Làm cách nào để hạn chế cỏ chỉ nước gây hại lúa?
Cỏ chỉ nước là một loài cỏ lâu năm (đa niên), chúng là một trong những loài cỏ dại mọc trên ruộng lúa nước ở các vùng trồng lúa của nước ta, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Đồng Tháp.
Cỏ chỉ nước sinh sản được bằng cả hai phương thức là sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính (rất mạnh)
Trong điều kiện có nước cỏ chỉ nước sinh sản vô tính bằng chồi là chủ yếu. Trên ruộng lúa, cỏ thường xuất phát từ một điểm, bắt đầu từ một đoạn thân ngắn trong một bụi rất nhỏ, gặp điều kiện thuận lợi (đủ nước, đủ dinh dưỡng, không bị cây lúa che mất ánh sáng nhiều...) cỏ sẽ sinh sôi nẩy nở và phát triển rất nhanh thành những đám, những mảng lớn trên ruộng. Một khi trên ruộng lúa có nhiều bụi cỏ, cụm cỏ nhỏ nằm rải rác, nếu không nhổ bỏ, diệt trừ kịp thời thì những bụi, cụm nhỏ này cùng đồng thời phát triển và hòa lẫn vào nhau có khi đầy khắp ruộng, lúc đó sẽ tốn rất nhiều công sức, tiền của để diệt trừ chúng.
Cỏ chỉ loại cỏ dại thường xuyên gặp và gây hại ở ruộng lúa
Khi hết vụ lúa, nếu ruộng lúa bị khô hạn thiếu nước phần lá phía trên của cây cỏ có thể bị héo, bị khô nhìn như chúng đã chết, nhưng thực tế phần gốc của chúng vẫn còn sống, khi gặp mưa hoặc nước bơm vào ruộng để chuẩn bị xuống giống cho vụ sau chúng lại “sống lại” và phát triển bình thường. Đã thế cỏ chỉ lại kháng được khá nhiều loại thuốc trừ cỏ. Vì thế cỏ chỉ nước được xếp vào loại rất khó phòng trừ.
Muốn phòng trừ có kết quả loài cỏ này, không thể chỉ dùng sức suốt ngày đi nhổ cỏ trên ruộng được vì sẽ tốn rất nhiều công sức (đặc biệt khi đã để cỏ phát triển nhiều trên ruộng lúa) mà các bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Sau khi thu hoạch lúa nếu đất ruộng khô lại gặp điều kiện thời tiết nắng nóng thì nên cày ải phơi khô đất, bừa xới lại đất thật kỹ để diệt chết cả thân rễ cỏ, không cho chúng có cơ hội tái sinh gây hại cho lúa vụ sau.
- Nếu ruộng ướt, trước khi làm đất để xuống giống vụ sau cần nhổ, thu gom hết cỏ trên ruộng tập trung lại tiêu hủy, nếu không khâu làm đất sẽ băm đứt thân cỏ ra thành nhiều đoạn “hom” ngắn phát tán rộng trên ruộng, những “hom giống” này sẽ mọc trở lại và gây hại cho lúa vụ sau, sẽ gây tốn kém rất nhiều cho công việc nhỏ cỏ, diệt trừ sau này.
- Nếu diện tích lúa nhiều, không đủ nhân lực thu gom cỏ bằng tay thì trước khi xuống giống khoảng 20-25 ngày dùng những loại thuốc diệt cỏ không chọn lọc (có người còn gọi là thuốc khai hoang, thuốc cỏ triệt sinh...) như: Lyphoxim 480SC... Glyphosan 480DD, Glycel 41SL, Go Up 480SC... Piupannong 480DD... phun trực tiếp vào đám cỏ để tiêu diệt chúng.
- Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà sau khi sạ lúa khoảng một tuần lễ vẫn thấy còn cỏ mới mọc trên ruộng thì có thể sử dụng thuốc trừ cỏ Clincher 10EC phun xịt, thuốc này vừa diệt cỏ chỉ nước vừa diệt được một số loài cỏ khác như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ mồm...
- Sau khi phun thuốc diệt cỏ, phải thường xuyên kiểm tra ruộng lúa để phát hiện những bụi, những cây còn “lọt lưới” chưa bị tiêu diệt, nếu có cỏ phải tiến hành ngay việc nhổ bằng tay, khi nhổ nhớ thu gom hết cả thân rễ cỏ để chúng không còn cơ hội tái sinh. Nên nhớ là phải thu gom tiêu diệt chúng ngay từ khi cây cỏ còn nhỏ chưa kịp phát triển rộng thì mới đỡ tốn kém công sức diệt chúng sau này.
Tóm lại cỏ chỉ nước là một loài cỏ khó phòng trị, vì thế phải kết hợp nhiều biện pháp và phải tiến hành một cách thường xuyên, kiên trì thì việc phòng trị chúng mới đạt hiệu quả cao
-
Bột rong biển (Seaweed extract powder) - sự lựa chọn thông minh dành cho cây trồng
Phân bón rong biển là một chiết xuất rong biển tự nhiên, không chỉ vô hại đối với con người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường và thành phần đặc biệt của rong biển.
-
Cách hạn chế hạn chế tác hại của bệnh cháy bìa lá trên lúa
Bệnh cháy bìa lá còn gọi là bệnh bạc lá lúa do một loại vi khuẩn có tên là Xanthomonas oryzae gây ra, đây là một bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều ở ...
-
Làm cách nào hạn chế tác hại của bù lạch trên lúa?
Có thể nói bù lạch (còn gọi là bọ trĩ) là loại côn trùng xuất hiện và gây hại sớm nhất trên cây lúa ở giai đoạn đầu vụ.
-
Nhện gié hại lúa và cách phòng trị mang lại hiệu quả nhất
Loài nhện này nhìn gần giống như con nhện đỏ, nhưng cơ thể của chúng rất nhỏ (0,2-0,3mm), sống tập trung ở mặt trong của bẹ lá lúa phía trên mặt nước.
-
Sâu phao đục bẹ trên cây lúa và cách phòng trừ hiệu quả
Loài sâu này mới xuất hiện ở các tỉnh Nam bộ vào khoảng năm 2000, chúng xuất hiện ở cả hai vụ đông-xuân, hè-thu và ở cả những nơi có trồng vụ thu-đông
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô