Kỹ thuật chăm sóc cây chè tăng búp, tăng lượt hái, tăng năng suất

Cây trồng liên quan: Cây chè (trà)
Dinh dưỡng liên quan: Gibberellin (GA)

Kỹ thuật trồng chè, chăm sóc cây chè tăng số búp, tăng lượt hái, tăng năng suất

1. Chuẩn bị đất trồng chè

- Đất trồng chè phải có độ dày tối thiểu từ 50cm trở lên, độ pH 4 - 6%, lương mùn khoảng 20%.

- Đối với đất có độ dốc dưới 6% thực hiện cày rạch, làm đất đơn thuần, đối với diện tích đất có độ dốc trên dốc trên 6% thực hiện làm ban tầng  từ 1,3 - 1,5m để tiện cho công tác trồng và chăm sóc sau nay.

- Cày rạch từ 3 - 5 hàng để đảm bảo sâu từ 20 - 30cm, rạch để trồng hàng chè thì cách taluy dương khoảng 30 - 40cm để sau này trong quá trình chăm sóc hàng năm thì chúng ta cuốc vào taluy dương thì sau này hàng chè vừa.

- Làm đất phải đảm bảo sạch thực bì, tùy vào loại chè có thể làm kích thước hàng khác nhau.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè

- Trước khi trồng cần tiến hành bón lót phân vi sinh, tuyệt đối không bón đạm vì rễ chè còn non, sức chịu đựng còn kém.

- Khi trồng đối với chè Shan Tuyết khoảng cách cây từ 40 - 45cm, hàng cách hàng 1,7m, chè pH khoảng cách cây từ 30 - 35cm, hàng cách hàng 1,5m.

- Mật độ trồng cây chè:

+ Đối với chè shan 13.200 - 15.000 bầu/ha tùy vào đất. Nếu như đất dốc thì từ 13.000 - 14.000 bầu/ha, đối với đất bằng thì có thể trồng lên đến 15.000 bầu/ha.

+ Đối với chè pH trồng từ 18.000 - 20.000 bầu/ha.

- Cây giống đạt tiêu chuẩn đem trồng

+ Đối với chè Shan khi đưa vào trồng phải có thời gian phát tiển từ 8 - 10 tháng trở lên, chiều cao từ 25 - 30cm, đường kính cây từ 2,5 - 3,5mm và có 8 - 10 lá thật, không bị cong, sâu bệnh.

+ Đối với chè PH cây phải đạt tối thiểu 10 - 12 tháng tuổi, chiều cao từ 20 - 25cm, đường kính gốc từ 2,5 - 3,5mm và có 8 - 10 lá thật.

- Khi trồng chúng ta bóc bầu, không bóp bầu, nếu bóp sẽ bó chặt rễ làm cho cây chè không ra được rễ mới và không phát triển được. Như vậy chúng ta phải bóc cẩn thận, nhẹ nhàng.

- Khi trồng thì càn phải lèn thật chặt gốc chè để cay chè không bị thoát hơi nươc và sinh trưởng phát triển tốt.

3. Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây chè sau khi trồng

- Sau khi trồng định kỳ cần xới xáo, vun gốc giữ ẩm. Vào tháng 9, tháng 10 chúng ta thực hiện xới xáo, vun gốc và dùng cân xanh tủ gốc để tạo mùn cho cây và giữ ẩm cho cây vào mùa đông.

- Năm thứ 2, thứ 3 trở đi, trong giai đoạn kiến thiêt cơ bản thì một năm thực hiện chăm sóc vào hai đợt.

+ Đợt 1: đầu mùa mưa vào tháng 4, tháng 5.

+ Đợt 2: Vào tháng 9, tháng 10

- Tuy nhiên tùy nương chè trong quá trình chăm sóc mà cỏ và cây dây leo bụi rậm nhiều thì chúng ta phải chăm sóc thường xuyên theo quy trình của sở Nông nghiệp.

- Khi phát hiện ra sâu bệnh hại cần phải có biện pháp phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị có hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Hoặc báo cho cơ qun chuyên môn để được tư vấn và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, đạt năng suất cao.

4. Kích thích chè ra nhiều búp đạt chất lượng, tăng lượt hái, tăng năng suất.

- Để tăng năng suất chè, tăng chồi, tăng lượng búp chè, tăng lượt hái và tăng năng suất chúng ta phải kết hợp các biện pháp như:

+ Chăm bón chè đúng kỹ thuật, bón lót cho chè bằng phân hữu cơ, phân lân có bổ sung thêm chất giữ ẩm.

+ Chăm sóc chè thời kỳ cây non bằng các loại phân bón cân đối NPK, ví dụ: NPK 16-16-8+TE; NPK 20-20-15...

+ Thời kỳ kinh doanh (thu búp), bón các sản phẩm NPK có tỷ lệ 2-1-1 hoặc 3-1-1, VD: NPK 16-8-8; NPK 21-7-7...

+ Cắt tỉa chè đúng phương pháp, đúng kỹ thuật.

+ Phun bổ sung phân bón lá, chất kích thích hấp thụ phân bón (VD: Compound Nitrophenolate), chất kích thích hình thành búp như (VD: Axit Gibberellic GA3, Cytokinin DA-6), bổ sung chất hữu cơ như: dịch rong biển dạng bột, kali humate.

+ Trong thời tiết nhiệt độ xuống thấp nên bổ sung các chất tăng khả năng quang hợp, hỗ trợ tạo diệp lục như: Magie Chelate, vi lượng chelate.

Nguồn: Admin tổng hợp
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status