Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối tiêu hồng

Cây trồng liên quan: Cây chuối

kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối tiêu hồng

1. Chuẩn bị đất trồng cho cây chuối tiêu hồng

- Thích hợp với nhiều vùng đất, nhiều loại đất khác nhau.

- Đặc biệt thích hợp dinh trưởng và phát triển tốt trên đất phù sa, thịt nhẹ, cát pha nhiều màu.

- Ở những vùng đất trũng, thoát nước kém phải tiến hành lên luống cao.

- Đào hố: trung bình dài 40cm, rộng 40cm, sâu 40cm.

- Khoảng cách giữa các hố từ 2m - 2,5m.

2. Kỹ thuật bón phân cho cây chuối tiêu hồng

- Trung bình 1 gốc chuối cần khoảng 20 - 25kg phân chuồng hoai mục 0,8 - 1kg đạm, 1 - 1,5kg lân, 2 - 3kg kali trong 1 năm.

Bón lót:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 0,1kg đạm + 0,1kg kali.

Bón thúc:

- Bón thúc lần 1 sau khi trồng 1-1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng kali còn lại, cách gốc 30-40cm.

- Bón thúc lần 2 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 15-2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70-80%.

Chú ý: Khi chuối trổ buồng 15-20 ngày có thể dùng bao nilon trắng trùm kín buồng để hạn chế sâu bệnh.

3. Chọn giống

- Giống cây nuôi mô: Là giống được sản xuất, nhân giống hoàn toàn trong phòng thí nghiệm đạt đầy đủ các tiêu chuẩn quy định.

- Giống được tách từ cây mẹ: Có chiều cao từ 70cm-1,2m, thân thẳng, sạch sâu bệnh và đã được xử lý kỹ thuật.

4. Mật độ và khoảng cách trồng

Mật độ trồng khác nhau tùy thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, giống, phương thức trồng, trình độ thâm canh, khả năng lao động và chu kỳ kinh doanh của vườn.

+ Với điều kiện ở đồng bằng, mật độ trồng thích hợp là: 1,8 x 1,8m tương đương 3.500 cây/ha.

5. Thời vụ trồng

- Vụ thu: tháng 8, 9, 10

- Vụ xuân: tháng 2, 3.

Lưu ý: Sau khi trồng cần ủ rác cho các cây và tưới giữ ẩm để cây mau bén rễ.

6. Kỹ thuật trồng

- Bới hỗn hợp đất + phân trong hố.

- Tháo bỏ bầu túi nilon.

- Đặt gốc chuối vào giữa hố, vừa độ nông, sâu, cây thẳng đứng.

- Lấp đất kín, dùng chân giậm nhẹ.

- Tưới đủ nước ngay sau khi trồng.

- Sau khi chuối trổ hoa ra khoảng 10 đến 13 nải tiến hành bẻ bắp.

- Cột chống buồng chuối tránh gió, bão.

7. Kỹ thuật chăm sóc

Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao.

- Tưới nước

+ Thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới. Đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8-10 tháng) đến khi quả lớn đẫy.

+ Theo tính toán tưới 1ha từ 30-63m3/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng).

- Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn

+ Trong thời kỳ nóng và ẩm, cây mẹ đẻ con chồi nhiều, cần tỉa bớt chỉ định lại 1-2 chồi con và khống chế mật độ trong vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và con. Việc định chồi phải làm thường xuyên bằng các biện pháp cơ giới hay sử dụng các hóa chất.

+ Đồng thời với tỉa mầm, định chồi cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn....

- Bón phân cho chuối

Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả.

- Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 - 200g, lân 20 - 40g, kali 300 - 400g; phân hữu cơ 5-10kg, bón trước khi trồng.

- Thời gian và cách bón có thể chia làm các đợt sau:

+ Bón trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 lân + 1/4 kali.

+ Bón lần 2: sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 đạm, 1/2 kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt kết hợp ủ gốc cho cây.

+ Bón lần 3: Bón nuôi quả với 1/4 đạm, 1/4 lân và 1/4 kali.

Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật.

8. Thu hoạch

Những căn cứ để xác định điểm thu hoạch quả là:

- Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả.

- Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm).

- Căn cứ vào độ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng.

- Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 - 3 tháng.

- Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ.

Lưu ý:

+ Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Dùng dao, kéo sắc ra nải đem rấm bằng đất đèn hoặc lá xoan + đốt hương đen.

Ngoài nguồn thu từ chuối quả người trồng cây chuối tiêu hồng còn có nguồn thu thường xuyên từ lá chuối, chồi chuối, bẹ chuối và các cây công nghiệp chồng xen ngắn ngày khác (đậu tương, lạc, bí, v.v....).

Nguồn: Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây chuối
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status