Kỹ thuật ngâm, ủ lúa giống

Cây trồng liên quan: Cây lúa

1. Tìm hiểu điều kiện để hạt lúa giống nảy mầm

Khi có đủ các điều kiện cần thiết thì mầm và rễ mầm từ hạt gạo của hạt lúa giống xuyên qua lớp vỏ trấu ra ngoài gọi là sự nảy mầm của hạt lúa. Vậy các điều kiện để hạt lúa giống nảy mầm là:

1.1. Điều kiện bên trong hạt

a. Sức sống của hạt lúa giống

Là hạt lúa giống còn khả năng nảy mầm được khi có đủ diều kiện như nước, nhiệt độ và ôxy thích hợp cho sự nảy mầm.

c. Sự ngủ nghỉ của hạt

Do đặc điểm sinh lý của hạt lúa giống, sau khi thu hoạch phải trải qua giai đoạn ngủ nghỉ, sau đó mới tới giai đoạn nẩy mầm. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay thường lấy giống lúa vừa thu hoạch xong làm lúa giống gieo cấy luôn ở vụ kế tiếp gọi là giống lúa liền vụ. Trường hợp gặp các giống lúa có tính ngủ nghỉ thì tỉ lệ nảy mầm rất thấp. Để chủ động sử dụng giống lúa liền vụ, cần phải xử lý phá ngủ, kích thích tăng sức nẩy mầm. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thu hoạch lúa liền vụ

- Thu lúa để làm giống, thu xong phải tuốt hạt ngay

- Có thể ngâm lúa tươi ngay.

- Nếu chưa cần gấp thì phơi cho ráo vỏ; Gặp trời mưa phải trải mỏng nơi thoáng gió (tránh dồn đống hạt lúa giống sẽ bị mất sức nẩy mầm).

  • Bước 2: Loại bỏ hạt lép, lửng, cỏ dại, tạp chất

Lấy bùn ao pha loãng với nước cho vào, chum, vại ... có dung tích tuỳ theo lượng giống cần xử lý. Dùng quả trứng gà mới đẻ thả vào dung dịch nước bùn đó, nếu quả trứng nổi lập lờ trên mặt nước bùn, (phần nổi có đường kính khoảng 2 cm) là được, nếu trứng chìm cho thêm bùn, trứng nổi nhiều cho thêm nước. Sau đó đổ lúa giống vào dung dịch nước bùn, khuấy đều, các hạt lúa giống mẩy chìm dưới đáy giữ lại. Hạt lép, lửng, hạt cỏ, nổi lên trên mặt nước vớt bỏ.

Lưu ý: Dung dịch nước bùn phải gấp 3 lần lượng lúa giống.

  • Bước 3: Xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm:

Sau khi loại bỏ hạt lép, hạt lửng, vớt hạt chắc ra đãi sạch tiếp tục xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm theo một trong các cách sau:

  • Cách 1: Xử lý nước ấm 54oC

Pha 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh (3 sôi, 2 lạnh), lượng nước xử lý cần gấp 3-5 lần lượng lúa cần xử lý để có nhiệt độ 54oC. Trước và sau khi cho lúa giống vào xử lý cần dùng nhiệt kế kiểm tra để luôn đảm bảo nhiệt độ 54oC mới đủ nhiệt để diệt nấm. Nếu chưa đủ 54oC cho thêm nước sôi vào, vừa đổ vừa khuấy đều và vừa đo nhiệt kế, thời gian xử lý 3-5 phút.

  • Cách 2: Dùng supe lân (Lân Lâm Thao)

Cách làm: Lấy 1 kg supe lân pha với 10 lít nước, khuấy đều để lắng cặn, sau gạn lấy nước trong ngâm với 10 kg lúa giống trong 24 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch nước chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch.

  • Cách 3: Dùng acid Nitơric (HNO3)

Acid HNO3

Công dụng: Phá vỡ tính ngủ nghỉ của lúa giống; Kích thích hạt lúa giống nảy mầm, phát triển rễ, cung cấp dinh dưỡng thời kỳ đầu, mầm lúa khỏe, tăng sức đề kháng, chống sâu bệnh.

