Kỹ thuật trồng dâu tây trong thùng xốp tại nhà
1. Kỹ thuật trồng dâu tây trong thùng xốp đơn giản tại nhà
Cây dâu tây hay còn gọi là dâu dất, có nguồn gốc từ châu Mỹ. Quả dâu tây có mùi thơm, vị ngọt, chua nên hiện nay quả dâu tây rất được mọi người ưu chuộng.
Quả dâu tây chứa rất nhiều các loại Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, B1, B2, C, Mangan, Kali… Ngoài ra trong quả dâu tây còn có chất chống oxi hóa tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư, giúp giảm cân...
Trồng dâu tây tại nhà cho chúng ta thu được những quả dâu sạch, an toàn.
Hiện nay quả dâu tây được bày bán rất nhiều trên thị trường, bạn có biết dâu được trồng từ đâu? Đó có phải là dâu sạch như những lời quảng cáo? Dâu có sử dụng hay không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật?... Cảm giác lo sợ về chất lượng sản phẩm vẫn luôn là bài toán đối với người sử dụng. Để giải quyết vấn đề đó bài viết sau đây xin giới thiệu đến các bạn cách trồng dâu tây trong thùng xốp đơn giản, hiệu quả để có được nhưng trái dâu tây “ngon và sạch” cho gia đình.
Trồng dâu tây trong thùng xốp tiết kiệm nước tưới, dễ dàng chăm sóc, ít sâu bệnh, tận dụng tối đa không gian, không mất nhiều thời gian chăm sóc, thu được những quả dâu tây sạch tại nhà và tiết kiệm chi phí.
Thời vụ trồng: Cây dâu tây có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là vào tháng 4-5. Sau 85-90 ngày thì dâu tây sẽ cho thu hoạch.
2. Các bước để trồng dâu tây trong thùng xốp
2.1 Chuẩn bị vật tư (thùng xốp, giá thể, hạt giống, phân bón, bình tưới phun sương, …)
- Thùng xốp: Chọn thùng xốp cao khoảng 30-40cm quả dâu sẽ được thả sang hai bên thùng xốp nhằm tránh quả chạm đất làm bẩn quả, trầy xước và thối quả.
Tận dụng tối đa không gian như sân thượng, góc sân... để đặt thùng xốp trồng dâu tây.
- Chọn giá thể: Cây dâu tây là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì vậy chúng ta chọn giá thể tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Có thể mua giá thể có sẵn trên thị trường như: Tribat, Peatmoss Terraerden,… hoặc tự trộn giá thể gồm: Xơ dừa, đất thịt, phân hữu cơ với tỷ lệ 4:5:1 (lưu ý: phải xử lý giá thể, bổ sung các loại nấm đối kháng bảo vệ rễ như: Chichoderma… vào giá thể trước khi trồng).
- Chọn giống: Chọn mua hạt giống ở các của hàng, hoặc các trang thương mại điện tử có uy tín, (lưu ý hạn sử dụng, hình thức bao bì phải còn nguyên). Có thể mua cây con hoặc cây đã trưởng thành để làm giống tuy nhiên phải đảm bảo cây giống khỏe và không bị nhiễm các loại sâu bệnh. Mua cây giống khỏe, cao từ 10-15cm, không héo úa, không sâu bệnh,…
Chọn mua cây giống, hạt giống ở những cửa hàng, đại lý có uy tín.
- Gieo hạt: Gieo trực tiếp hạt vào thùng xốp đã có sẵn giá thể, hạt cách hạt 10-15cm, đục một lỗ sâu khoản 1-2cm sau đó tra hạt vào lỗ và lấp đất lại. Để thùng xốp ở nơi mát, khô, thoáng.
3. Cách chăm sóc và bón phân cho dâu tây đạt năng suất cao
Chăm sóc: Từ khi gieo hạt đến khi nảy mầm (hoặc mua cây giống), tưới nước đều ngày 2 lần. Thường xuyên tỉa bỏ những lá già để cây được thông thoáng, hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh.
Bón phân: Khi hạt nảy mầm và phát triển tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây, 7-10 ngày bón phân 1 lần. Tùy từng giai đoạn cây cần lượng dinh dưỡng khác nhau vậy nên phải bón phân hợp lý, đúng liều lượng, đúng thời điểm. Những loại phân bón có thể dùng lúc này có thể là: Kali humate, Amino Acid…
Xem thêm > Cytoknin CPPU KT- 30 1% (Tăng kích thước trái cây) |
4. Quản lý sâu bệnh hại cây dâu tây trong thùng xốp
Những loại sâu bệnh thường gặp trên câu dâu tây: Bọ trĩ, sâu nhớt, nhện đỏ..., bệnh phấn trắng, đốm đỏ... thì chúng ta có thể sử dụng những loại thuốc sau: Ridomil gol 68WG, Danitol 10EC, Comite 73EC...
Quản lý cỏ dại sâu bệnh hại: Thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của cây và hường xuyên nhổ cỏ, xới đất nhằm loại bỏ cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại và rễ phát triển tốt hơn. Nếu thấy chớm xuất hiện bệnh thì phải tiến hành phun ngay với nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
5. Thu hoạch và bảo quản dâu tây sao cho đúng cách
Sau khoảng 3 tháng thì quả bắt đầu chín, chuyển sang màu đỏ đậm thì tiến hành thu hoạch, lưu ý khi ngắt quả tránh làm ảnh hưởng đến cây, tránh làm dập nát quả, có thể ăn luôn hoặc cần thiết có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Bảo quản dâu tây ở trong kho lạnh, nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
-
Đặc điểm và biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại dâu tây
Bọ trĩ gây hại chủ yếu trên hoa làm cho quả bị nhỏ, biến dạng. Ngoài ra chúng còn hại lá, búp non và thân, chích hút nhựa làm cây suy kiệt. Chúng tôi đưa ra đặc điểm và biện pháp phòng trừ như sau:
-
Trồng dâu tây thật dễ dàng khi biết sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng
Dâu tây là loại trái cây rất được nhiều người ưa chuộng thế nhưng lại ít người có thể trồng được bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây sẽ là bí quyết giúp việc trồng dâu tây...
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà