Nguyên lý tạo hình và phương pháp biểu hiện nguyên lý tạo hình cây cảnh

Cây trồng liên quan: Cây mai chiếu thủy , Cây sanh

1.  Nguyên lý tạo hình và phương pháp biểu hiện nguyên lý tạo hình

- Non, nước, cây, đá trong tự nhiên bao la có những hình dạng khác nhau, cảnh trí phong phú, nhưng con người với tư cách là chúa tể của tự nhiên, có thể tạo ra những cảnh quan nghệ thuật cây cảnh bằng trí tưởng tượng phong phú của mình.

Thân cây được cắt tỉa, uốn quấn, có thế lạ lùng, tràn đầy cảm giác thẩm mỹ. Trong ảnh là cây cảnh cây thông đen kiểu thân cong, tác giả là Thiệu Hải Trung ở vườn thực vật Thượng Hải

Thân cây được cắt tỉa, uốn quấn, có thế lạ lùng, tràn đầy cảm giác thẩm mỹ. Trong ảnh là cây cảnh cây thông đen kiểu thân cong, tác giả là Thiệu Hải Trung ở vườn thực vật Thượng Hải

a. Cây cảnh được tạo nên từ rễ, thân và cành cây

- Cây càng nhỏ thì khả năng uốn nắn tác động càng lớn. Dựa vào đặc tính đó, khi tạo cây cảnh, người ta có thể cắt tỉa uốn quấn thân cành cây theo ý muốn để thực hiện mục đích tạo hình. Ví dụ, để rễ trơ tạo thành thế rồng cuộn hổ ngồi, thân thẳng thì thẳng đứng, thân cong thì quanh co uốn lượn nhiều tư thế, thân nghiêng thì có cảm xúc giống như đi vào tranh vẽ. tạo hình cây thông chẳng hạn, thông qua các nguyên lý hội họa như khéo vụng lẫn nhau, bình trung ngụ kỳ (trong cái bình thường có cái kỳ lạ), lộ trung hữu tàng (trong cái lộ ra bên ngoài có cái tiềm ẩn bên trong), có thể tạo thành những cảnh đẹp như tranh vẽ có phong cách đặc biệt như thông đón khách, thông ngọa long (rồng nằm), thông thám hải (dò biển)...

b. Sự tương quan giữa các bộ phận của cây

- Mỗi bộ phận của cây có tính độc lập cao độ, nếu cắt một đoạn cành, một đoạn rễ cây, trong một điều kiện nhất định có thể trồng thành một thân cây mới. Tuy nhiên, cả một thân cây lại là một chỉnh thể thống nhất, giữa các bộ phận có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau, hiện tượng ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bộ phận của cây gọi là hiện tượng tương quan của cây.

- Theo nhu cầu tạo hình, người ta cắt cành trên để nuôi cành dưới, ngắt ngọn để cho ra mầm..., đây chính là một trong những nguyên lý cơ bản trong việc tạo chậu cây cảnh.

Trong ảnh là cây cảnh cây thong kim tiền kiểu rừng cây, tác giả Thiệu Hải Trung ở vườn thực vật Thượng Hải. Cây cảnh được tạo thành từ những cây nhỏ phối hợp với đá hòn. Tạ kiểu cây cảnh này phải tuân theo quy luật của vẻ đẹp tự nhiên, thưa rậm so le, đan chéo nhau, giống như không có ý tạo như vậy, nhưng thực ra lại đầy suy nghĩ kỳ diệu đọc đáo

Trong ảnh là cây cảnh cây thong kim tiền kiểu rừng cây, tác giả Thiệu Hải Trung ở vườn thực vật Thượng Hải. Cây cảnh được tạo thành từ những cây nhỏ phối hợp với đá hòn. Tạ kiểu cây cảnh này phải tuân theo quy luật của vẻ đẹp tự nhiên, thưa rậm so le, đan chéo nhau, giống như không có ý tạo như vậy, nhưng thực ra lại đầy suy nghĩ kỳ diệu đọc đáo

c. Tính nghệ thuật của phương pháp ghép tổ hợp

- Ghép là một phương pháp sắp xếp tổ hợp một cách hữu cơ các vật liệu tạo cây cảnh theo yêu cầu của cảnh quan để tạo nên một cảnh quan thống nhất. Ghép phải thông qua các công đoạn gia công nghệ thuật như cắt tỉa, chọn lựa... phải tuân theo “quy luật của cái đẹp”, chứ không phải lắp ghép chồng đống một cách máy móc. Ví dụ như tạo chậu non bộ, kiểu rừng cây, kiểu dựa đá..., đều phải lắp ghép tổ hợp một cách nghệ thuật. Vì vậy, phương pháp ghép tổ hợp cũng là một trong những nguyên lý cơ bản trong nghệ thuật tạo hình cây cảnh.

"Co rồng còn lại một thước, thấy cái lớn trong cái nhỏ", là một trong những thủ pháp thuật trong sáng tạo cây cảnh. Cây này là cây thông kiểu rừng cây. Sáu bảy cành liễu rủ xuống đung đưa trong gió, hai ba đứa trẻ vui đùa trong đó, thật là một cảnh tượng hương thông sóng động. Tác giả là Hồ Vận Hoa ở Lâm Viên Thượng Hải

"Co rồng còn lại một thước, thấy cái lớn trong cái nhỏ", là một trong những thủ pháp thuật trong sáng tạo cây cảnh. Cây này là cây thông kiểu rừng cây. Sáu bảy cành liễu rủ xuống đung đưa trong gió, hai ba đứa trẻ vui đùa trong đó, thật là một cảnh tượng hương thông sóng động. Tác giả là Hồ Vận Hoa ở Lâm Viên Thượng Hải

d.  Phương pháp biểu hiện

- Phương pháp biểu hiện của nghệ thuật cây cảnh phải tuân theo quy luật nghệ thuật nhất định, coi trọng vẻ đẹp bề nổi và sự sâu xa ý vị của ý cảnh.