Hướng dẫn sử dụng: Lắc đều chai trước khi dùng, pha 20 – 40 ml trong 20 lit nước khuấy đều ngâm 20 kg lúa giống trong 24 – 36 giờ vớt ra rửa sạch, ủ bình thường.

Acid HNO3 để xử lý hạt giống

Lưu ý:

- Nếu hạt lúa giống phơi được vài nắng (không được ấp đống qua đêm) thì xử lý theo cách 1 hoặc cách 2.

- Nếu hạt giống không kịp phơi mà ngâm ủ ngay thì xử lý theo cách 3

- Tổng thời gian ngâm từ lúc bắt đầu xử lý phá ngủ đến khi hạt thóc no nước phải đạt từ 36 – 48 giờ, tuỳ theo độ ẩm ban đầu của hạt giống.

- Chú ý khi xử lý lúa bằng acid:

+ Không dùng dụng cụ bằng kim loại, acid sẽ ăn mòn và làm hư đồ dùng.

+ Đổ từ từ acid vào nước chứ không đổ nước vào acid.

+ Thật cẩn thận khi thao tác, đeo găng tay không thấm nước và mặc áo quần, kính bảo hộ lao động.

+ Tránh không để acid dính vào da thịt, áo quần.

+ Rửa sạch dụng cụ sau khi xử lý bằng nước sạch.

1.2. Điều kiện bên ngoài

a. Ẩm độ của hạt giống

Hạt lúa giống hút nước đạt độ ẩm cần thiết, hạt sẽ nảy mầm. Muốn hạt giống nảy mầm được cần phải ngâm hạt. Thời gian ngâm hạt tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước, tình trạng hạt giống. Thời gian ngâm hạt thường từ 24-36 giờ. Có trường hợp phải ngâm đến 48 giờ, cá biệt có khi đến 50-60 giờ.

b. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất để hạt lúa nảy mầm từ 30-35oC, trên 40oC hoặc thấp dưới 10oC đều không có lợi cho quá trình nảy mầm.

c. Ôxy

Trong quá trình nảy mầm của hạt, nếu thiếu ôxy, mầm sẽ vươn dài, rễ phát triển kém. Hoặc chỉ có mầm, không có rễ. Để hạt lúa giống nảy mầm tốt, cần cung cấp đủ ôxy cho khối hạt giống. Chính vậy, ngoài việc giữ nhiệt độ nơi ủ từ 30-35oC, thì cứ khoảng 12 tiếng cần đảo đều đống ủ và giữ đủ ẩm để rễ và mầm phát triển cân đối.

2. Chuẩn bị ngâm lúa giống

2.1. Chuẩn bị nơi ngâm lúa giống

a. Chuẩn bị nơi ngâm lúa giống là hồ, ao, mương, sông:

Nên chọn nơi nước lưu thông, sạch và chú ý không có cá lớn, mật độ cá nhiều sẽ ăn hết hạt giống khi chúng ta ngâm hạt.

b. Chuẩn bị nơi để ngâm lúa giống là thau, chậu, vại, thùng…

Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa giống là thau. Dụng cụ này có thể ngâm được 10 kg lúa giống.

Thau để ngâm hạt giống

Thau để ngâm hạt giống

Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa giống là xô. Dụng cụ này có thể ngâm được 15 kg lúa giống.

Xô để ngâm hạt giống

Xô để ngâm hạt giống

Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa giống là vại (khạp). Dụng cụ này có thể ngâm được 20 kg lúa giống.

Vại (khạp) để ngâm hạt giống

Vại (khạp) để ngâm hạt giống

Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa giống là thùng. Dụng cụ này có thể ngâm được 200 kg lúa giống.

Thùng để ngâm hạt giống

Thùng để ngâm hạt giống

2.2. Chuẩn bị lúa giống trước khi ngâm

a. Phơi lại lúa giống

Trong điều kiện cho phép nên phơi lại hạt giống từ 3-6 giờ trước khi ngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, tăng khả năng nảy mầm.

Phơi lại lúa giống trước khi ngâm

Phơi lại lúa giống trước khi ngâm

b. Cân lúa giống

Dùng cân để cân lúa giống.

