Kỹ thuật làm phân ủ (phần 2)
4.7. Sử dụng các chế phẩm thúc đẩy trong quá trình ủ phân
Một số công ty bán chế phẩm kích hoạt hoặc thúc đẩy sự phân huỷ trong đống ủ. Những chất đó cung cấp những yếu tố cần thiết để bắt đầu quá trình phân huỷ (làm nóng) trong đống ủ hoặc đẩy mạnh quá trình lên men. Các chế phẩm này thường bao gồm các loại phân có nhiều nitơ, các chất phụ gia EM hoặc một số chất vi sinh vật khác. Các loại chế phẩm có hàm lượng nitơ cao không được phép sử dụng đối với cây trồng hữu cơ, vì vậy chúng không được sử dụng để phân ủ cho cây trồng hữu cơ. Lợi ích của việc bổ xung thêm nhiều
vi khuẩn từ một gói chế phẩm còn chưa đủ để chứng minh. Tất cả các vi khuẩn và các vi sinh cần thiết khác đều có trong không khí và đất, dưới đống ủ, đặc biệt trong các nguyên liệu mà bạn đưa vào ủ. Vì thế, tại sao chúng ta phải lãng phí tiền để mua các chất vi sinh từ các công ty nếu như có thể có được nó từ tự nhiên mà không mất tiền
Nếu bạn vẫn muốn “Thúc đẩy” cho đống ủ, nguồn tốt nhất là các vi sinh vật. Khi các nguyên liệu cây trồng tươi (như lá cây xanh) được bổ xung, nó sẽ có đủ nitơ (đạm) để bắt đầu phân huỷ nhanh các vật chất trong đống ủ. Phân chuồng tươi và các chất vi sinh khác là nguồn đạm rất tốt. Tại Philippine, nông dân sử dụng cơm thừa để vài ngày cho lên men. Khi cơm đã thành chất lỏng (và có đầy đủ vi sinh vật để lên men), nó được bổ xung vào đống phân ủ.
4.8. Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình ủ phân
Thông khí:
Thông khí có nghĩa là bổ xung ôxy cho quá trình ủ phân của bạn. Vi sinh vật cần ôxy để phân huỷ nguyên liệu hữu cơ hiệu quả. Vì chúng sinh sản rất nhanh trong điều kiện lý tưởng, nên chúng có thể bị cạn kiệt oxy sẵn có qua các
hoạt động phân huỷ của chúng. Vì thế, thông khí cho đống ủ của bạn là rất quan trọng. Khí cac bon sản sinh do quá trình hoạt động của các vi sinh vật cũng cần được thổi ra theo luồng không khí lưu thông
Bạn cần thông khí cho phân ủ bằng cách đảo nó lên. Hoạt động này trực tiếp đưa ô-xy vào trong đống phân ủ.
Một số lợi ích của việc đảo phân là:
1. Đảo đống ủ giúp tiêu diệt các nguồn gây hại như hạt cỏ dại, sâu hại, các vi sinh vật gây bệnh bằng cách đưa chúng vào nơi có nhiệt độ cao.
2. Đảo đống ủ giảm vấn đề về mùi. Mùi hôi thối là dấu hiệu của sự mất cân bằng trong hệ thống phân ủ. Đảo đống phân khi có dấu hiệu đầu tiên về mùi hoặc có mùi khí amoniac.
3. Đảo đống ủ để làm vỡ các cục vón và tầng vật liệu. Vón cục có thể tạo ra các ổ trong đống ủ mà ở đó không khí không thể xâm nhập vào. Những đống vón này làm cho “yếm khí”, có nghĩa các vi sinh vật không cần oxy sẽ thực hiện công việc trong đống ủ. Những vi sinh vật yếm khí này sản sinh ra lượng khí có mùi như sản phẩm bị thối rữa. Đảo phân làm vỡ các cục vón và các lớp vật liệu trong đống ủ cho phép oxy xâm nhập vào bên trong. Chính vì vậy, để tạo ra một thành phẩm cuối cùng có chất lượng tốt, hãy đánh tan những cục vón trong trong đống ủ khi tiến hành đảo phân.
Bạn cũng có thể làm không khí lưu thông bằng cách thêm vào những vật liệu cồng kềnh. Các vật liệu cồng kềnh có thể tạo ra các rãnh hổng để không khí có thể thổi qua đống ủ. Các vật liệu này có thể giữ cho đống ủ khỏi bị lắng và dí chặt ngăn cản không khí đi vào đống ủ. Các dạng vật liệu này có thể là các lá to, vỏ bào hoặc rơm rạ
Độ ẩm:
Vi sinh vật cần độ ẩm để phát triển. Mức ẩm lý tưởng là 40-60%, khi bóp một nắm phân ủ trong tay có cảm giác ướt nhưng nước không chảy ra ngoài là phân ủ có đủ độ ẩm tốt. Một số người so sánh cảm giác này giống như một bọt biển ẩm ướt.
Phân ủ nên được giữ trong điều kiện ẩm chứ không nên giữ trong điều kiện sũng nước. Hoạt động của các sinh vật trong đống ủ sẽ bị giảm xuống nếu như đống ủ quá khô. Nhưng nếu vật liệu ủ quá ẩm, chúng sẽ kết vón lại và ngăn luồng khí di chuyển trong đống ủ dẫn tới sự “yếm khí” (không có oxy) và làm chậm quá trình phân huỷ khiến cho đống ủ có mùi hôi thối. Khi chuẩn bị nguyên liệu làm phân ủ, cần nhớ rằng những nguyên liệu đó không quá ẩm ướt. Hãy nhớ rằng, việc bổ xung nước vào đống ủ sẽ dễ dàng hơn là lấy nước ra.
Việc cho thêm nước vào hệ thống ủ là cần thiết để giữ cho đống ủ đủ độ ẩm. Nên thêm nước trong quá trình tạo đống ủ và đảo phân. Điều chỉnh lượng nước như thế nào là đủ cần có một chút kinh nghiệm.
Nhiệt độ
Tăng nhiệt của đống ủ là một chức năng hoạt động sinh học trong hệ thống đống ủ và khi đống ủ được phơi dưới ánh nắng cũng tăng nhiệt ở chừng mực nào đó. Vi sinh vật phát triển sẽ làm tăng nhiệt độ của đống ủ thông qua sự trao đổi chất, sự sinh sản và chuyển đổi vật liệu làm phân ủ thành năng lượng
Kiểm tra nhiệt độ trong đống phân ủ
Nguyên nhân chính được xem xét ở đây là việc duy trì nhiệt độ của đống ủ ở 55oC tối thiểu trong 03 ngày để tiêu diệt mầm bệnh hoặc những giống cỏ dại. Để thiết lập hệ thống sinh học này có hiệu quả cao thì cần có sự cân đối về dinh dưỡng cây trồng (Một hỗn hợp vật liệu giàu cacbon và đạm), kích cỡ đống ủ hiệu quả (xấp xỉ một mét khối), hàm lượng oxy và độ ẩm thích hợp (ẩm chứ không đẫm nước).
Nếu đống phân trở nên quá nóng (trên 650C), vi sinh vật hoạt động ở điều kiện nhiệt độ thấp hơn sẽ bị tiêu diệt và sẽ làm chậm quá trình phân huỷ. Bạn có thể giảm nhiệt độ bằng cách đảo phân. Đừng lo lắng, khi đống phân giảm nhiệt độ, vi sinh vật sẽ hoạt động trở lại.
Kích thước của nguyên liệu:
Những nguyên liệu ủ nhỏ hơn có nhiều diện tích bề mặt hơn sẽ thuận lợi cho vi sinh vật tấn công. Chính vì vậy, làm giảm kích thước của các mẩu vật liệu thô sẽ làm tăng tốc độ tiến trình ủ. Việc giảm kích thước cũng làm giảm thể tích của đống ủ, tiết kiệm được diện tích. Nên cắt những cành, nhánh cây có kích thước 5-6cm trước khi ủ. Với các vật liệu có kích thước quá nhỏ, ví dụ như mùn cưa có thể làm giảm quá trình lưu thông của không khí, giảm tỉ lệ phân ủ và có thể gây ra yếm khí dẫn tới những vấn đề liên quan tới mùi của đống phân.
4.9. Quản lý phân ủ
Để đảm bảo quá trình sản xuất phân ủ thành công, điều quan trọng là cần quản lý tốt đống ủ sau khi đống ủ đã được tạo thành. Nước, đảo phân, nhiệt độ và giai đoạn phân chín là những yếu tố cần thiết.
Nước:
Trong điều kiện khô, đống phân cần được tưới nước 02 lần một tuần. Một trong những cách kiểm tra độ ẩm là đặt một bó trấu hoặc rơm nhỏ vào giữa đống phân. Sau 5 phút lấy bó trấu ra, bó trấu ẩm là được. Nếu bó trấu không ẩm, cần cho thêm nước vào đống ủ đó.
Có một số cách để giảm sự bốc hơi từ đống ủ, vì vậy, lượng nước cần sẽ được bổ sung vào đống ủ bằng cách:
- Che đống ủ bằng lá chuối và cỏ.
- Che đống ủ bằng lớp bùn.
- Không đảo đống phân.
Nếu như đống ủ quá ẩm, nên được mở ra và thay thế bằng những chất hữu cơ khô hoặc được phép phơi dưới ánh nắng trước khi đắp lại thành đống.
Đảo phân:
Trong vòng ba tuần đầu, kích thước của đống ủ sẽ giảm đi một cách tương đối. Việc đảo phân sẽ thay thế oxy cung cấp và đảm bảo những chất liệu bên ngoài cũng bị phân huỷ. Để đảo một đống phân, gỡ ra từng phần, trộn đều các vật liệu và ủ lại. Lớp vật liệu bên ngoài đống ủ sẽ được đưa vào giữa đống ủ. Nếu đống ủ khô, bổ xung thêm nước, trong trường hợp đống ủ quá ẩm, thêm những vật liệu làm cho đống ủ khô hơn. Lần đảo phân đầu tiên nên được thực hiện sau 2-3 tuần và lần đảo tiếp theo nên được tiến hành 3 tuần sau đó.
Nhiệt độ và ẩm độ của đống phân nên được kiểm tra vài ngày sau mỗi lần đảo. Lần đảo thứ 3 có thể cần thiết trước khi tất cả những vật liệu ủ khác ngoài cành và thân cây dày bị phân huỷ.
Phân ủ có thể được làm mà không cần đảo, nhưng các vật liệu ở xung quanh đống ủ sẽ không phân huỷ đều. Các giống cỏ dại hoặc bất kỳ vật liệu thực vật gây bệnh nào có mặt ở trong đống ủ sẽ không bị chết. Những vật liệu này nên được tách khỏi phân ủ thành phẩm và nên được đưa vào đống ủ sau. Mặc dù việc đảo phân không nhất thiết phải thực hiện, nhưng việc đảo phân này sẽ khiến cho chất lượng của phân ủ tốt hơn.
Độ nóng:
Để kiểm tra độ nóng của đống ủ, hãy đưa một chiếc que vào đống ủ sau khi ủ 10 ngày. Sau khi để que trong đống ủ vài ngày nếu sờ thấy que không quá nóng khi rút ra khỏi đống ủ là đạt yêu cầu.
Nếu nhiệt độ không được như vậy, trong trường hợp này, có thể cần phải bổ sung thêm không khí hoặc nước, hoặc đống ủ cần để thêm trong một thời gian nữa. Nếu nhiệt độ của đống ủ là rất nóng, quá trình phân huỷ xảy ra nhưng độ nóng có thể đủ để giết những vi sinh vật ưa hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn. Trong trường hợp này, việc cung cấp không khí cần được giảm bớt và cần thêm
nước để làm đống phân mát hơn. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ của đống phân trong thời gian ủ bằng cách dùng que thử
Đặt một que vào đống ủ để kiểm tra nhiệt độ
4.10. Thời gian sử dụng phân ủ
Phân ủ có thể sử dụng được sau từ 1 đến 12 tháng, tuỳ thuộc vào kích cỡ vật liệu trong hệ thống đống ủ, trình độ quản lý và mục đích sử dụng. Phân ủ sử dụng để bón lót có thể dùng loại phân có thời gian ủ ngắn nhất. Phân ủ dùng để bón thúc phải được ủ kỹ hơn.
* Những dấu hiệu cho biết phân ủ có thể sử dụng được:
- Đống phân ủ thu nhỏ lại tới một nửa so với kích thước ban đầu.
- Vật liệu hữu cơ ban đầu đưa vào không còn nhận ra được nữa.
- Nếu bạn sử dụng phương pháp ủ nóng, đống phân ủ sẽ không tạo nhiệt nữa.
* Xử lý phân ủ:
Nếu phân ủ chưa thể sử dụng được cần phải "xử lý" thêm trong một thời gian nhất định. Xử lý là quá trình cho phép phân ủ đã hoàn tất giai đoạn ủ nóng chuyển sang hoàn tất quá trình phân huỷ. Ngay cả trong giai đoạn này cũng cần che phủ đống ủ để khỏi bị ảnh hưởng bởi mưa, nắng. Phải đảm bảo độ ẩm (không để ướt) và thông thoáng cho phân ủ trong suốt giai đoạn xử lý, nhanh là một tháng, chậm là 1 năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, nếu phân ủ được lưu giữ lâu quá trước khi sử dụng sẽ mất đi một số dinh dưỡng cây trồng và có thể là nơi sinh sản cho những côn trùng không mong muốn.
* Can thiệp lần cuối:
Hệ thống phân ủ của bạn có thể không phân huỷ hết tất cả các vật liệu có kích thước lớn như lõi ngô, phơi bào trong lần ủ đầu. Khi bạn sàng phân ủ có thể loại bỏ những vật liệu kích cỡ lớn (xem tranh) để có thể sử dụng cho lần ủ sau. Vi sinh vật và không khí đã sẵn có ở những vật liệu này sẽ giúp kích thích mạnh quá trình phân huỷ trong lần ủ mới.
Sàng phân ủ
* Kiểm tra sự hoàn chỉnh của phân ủ:
Hầu hết nông dân không kiểm tra phân ủ của mình. Đôi khi bạn cần xem xét, cảm nhận và ngửi phân khi đã được ủ hoàn chỉnh. Để dùng cho các mục đích khác ngoài bón lót, phân ủ chưa hoàn chỉnh có thể làm cây còi cọc hoặc chết. Do vậy, nông dân cần xác định xem phân đã hoàn chỉnh chưa trước khi bón xuống đất.
Một phương pháp thử đơn giản là cho phân ủ vào một vài bầu nhỏ và gieo một vài hạt cải củ vào đó (hoặc hạt của bất kỳ cây trồng nào có thể nẩy mầm và trưởng thành nhanh). Nếu 3/4 số hạt hoặc nhiều hơn nẩy mầm và phát triển thành cây cải củ, thì phân ủ đã có thể sử dụng được.
4.11. Cách sử dụng phân ủ
Mục đích chính của việc sử dụng phân ủ là duy trì và tăng năng suất cây trồng thông qua việc tăng khả năng giữ nước, dinh dưỡng cây trồng và duy trì sự độ sạch của đất. Phân ủ khi bón vào đất, nó làm tăng độ ổn định của kết cấu đất, bảo vệ được cấu trúc đất và vì thế ngăn chặn được xói mòn
Có nhiều cách dùng phân ủ. Một số cách dùng phổ biến nhất là:
- Cải tạo đất.
- Làm lớp phủ
- Làm trà phân ủ
* Sử dụng phân ủ cải tạo đất:
Sử dụng phân ủ cải tạo đất làm tăng chất hữu cơ trong đất. Chất hữu cơ rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới rất thiếu chất hữu cơ. Trong khi đất ở vùng ôn đới hàm lượng chất hữu cơ chiếm tới 50%, thì đất ở vùng cận nhiệt đới hàm lượng này chỉ khoảng 1% hoặc ít hơn. Phân ủ giúp tăng lượng hữu cơ trong đất.
Vì đất khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới không bao giờ bị băng giá, hoạt động của vi sinh vật diễn ra liên tục quanh năm. Do vậy, chất hữu cơ nhanh chóng được sử dụng hết. Vì hoạt động sinh học của đất và thời tiết ấm quanh năm, nông dân nên sử dụng phân ủ thường xuyên trong năm để tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
Để cho kết quả tốt nhất, chỉ sử dụng phân ủ đã hoàn chỉnh để cải tạo đất. Phân ủ dùng để cải tạo đất nên bón vào đất trước khi gieo trồng. Dùng một lớp phân ủ dầy từ 3 - 5 cm lên trên mặt đất, sau đó đảo phân xuống đất ở độ sâu 8-10 cm. Không nên vùi sâu hơn vì rễ cây không hấp thu được chất dinh dưỡng cây trồng từ phân ủ. Cách làm hiệu quả nhằm tiết kiệm phân ủ là bón một lượng nhỏ phân ủ trực tiếp vào hố trồng cây. Ở những khu vực khô hạn có thể làm hố trồng theo các hàng hoặc rãnh để tiện cho việc tưới nước.
Sử dụng phân chưa hoàn chỉnh để cải tạo đất có thể ảnh hưởng đến cây trồng, làm cho cây bị vàng lá hoặc cằn cỗi, vì quá trình phân huỷ tiếp tục diễn ra gần rễ cây và các vi sinh vật cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.
Phục lục 2 cho biết nhu cầu phân ủ của một số loại rau. Xin lưu ý là các số liệu đưa ra ở đây chỉ có tính chất tham khảo, việc bón cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào loại đất, số năm xử lý hữu cơ và chất lượng phân ủ. Tốt nhất nên làm một số thử nghiệm trên đồng ruộng về các liều lượng phân ủ khác nhau để xác định liều lượng thích hợp cho từng khu vực cụ thể hay cây trồng cụ thể.
* Sử dụng phân ủ làm lớp phủ bổi:
Thảm thực vật là hệ thống phân ủ tự nhiên, ở đó lá cây tạo một lớp phủ trên bề mặt của đất và dần dần được phân huỷ, tái tạo chất dinh dưỡng cây trồng và bồi bổ cho đất. Cũng như vậy, những tàn dư trong vườn như lá cây, cỏ hay cành cây có thể sử dụng làm lớp phủ và được phân huỷ dần trên bề mặt đất. Theo thời gian lớp phủ sẽ bị phân huỷ.
Phân ủ hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh có thể được dùng tạo một lớp phủ dày 8-10 cm trên bề mặt đất. Không trộn vào trong đất. Giữ cho lớp phủ cách gốc cây 5-8 cm. Dinh dưỡng cây trồng sẽ ngấm dần vào đất mà không lấy đi lượng đạm ở khu vực quanh rễ cây. Mùn ủ có những lợi ích như mùn thông thường:
- Giữ độ ẩm cho đất.
- Làm thông thoáng đất trong những điều kiện nhiệt độ bất lợi.
- Phân huỷ để cung cấp dinh dưỡng cây trồngvà chất hữu cơ xây dựng kết cấu đất.
Khi sử dụng phân ủ làm lớp phủ cần phải che một lớp rơm/rạ dày giúp tránh sự thất thoát dinh dưỡng do phân ủ tiếp xúc trực tiếp với nắng, nóng.
Một trong những hạn chế của việc sử dụng phân ủ làm lớp phủ là không hạn chế được sự phát triển của cỏ dại. Trong thực tế, nó lại có thể kích thích sự phát triển của cỏ dại, nếu không được phủ một lớp vật liệu phủ thông thường. Phân ủ hoặc lớp phủ cần được sử dụng thường xuyên để bổ xung cho quá trình phân huỷ.
Rải phân xung quanh gốc cây để hạn chế sự phát triển của cỏ dại và cải thiện kết cấu đất
* Trà phân ủ:
Trà phân ủ là một phương pháp sử dụng dinh dưỡng cây trồng và các vi sinh vật có lợi trong phân ủ để bón qua lá (phun qua lá cây). Trà phân chiết xuất dinh dưỡng và vi sinh vật từ phân ủ và cho phép bạn sử dụng các thành phần hữu ích này cho cây trồng. Do đó, trà phân ủ có tác dụng như một loại phân lỏng, có lượng đạm thấp, nhưng lại có hàm lượng các vi chất cao hạn chế sự phát triển của bệnh một cách tự nhiên.
Quy trình làm trà phân ủ như sau:
Bước 1: Cho phân ủ hoàn chỉnh * vào một túi dệt (túi vải,…).
