hệ hài hoà với dinh dưỡng đạm. Phân lân chỉ có hiệu quả cao khi cây trồng được đầu tư đủ N.
- Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Cây trồng có bộ rễ phát triển mới có khả năng hấp thu lân cao. Mặt khác lân cũng là yếu tố cần thiết cho bộ rễ sinh trưởng mạnh (đặc biệt là cây con mới trồng, cây ở vườn ươm).
- Hiệu quả của phân lân sẽ cao hơn nhiều khi đầu tư lân gián tiếp qua cây phân xanh.
- Phương pháp bón phân lân thích hợp cũng là yếu tố chi phối hiệu quả của loại phân này.
3. Những điểm cần chú ý khi sử dụng phân kali
- Các loại phân kali có thể dùng bón thúc hoặc bón lót.
- Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi.
- Nên bón kết hợp với các loại phân khác. Có thể bón tro bếp thay phân kali.
- Về kỹ thuật bón: khi bón phân kali cần bón sâu, vùi kỹ tránh rửa trôi. Khi bón tránh thời điểm lá còn ướt vì phân dính vào lá. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, làm củ, tạo sợi, nhưng cần chú ý về nồng độ và không tiến hành vào những thời điểm khô, nóng
- Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Bón quá thừa phân kali liên tục có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê.
- Các loại cây có phản ứng tích cực với phân kali là: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, sắn, bông, đay, v.v..
4. Những điều cần lưu ý khi trộn phân:
Có những loại phân trộn được với nhau và khi bón cho cây các nguyên tố dinh dưỡng trong hỗn hợp đều phát huy được tác dụng tốt. Tuy vậy, có những loại phân không trộn lẫn với nhau được, bởi vì khi trộn, loại phân này có thể làm mất hoặc giảm các nguyên tố dinh dưỡng có ở trong loại phân kia, hoặc tạo thành các chất có hại cho cây, làm xấu đất.
-
10 nguyên tắc trong sử dụng phân bón
Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với thiên nhiên để tạo ra sản phẩm có ích cho con người, chứ không phải là chinh phục, là áp đặt...
-
Bón phân hợp lý và làm giàu nhờ bón phân hợp lý
Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả...
-
'Lạm phát' sử dụng phân bón
Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT, hiện bình quân mỗi năm Việt Nam sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại...
-
Phân bón dư thừa đang 'đầu độc' đất
Thủ phạm “đầu độc” đất ngoài lượng tồn dư kim loại nặng, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thì việc bón phân mất cân đối khiến đất bị...
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô