Kỹ thuật trồng cây Bánh Kem
Cây Bánh Kem là một trong những cây ăn quả nhập ngoại đang được nhiều người quan tâm nhất. Với đặc điểm nhiều dinh dưỡng, vị khác lạ, cây Bánh Kem tạo nhiều điểm thu hút cho người tiêu dùng.
Là cây ăn trái du nhập vào nước ta khoảng 5 năm trở lại đây. Nhưng cây Bánh Kem có thể phát triển thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta. Tuy nhiên để trồng cây Bánh Kem cho năng suất, chất lượng trái cao thì cần áp dụng quy trình kỹ thuật mà không phải nhà vườn nào cũng nắm bắt được.
Kỹ thuật trồng cây Bánh Kem.
1. Vùng nào trồng được cây Bánh Kem?
- Cây Bánh Kem là cây dễ tính, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Cây có thể trồng ở hầu hết các vùng khác nhau. Tuy nhiên mới du nhập nên chưa có vùng nào trồng với số lượng nhiều. Chủ yếu trồng với hình thức thử nghiệm một vài cây. Vùng trồng nhiều là các tỉnh Miền Nam.
- Cây Bánh Kem hoàn toàn có thể trồng ở các tỉnh Miền Bắc. Thời vụ trồng tốt nhất đối với Miền Bắc vào đầu mùa xuân từ tháng 2-4 dương lịch. Các tỉnh Miền Nam nên trồng vào cuối mùa mưa để giảm công tưới chăm sóc cây.
2. Chuẩn bị đất trồng, mật độ trồng cây Bánh Kem
- Đất trồng cây Bánh Kem tốt nhất là đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng. Nhưng nếu trồng trên chân đất nghèo dinh dưỡng thì cây sinh trưởng chậm.
- Có 2 cách trồng cây Bánh Kem là trồng trực tiếp xuống đất hoặc trồng trên chậu. Đối với trồng trên chậu thì nên xử dụng giá thể trồng cây bán sẵn trên thị trường là tốt nhất. Trồng trực tiếp xuống đất, cần lựa chọn vị trí trồng cao thoát nước tốt. Nếu chân đất nghèo dinh dưỡng cần cải tạo đất trước khi trồng ít nhất 20 ngày. Hoặc đào hố trồng bổ sung giá thể trồng vào đất để giúp cây giống sau trồng bén rễ phát triển tốt.
- Khoảng cách trồng cây Bánh Kem từ 5-7 m, kích thước hố 60x60x60 cm. Đào hố xong cần tiến hành bón lót với lượng: 15-20 kg phân hữu cơ + 20 gram Trichoderma + 100 gram Super lân + 20 gram vi lượng tổng hợp.
Xem thêm: Combo 01: Bộ nguyên liệu phối trộn sản phẩm siêu kích rễ (tặng kèm công thức). |
3. Giống cây Bánh Kem chuẩn?
- Là giống cây nhập ngoại nên khi mua cần lựa chọn đơn vị cung ứng uy tín chất lượng, đảm bảo đúng giống.
- Hiện nay giống cây Bánh Kem bán trên thị trường chủ yếu là dòng cây ghép mắt, cây đã thuần hóa. Thời gian cho trái sau trồng từ 15-18 tháng, có thể sơm hơn.
- Tiêu chuẩn giống cây xuất vườn: Gốc ghép mắt đường kính từ 1-2 cm, chiều cao chồi từ mắt nghép đến ngọt đạt từ 20 cm trở lên, đảm bảo cây khỏe, sinh trưởng phát triển tốt. Không nhiễm sâu bệnh hại.
4. Cách trồng và chăm sóc cây Bánh Kem
- Cách trồng: Thời điểm trồng tốt nhất vào chiều mát, ngày trồng nắng ráo, không mưa to. Chính giữa hố đào 1 hốc tương ứng với kích thước của bầu cây giống. Xé túi nilong bầu tránh làm đứt rễ cây con. Đặt cây vào hốc và lấp đất vun cao hơn so với mặt 5-7 cm để giúp thoát nước tốt nếu gặp mưa. Trồng xong ấn nhẹ và cắm cọc cố định cây. Sau khi trồng tưới đẫm nước, dùng rơm rạ tủ gốc giữ ẩm cho cây.
- Chế độ ánh sáng: Thích hợp với ánh sáng trực xạ, không ưa bóng nên chọn nơi trồng có nhiều ánh sáng trực xạ là tốt nhất.