Bước 2: Cho túi có chứa vải vào thùng hoặc chậu nước
Bước 3: Để nguyên túi một giờ, sau đó bỏ túi ra.
Bước 4: Dùng nước dịch ngâm – còn gọi là "trà phân ủ" phun cho cây. (Chỉ dùng trà phân ủ khi không có mùi khó chịu).
Bước 5: Đưa bã trong túi ra vườn và sử dụng làm mùn ủ hoặc cải tạo đất
Thành phần đạm, lân, kali trung bình của một số tàn dư cây trồng, phân xanh, phân chuồng sử dụng làm phân ủ
Bảng hàm lượng dinh dưỡng cây trồng trong tàn dư cây trồng và phân động vật (% chất khô)
Vật liệu |
Đạm |
Lân |
Kali |
Rơm/rạ |
0.58 |
0.10 |
1.38 |
Thân lúa mì |
0.49 |
1.11 |
1.06 |
Bẹ ngô |
0.59 |
0.31 |
1.31 |
Vỏ đậu tương |
1.3 |
- |
- |
Lá và thân cây bông |
0.88 |
0.15 |
1.45 |
Thân đỗ lạc |
0.59 |
- |
- |
Thân cây đậu bò |
1.75 |
0.20 |
1.24 |
Bã mía |
1.07 |
1.14 |
2.54 |
Cải bắp |
0.35 |
0.04 |
0.50 |
Thuốc lá |
3.6 |
- |
- |
Phân xanh |
3.0 |
- |
- |
- |
2.18 |
- |
- |
Đậu bò |
2.51 |
- |
- |
- |
3.09 |
- |
- |
- |
3.36 |
0.22 |
1.27 |
- |
1.97 |
- |
- |
- |
2.96 |
0.13 |
0.88 |
- |
2.61 |
0.17 |
1.20 |
- |
2.93 |
0.14 |
1.30 |
- |
3.02 |
- |
- |
- |
2.04 |
0.37 |
3.40 |
Bèo hoa dâu |
3.68 |
0.20 |
0.15 |
- |
2.47 |
0.12 |
0.37 |
Phân động vật |
|||
Gia súc |
1.50 |
1.00 |
0.94 |
Cừu |
2.02 |
1.75 |
1.94 |
Ngựa |
1.59 |
1.65 |
0.65 |
Lợn |
2.81 |
1.61 |
1.52 |
Gà |
4.00 |
1.98 |
2.32 |
Vịt |
2.15 |
1.13 |
1.15 |
Phân bắc |
7.24 |
1.72 |
2.41 |
-
Quy trình công nghệ làm phân ủ
Dưới đây trình bày về quy trình ủ phân Compost, quy trình này đang được áp dụng rộng rãi không chỉ ở Simacai - Lào Cai mà còn được áp dụng ở nhiều nơi khác...
-
Thiết lập vườn trồng rau hữu cơ theo bộ tiêu chuẩn PGS (phần 1)
Nông nghiệp hữu cơ là phương thức canh tác không sử dụng phân bón được sản xuất từ hoá chất hoặc phân người. Không dùng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu nguy hiểm còn dư lại trong ...
-
Thiết lập vườn trồng rau hữu cơ theo bộ tiêu chuẩn PGS (phần 2)
Chọn địa điểm xây dựng vườn ươm, giới thiệu một số vườn trồng rau hữu cơ, thủ tục đăng ký sản xuất rau hữu cơ theo bộ tiêu chuẩn hữu cơ PGS...
-
Kỹ thuật làm phân ủ (phần 1)
Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật làm phân ủ; Xác định các bước trong quy trình làm phân ủ; Phân biệt các loại vật liệu làm phân ủ; Thực hiện các công việc trong quá trình làm phân ủ...
- Nơi Mua Bacillus thuringiensis, mua Bacillus thuringiensis ở đâu?
- Phân hữu cơ – Cần hiểu đúng và sử dụng hiệu quả
- Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
- Công thức phân bón lá cho cây mận trái to, giòn, ngọt, neo quả theo ý muốn
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 3: Các loại phân hữu cơ khác
- Nhóm phân hữu cơ - Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật