Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa đào bạch
Hoa đào bạch kỹ thuật và thời vụ trồng tương tự giống các loại đào khác, nhưng nó là giống nhập ngoại mới được trồng ở nước ta mấy năm nay, với giá trị kinh tế cao nên khi trồng và chăm sóc cần chú ý hơn so với các giống đào khác phổ biến ở nước ta hiện nay.
1. Thời vụ trồng hoa đào bạch
Hoa đào tốt nhất là trồng từ tháng 2-3 âm lịch, đối với khu vực miền Bắc.
2. Chuẩn bị đất trồng hoa đào bạch
- Hoa đào là cây chịu hạn tốt nhưng chịu úng kém nên khi chọn đất trồng cây hoa đào ta cần tìm nơi cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp
- Lên luống cao 25-30cm, rộng 70cm, có tạo rãnh thoát nước.
- Bón lót phân chuồng với lượng 2-3kg/hốc trồng hay phân đầu trâu với lượng bón 1-2kg/cây.
Xem thêm - IBA-K 98% (Siêu kích thích ra rễ - tan trong nước) |
- Đất trồng đào tốt nhất là đất thịt, hoặc đất thịt pha cát nhẹ có độ pH từ 5,6-6,5.
3. Chuẩn bị giống trồng hoa đào bạch
- Giống đào bạch được chọn đem đi trồng phải đảm bảo là cây giống ghép, mắt ghép đã liền, mầm ghép mắt cao từ 10-15cm, cây đào giống được đặt trong bầu đất đã có rễ đâm xuyên bầu.
- Cây giống đào được đem đi trồng phải đảm bảo cây giống được 1,5-2 tháng tuổi tính từ khi ghép mắt.
4. Kỹ thuật chăm sóc cây đào bạch
- Bón phân cho đào sau khi trồng cần bón phân định kỳ 3 tháng 1 lần.
- Liều lượng bón mỗi lần lần từ 0,2-0,3 kg NKP
- Tháng 8, tháng 9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nở nhiều hoa và to hơn.
Bón phân cho cây đào bạch vào tháng 8,9
- Hoa đào ưa phân chuồng hoai mục, nước tiểu, đạm ure.
- Để kích thích cho đào nở hoa, ta tiến hành khoanh vỏ và tuốt lá cây trước tết từ 1-1,5 tháng.
- Thời điểm tiến hành phụ thuộc vào phụ thuộc vào thời tiết từng năm. Với năm thời tiết ấm có thể tiến hành muộn hơn và ngược lại đối với thời tiết lạnh để cho đào nở đúng dịp tết.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây đào bạch
- Cây đào bạch cũng giống như các giống đào khác, thường gặp các loại sâu bệnh hại chính như: rệp, nhện đỏ,… Bạn có thể dùng Carate 2,5EC, Supracide 40ND, Ortus 5SC, Pegasus…
- Các loại bệnh thường gặp là: đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt, thán thư, đốm mắt cua, chảy gôm… Có thể dùng một số thuốc hóa học như Score 250ND, Zineb 80WP, Anvil 5EC, Peroxin 0,2-0,4%, Bayfidan 259 EC, Aliette 80WP.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tam thất mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây tam thất là cây dược liệu quý hiếm. Hiện nay ngoài việc khai thác tam thất trong tự nhiên thì việc trồng cây tam thất cũng được chú trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân.
-
Mô hình và kỹ thuật trồng rau trên sân thượng (Phần 1)
Trồng rau trên sân thượng không còn mấy xa lạ đối với các hộ gia đình thành phố. Nhưng thiết kế vườn trồng và kỹ thuật trồng rau lại gặp khó khăn đối với những hộ gia đình mới bắt đầu làm.
-
Kỹ thuật trồng bí xanh năng suất cao
Kỹ thuật trồng cây bí xanh, thời vụ trồng bí xanh cho năng suất cao, cách phòng trừ sâu bệnh hại cây bí xanh, kỹ thuật thu hoạch bí xanh, công tác bảo quản bí xanh hiệu quả cao.
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài
- Hướng dẫn chăm sóc, bón phân và sử dụng hormone sinh trưởng cho cây hồ tiêu trong mùa khô