Kỹ thuật trồng ớt (cay)

Cây trồng liên quan: Cây ớt

 

Ớt là loại cây trồng đang được sản xuất và sử dụng rộng rãi hiện nay. Giống địa phương vẫn được sử dụng canh tác rộng rãi. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Khoa học ngày càng phát triển nhiều công trình nghiên cứu lai tạo ra các giống F1 cho năng suất vượt trội trong điều kiện thâm canh cao, nên bắt đầu được ưa chuộng và thay thế dần các giống địa phương.

1. Thời vụ trồng ớt (cay)

+ Vụ thu đông (vụ sớm): Gieo hạt T8 - T9 dương lịch, trồng vào T9 - T10, thu hoạch từ T12 -T1 đến T4 - T5 năm sau.

+ Vụ đông xuân (Vụ chính): Gieo hạt T10 - T11 dương lịch, trồng vào T11 - T12, thu hoạch từ T2 - T3 trở đi. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.

+ Vụ xuân: Gieo hạt giữa T1 dương lịch, trồng vào cuối T2, thu hoạch từ T4 - T7.

+ Vụ hè thu: Gieo tháng 4 - 5, trồng T5 -  T6, thu hoạch từ T8 trở đi. Mùa này cần được trồng trên đất thoát nước tốt, để tránh ngập úng và chọn các giống kháng bệnh thán thư.

2. Kỹ thuật trồng ớt (cay)

2.1. Chuẩn bị đất trồng

+ Đất được luân canh với các cây trồng nước như lúa, các cây vụ đông như ngô, đậu, lạc...Vụ trước không nên trồng các vây thuộc họ cà: cà chua, cà tím… để hạn chế mầm bệnh tồn tại trong tàn dư.

+ Đất được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt.

+ Mùa mưa cần lên luống cao kích thước trung bình: rộng 1m, chiều cao luống 25 - 30 cm, và có mương thoát nước. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để trồng hiệu quả cao hạn chế cỏ dại và mất nước.

2.2. Ngâm ủ hạt giống

Lượng hạt giống cần cho 1 ha tùy thuộc vào mùa vụ, giống, điều kiện thời tiết. Trung bình khoảng 150 - 200 g/ha.

+ Ngâm hạt giống trong nước sạch 6-8 giờ, sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (1g thuốc pha với 1 lít nước) trong 30 phút.

+ Vớt lên rửa sạch, để ráo nước, lấy 1 khăn ấm gọi lại và cho vào bao nylon cọt kín miệng để hạn chế bốc hơi nước.

+ đem gói giống ủ 27 - 28 độ trong khoảng 48 giờ.

2.3. Chuẩn bị gieo hạt

Gieo hạt vào bầu, bầu thường làm bằng túi nylon.

Thành phần đất vô bầu thông thường với tỷ lệ: Đất tơi xốp: 60%, phân chuồng hoai mục 29%, tro bếp 10%, lân 0,5-1%, vôi 0,2-0,3%.

Lưu ý: Trộn đều các thành phần trên và sàng kỹ loại bỏ rác và cục đất to trước khi vô bầu.

2.4. Trồng cây

Khi cây con có 4 lá thật, chọn cây phát triển tốt, mật tiến hành đem ra trồng.

2.5. Khoảng cách và mật độ trồng

+ Vào mùa khô: Mật độ trung bình: 1700 - 1900 cây/1000 m2.

+ Mùa mưa: Mật độ trung bình từ 1400 - 1500 cây/1000m2.

Khoảng cách: hàng đơn cây cách cây 40cm, hàng đôi cây cách cây 40, hàng cách hàng 50cm. (nên phủ bạt trước khi trồng).

2.6. Tưới nước

Tùy thuộc vào dạng đất, độ ẩm và thời vụ

Tưới thấm là tốt nhất vì nước cũng có thể chưa nhiều mầm bệnh, bệnh truyền qua lá, do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp vào thân lá. Thời gian ra hoa và kết trái cần cung cấp đầy đủ nước để ngăn ngừa rụng bông, quả.

Nguồn: giáo trình bệnh cây nông nghiệp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status