Cân để cân lúa giống trước

Cân để cân lúa giống trước khi ngâm

c. Cho lúa giống vào bao

Sau khi cân xong cho lúa giống vào bao.

Cho lúa giống vào bao

Cho lúa giống vào bao

d. Buộc chặt miệng bao lúa

Sau khi cho lúa giống vào bao. Buộc miệng bao cách xa chỗ có lúa để thể tích đựng lúa trong bao được rộng.

Lưu ý: Khi đóng bao để ngâm không nên đóng lúa đầy bao vì hạt lúa thấm nước khó hơn và khó mang vác.

Buộc chặt miệng bao lúa

Buộc chặt miệng bao lúa

2.3. Chuẩn bị nước để ngâm lúa giống:

Nếu ngâm lúa trong thau, xô, vại, thùng… phải cho nước vào dụng cụ trước khi ngâm.

Chuẩn bị nước ngâm lúa giống

Chuẩn bị nước ngâm lúa giống

3. Ngâm lúa giống

Ngâm lúa giống là đưa lúa giống ngập xuống dưới nước để cho hạt lúa giống hút nước, có thể đựng lúa giống trong bao và đưa cả bao xuống nước. Cũng có thể đổ lúa trực tiếp vào dụng cụ ngâm lúa.

3.1. Cho lúa xuống nước để ngâm

a. Đặt cả bao chứa lúa giống xuống nước:

Để toàn bộ cả bao đã chứa lúa giống ngập vào trong nước. Có thể đặt bao đã chứa lúa giống vào dụng cụ châuk, thùng … ngâm lúa giống hay đặt xuống ao, mương.

Để toàn bộ bao đã chứa lúa giống ngập vào trong nước

Để toàn bộ bao đã chứa lúa giống ngập vào trong nước

b. Đổ trực tiếp lúa giống vào dụng cụ ngâm

Trường hợp ngâm lúa giống bằng dụng cụ thì có thể đổ trực tiếp lúa vào dụng cụ để ngâm, khô cần phải cho vào bao.

Đổ lúa giống trực tiếp vào dụng cụ để ngâm

Đổ lúa giống trực tiếp vào dụng cụ để ngâm

3.2. Xác định thời gian ngâm

Thời gian ngâm nước tùy thuộc vào nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí và đặc điểm giống lúa. Các giống lúa cải tiến trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ngâm từ 24-36 giờ đồng hồ. Đối với các tỉnh phía Bắc, trong vụ Hè thu, vụ Mùa ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai; Trong vụ Xuân ngâm 48-72 giờ đối với lúa thuần và 24-36 giờ đối với lúa (tính cả thời gian xử lý, khử trùng thuốc).

3.3. Chăm sóc thường xuyên trong thời giam ngâm

Trong thời gian ngâm nước cứ 12 giờ cần rửa sạch và thay nước mới một lần để hạt lúa giống trong khi ngâm không bị chua.

3.4. Biểu hiện của hạt lúa giống hút đủ nước

Khi thấy hạt trong, ngoại hình hạt căng đều, nhìn rõ thấy phôi màu trắng ở đầu hạt phình lên. Kiểm tra nội nhũ (phần gạo ở giữa hạt) thấy bở mềm, hơi cứng ở lõi hạt gạo là đạt yêu cầu.

4. Vớt lúa giống

4.1. Đưa lúa giống ra khỏi nước ngâm:

Sau khi hạt giống lúa hút đủ nước thì đưa hạt giống ra khỏi nơi ngâm

Đưa lúa giống ra khỏi nước ngâm

Đưa lúa giống ra khỏi nước ngâm

4.2. Rủa sạch lúa giống đã ngâm:

Rửa (đãi) sạch nước chua bằng cách dùng vòi nước sạch xối trực tiếp vào bao lúa giống vừa được vớt ra

Xối nước để rửa nước chua

Xối nước để rửa nước chua

Hay dùng thau, thúng, giá… để đãi nước chua (làm sạch hạt giống.