- Chế độ nước tưới: Cây Bánh Kem là cây không chịu úng nhưng thích hợp ở điều kiện độ ẩm duy trì từ 65-70%. Sau khi trồng cần tưới ấm liên tục 1 ngày/1 lần, tưới liên tục 5-7 ngày. Lưu ý khi có mưa không tưới, nếu mưa to cần thoát nước tốt tránh làm cây úng gây chết cây.
- Chế độ bón phân: Cây phát triển tốt trên nhiều chân đất khác nhau. Đối với chân đất nghèo dinh dưỡng cây phát triển chậm. Cần tiến hành cải tạo đất hàng năm để giúp cây sinh trưởng nhanh, rút ngắn thời gian tạo bộ khung tán khỏe, cho năng suất cao. Để cây bền nên chọn bón các dòng phân bón hữu cơ. Chọn các dòng hữu cơ có chứa bổ sung dinh dưỡng NPK kết hợp. Hoặc định kỳ 3-4 tháng bón bổ sung 20 gram NPK 13:13:13/20 lít pha tưới gốc/ cây. Một năm bón hữu cơ 1 lần theo công thức bón lót. Có thể bổ sung dinh dưỡng qua lá định kỳ 20 ngày/ lần: Lượng tính cho 100 lít nước: Bột rong biển 100 gram + Amino acid 50 gram + Super kali 20 gram + Super silicon 69.
Cách trồng và chăm sóc cây Bánh Kem nhanh cho trái.
- Kỹ thuật cắt tỉa: Cây trồng trực tiếp trên đất sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển bộ khung tán mạnh. Định kỳ cắt tỉa 4-5 tháng/1 lần. Cắt tỉa tạo bộ cành cấp 1, cấp 2 tán tròn tỏa về các phía khác nhau. Lựa chọn cành khỏe, cắt tỉa cành yếu, cành khô, cành mang bệnh tạo độ thông thoáng cho bộ tán cây. Đối với cây trồng trong chậu thì tùy vào kích thước chậu để uốn, cắt tỉa cây sao cho tương xứng với chậu. Cây trồng trực tiếp thì cắt tỉa kiểm soát chiều cao của cây không quá 2,5 m để tiện cho công chăm sóc và thu hoạch trái.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây có sức đề kháng tốt nên hầu như ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng lưu ý một số đối tượng như rệp sáp, nấm muội than, …
- Thu hoạch: Cây Bánh Kem trồng cây ghép, nếu chăm sóc tốt sẽ cho trái sau trồng từ 18 tháng hoặc 24 tháng. Nhưng để bền cây, kéo dài thời gian cho trái nên đợi cây đủ bộ khung tán, cây đạt 2 năm tuổi trở lên thì cây cho trái nhiều, chất lượng tốt nhất.
- Quả Bánh Kem có thể tự chín ở nhiệt độ từ 26-280C. Có thể thu hoạch quả sớm trước 1 tháng nhưng sau khi quả chín không đảm bảo chất lượng quả. Tốt nhất nếu vận chuyển bảo quản thì thu hoạch khi quả trước khi quả chính sinh lý 7-10 ngày. Sau khi chín có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 5-7 ngày.
- Do quả Bánh Kem có thể tự chín, khi chín cuống tự rụng. Nên khi cắt quả cần để 1m cuống để tranh làm tổn thương quả trước khi qua chín. Hương vị tốt nhất của quả Bánh Kem là khi vừa chín sinh lý.
-
Những lưu ý khi trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại hầu hết trong gia đình nào cũng có một cây hoa cảnh trong nhà. Nhưng cách chăm sóc, nhất là trong khâu bón phân đúng kỹ thuật thì...
-
Cách trồng cây ăn quả trong chậu đơn giản tại nhà
Hiện nay việc trồng cây trong chậu đang được ưa chuộng. Bởi kỹ thuật này đơn giản, không yêu cầu về diện tích trồng cây. Có thể áp dụng cho nhà trong những khu đô thị. Giúp không gian thêm xanh và đồng thời có thể thưởng thức quả xanh tại nhà.
-
Kết hợp MKP, Brassinolide 0,15% và Atonik đậm đặc - tăng cường sức khỏe và khả năng chịu lạnh trên cây trồng
Qua nghiên cứu và thực tế, việc sử dụng các loại phân bón có chứa hàm lượng Kali, lân kết hợp với các loại chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng tăng khả năng chịu lạnh và tăng khả năng hấp thụ phân bón là điều cần thiết lúc này.
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón
- Hướng dẫn ủ rác thải nhà bếp làm phân bón đơn giản tại nhà
- Giải pháp kích thích trái to và nâng cao năng suất trước khi bao trái xoài