- Lấy ít thắng nhiều, biến phức tạo thành đơn giản

+ Đây là một trong những thủ pháp quan trọng của cách bố trí lâm viên cổ điển, cũng là một thủ pháp cơ bản trong sáng tạo cây cảnh. Trong nghệ thuật cây cảnh, chỉ cần mấy hòn đá núi, mấy gốc cây cũng có thể thể hiện được vẻ đẹp của tự nhiên bao la. Thông qua cắt tỉa và cách trình bày bố cục, biến phức tạp thành đơn giản, sắp xếp hợp lý, đạt đến trình độ “thúc long thành thốn” (làm cho rồng co lại còn một tấc), “tiểu trung kiến đại” (trong cái nhỏ thấy cái lớn), hoặc là “phiến sơn đa tư” (núi nhỏ mà nhiều tư thế), “thốn thạch sinh tình” (đá nhỏ nhưng đầy ý vị), khiến cho người thưởng thức thu được một ý cảnh phong phú và một cảm giác đầy thi vị.

- Thuận theo tự nhiên, coi trọng cái “thần”

+ Khi sáng tạo cây cảnh phải hiểu rõ tập tính và diện mạo tự nhiên của cây cảnh, thân cây uốn éo, rễ cây trồi lên, thế cây lạ... đều là tài liệu tốt để tạo cây cảnh. Coi trọng “trực trung cầu khúc” (tìm cái cong trong cái thẳng), “bình trugn sinh kỳ” (trong cái bình thường sinh ra cái kỳ lạ), nhấn mạnh sự biến hóa của đường nét, không được dài quá hoặc thẳng quá, mục đích của việc sử dụng phương pháp “cắt thân để cành” chính là muốn “tìm cái cong trong cái thẳng” ấy. Việc sáng tạo cây cảnh còn quý ở chỗ tìm ra cái “thần” của nó, nắm bắt được hình tượng, tính đặc trưng, phong cách, bản chất, thể hiện được tinh thần nội tại của cây cảnh, thế mới là cái “thần” đáng tìm kiếm.

- Trông cái xa qua cái gần, nhìn cái sâu qua cái nông

+ Cây cảnh vừa và nhỏ là một loại cảnh quan có khoảng cách gần mang tính tĩnh, nếu muốn tạo ra ý cảnh cao xa, sâu sắc, thì trong quá trình sáng tạo, cần chú ý sử dụng thủ pháp nghệ thuật “cảnh cận ý viễn” (cảnh gần nhưng ý nghĩa sâu xa). Chẳng hạn như thủ pháp “tam viễn” (ba cái xa) trong việc tạo chậu non bộ: “cao viễn” (cao xa), cần sử dụng thủ pháp so sánh cao thấp, để làm nổi bật độ cao của nó; “thâm viễn” (sâu xa), cần gia tăng tầng thứ giữa trước và sau, tạo cảm giác sâu xa; “bình viễn” (xa bằng), làm cho đỉnh núi thấp bằng, mặt nước rộng, để tạo ra ý cảnh xa và rộng.

+ Còn “nhìn cái sâu qua cái nông”, ở đây vừa là để chỉ thủ pháp tạo hình dùng cái thấp nông để tạo cái cao sâu, vừa hàm chứa ý nghĩa là trong cảnh quan giản dị ẩn chứa một hàm ý sâu sắc.

Nguồn: Nghệ thuật chăm sóc và tạo dáng cây cảnh (Nguyễn Kim Dân)
Bài liên quan
  • Giới thiệu khái quát về cây cảnh Giới thiệu khái quát về cây cảnh
    Nghệ thuật cây cảnh chính là sự kết hợp giữa kỹ thuật trồng và tạo dáng cây cảnh, đồng thời là sự hòa hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nghệ thuật...
  • Lịch sử bonsai Lịch sử bonsai
    Bonsai được Triểm lãm Quốc Tế tại Osaka năm 1970, Liên đoàn Bonsai thế giới (WBFF) và Hiệp hội Bonsai châu Á - Thái Bình Dương (ASPAC) lần lượt được thành lập và từ "bonsai" trở thành một từ quốc tế
  • Những phong cách dáng thế Nhật Bản của cây kiểng Bonsai Những phong cách dáng thế Nhật Bản của cây kiểng Bonsai
    Chúng ta có thể tìm hiểu một số dáng thế uốn nắn, tạo dáng cây kiêng Bonsai như: Dáng thế cây thẳng đứng, dáng thế cây mọc xiên, dáng thế cây thân đôi...
  • Phong cách và các trường phái cây cảnh Phong cách và các trường phái cây cảnh
    Cây cảnh chịu ảnh hưởng của những phong tục tập quán cũng như quan niệm văn hóa của các vùng khác nhau nên hình thành những phong tục và trường phái khác nhau trong nghệ thuật cây cảnh.
DMCA.com Protection Status