Dùng thau, thúng, giá… để đãi nước chua

Dùng thau, thúng, giá… để đãi nước chua

Và vớt hết các hạt lép, lửng còn lại trước khi đem ủ

Vớt hết các hạt lép, lửng

Vớt hết các hạt lép, lửng

5. Ủ lúa giống

Là để lúa giống đã ngâm đủ nước gọn thành đống và ủ ấm bằng rơm rạ, bao tải …đảm bảo nhiệt độ của đống ủ từ 30-35oC trong vòng 24-48 giờ để hạt lúa giống nảy mầm.

Nếu nhiệt độ ủ quá thấp thì thời gian nảy mầm sẽ kéo dài, nếu để lâu sẽ giảm khả năng nảy mầm. Nếu nhiệt độ ủ quá cao thì tỷ lệ nảy mầm sẽ bị giảm đi, thậm chí còn làm chết cả mầm hạt.

Trong quá trình ủ, bản thân khối hạt hô hấp cũng tạo ra nhiệt lượng để xúc tiến nảy mầm. Nếu ủ với khối lượng hạt giống quá lớn thì sẽ tăng nhiệt lượng, dẫn đến thừa nhiệt lượng; nhưng nếu ủ với khối lượng hạt giống nhỏ thì sẽ bị thiếu nhiệt lượng, hạt giống nảy mầm chậm.

5.1. Chuẩn bị để ủ lúa giống

- Chuẩn bị nơi ủ lúa giống: Nơi ủ có thể là trong nhà, ngoài sân, dưới bếp, bờ cây… chỉ cần không bị tạt nước mưa, không bị nắng và không bị gà vịt phá.

- Chuẩn bị vật liệu để ủ như bao tải, rơm, rạ…

5.2. Sắp xếp lúa đã ngâm để ủ

Đổ lúa giống đã ngâm đủ nước, để rảo nước vào tấm ủ

Đổ gọn lúa giống để ủ

Đổ gọn lúa giống để ủ

5.3. Đậy đống ủ

Sau khi đổ lúa xong, gấp các cạnh của tấm đậy đống lúa ủ

Gấp các cạnh của tấm đậy

Gấp các cạnh của tấm đậy

5.4. Chèn vật nặng lên tấm đậy đống ủ:

Sau khi gấp gọn các bên của tấm đậy đống lúa ủ, cần lấy các vật nặng như gạch, đá để chèn xung quanh tấm đậy, tránh bị gió lật tấm đậy.

Chèn vật nặng lên tấm đậy

Chèn vật nặng lên tấm đậy

5.5. Điều chỉnh nhiệt độ đống ủ

a. Ủ ấm đủ nhiệt độ

Khi ủ hạt giống trong những ngày giá rét cần phải vùi sâu trong đống rơm, rạ hoặc vùi trong đống lá, đảm bảo sao cho nhiệt độ từ 30-35oC. Sau khi vùi lúa giống khoảng 36-48 giờ cần bới ra xem đã nảy mầm chưa, khi thấy trên 50% số hạt nứt nanh gai dứa, lấy lúa ra trộn kỹ cho các hạt giống nảy mầm đều sau đó vùi nông hơn trong rơm rạ vì khi hạt lúa nảy mầm sẽ tự sinh nhiệt làm ấm lên.

Lưu ý:

Không vùi lúa giống no nước trong đống tro bếp, vì tro bếp sẽ hút nước trong hạt giống làm hạt giống thiếu nước ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm.

Cũng không nên vùi lúa giống vào sâu trong đống phân ủ vì trong đống phân ủ nhiệt độ thường quá cao lại có nhiều khí độc ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt giống.

b. Kiểm tra nhiệt độ đống ủ

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của đống ủ, đảm bảo nhiệt độ đống ủ luôn từ 30-35oC.

- Nhiệt độ dưới 30oC phải phủ thêm tấm phủ

Đậy thêm tẩm che phủ lên đống ủ

Đậy thêm tẩm che phủ lên đống ủ

- Nhiệt độ cao trên 35oC: Phải bỏ tấm che phủ, trải lúa mỏng hơn, thậm chí nhúng nước để giảm nhiệt độ và giữ đủ ẩm độ để lúa mọc mầm, lúc này có thể chỉ đậy bằng lớp lá chuối tươi.

Trải mỏng lúa ủ và đậy bằng lớp lá chuối tươi

5.6. Đảo lúa trong khi ủ

Ngày 2 lần tưới nước đủ ẩm và đảo đều cho hạt giống trong đống ủ nẩy mầm như nhau, tránh tình trạng trong cùng đống ủ, nơi thì hạt giống nảy mầm quá dài, nơi thì hạt giống nảy mầm quá ngắn.

6. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống

Trong quá trình ủ, nên điều chỉnh mầm của hạt lúa giống sao cho phù hợp với từng điều kiện gieo trồng;

6.1. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống ngắn

Trong vụ Chiêm ở Đồng Bằng Bắc Bộ; Vụ Hè Thu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; Hoặc cho sạ hàng, chỉ cần hạt lúa giống nứt nanh hay mầm của hạt giống dài bằng 1/3 chiều dài của hạt lúa là được.

Mầm của hạt lúa giống dài bằng 1/3 chiều dài hạt lúa

Mầm của hạt lúa giống dài bằng 1/3 chiều dài hạt lúa

6.2. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống dài

Vụ Mùa ở Đồng Bằng Bắc Bộ; Vụ Đông Xuân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; Cho sạ lan hay cho các chân ruộng nhuyễn nhừ, lầy thụt nên chỉnh rễ mạ dài bằng chiều dài của hạt lúa là được.

Rễ và mầm dài bằng chiều dài của hạt lúa

Rễ và mầm dài bằng chiều dài của hạt lúa

Thậm chí đất quá lầy thụt, phải để mầm và rễ mạ dài hơn cả chiều dài hạt lúa để khi gieo mống không bị chìm.

Lưu ý:

Phải đảo giống thường xuyên, không để rễ hạt dài, quấn vào nhau sẽ khó cho quá trình gieo (sạ)..

Rễ và mầm dài hơn chiều dài của hạt lúa

Rễ và mầm dài hơn chiều dài của hạt lúa

7. Xử lý hạt trước khi gieo sạ

7.1. Chọn thuốc để xử lý

Thường dùng một số loại thuốc xử lý để phòng chống rầy nâu, bọ trĩ trong vòng 20 ngày sau sạ.

Thuốc REGENT 800WG

Thuốc REGENT 800WG

Qui cách: Gói 0.8gr, 1.6gr

Công dụng : Thuốc diệt trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ trĩ, xít hôi hại lúa.

Liều lượng : Pha 1 gói 0.8gr với 4 lít nước, phun lên 100 kg lúa giống đã nảy mầm và trộn đều.

Thuốc REGENT 800WG

Thuốc REGENT 800WG

Thuốc REGENT 0.3G

Qui cách: Chai 50 ml, 100 ml

Công dụng: Thuốc diệt trừ sâu đục thân, rầy nâu, bọ trĩ.

Liều lượng: Pha chai 50 ml với 4 lít nước, phun lên 100 kg lúa giống đã nảy mầm và trộn đều.

Thuốc REGENT 0.3G

Thuốc REGENT 0.3G

Thuốc ACTARA 25 WG

Qui cách: Gói 1 gr, 2 gr

Công dụng: Thuốc diệt trừ rầy nâu, bọ trĩ.

Liều lượng: Pha gói 1 gr với 4 lít nước, phun lên 100 kg lúa giống đã nảy mầm và trộn đều.

7.2. Xử lý hạt giống

Pha thuốc vào bình phun hay doa tưới nước, tưới đều thuốc lên lúa. sau đó trộn đều.

Lưu ý:

- Xử lý trước khi gieo (sạ) hay khi hạt giống mới nhú mầm, xử lý xong lại

ủ tiếp cho đến khi gieo (sạ).

- Khi xử lý thuốc nên mang gang tay và khẩu trang bảo hộ lao động.

Thuốc ACTARA 25 WG

Thuốc ACTARA 25 WG

Xử lý hạt giống

Nguồn: Giáo trình nghề trồng lúa năng suất cao - Bộ NN&PT NT
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status