Kỹ thuật làm bông trên cây tiêu
Cây tiêu là cây cho thu hoạch 1 năm một lần. Quy trình chăm sóc cây tiêu đạt năng suất cao cần chú trọng nhất giai đoạn làm bông. Đây là giai đoạn quyết định đến tiền đề năng suất cho cả vụ tiêu trong năm.
Một vài năm trở lại đây, điều kiện thời tiết bất thuận diễn ra nhiều như mưa nhiều, mưa sớm, nhiệt độ thay đổi đột ngột, … ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý ra bông trên cây tiêu. Do vây để xử lý ra bông trên cây tiêu cần dựa trên những đặc tính của cây, quy trình chăm sóc đúng nhằm tạo tiền đề cho việc áp dụng các kỹ thuật cải tiến trong giai đoạn làm bông trên cây tiêu, giúp cây thúc đẩy tạo mầm bông hiệu quả, đánh thức mầm hoa đồng loạt, … nâng cao năng suất cây trồng.
Quy trình làm bông trên cây tiêu? Làm bông cho cây tiêu như thế nào là đúng? Dùng hoạt chất gì để xử lý làm bông cho cây tiêu? Cách kích bông cây tiêu ra đồng loạt?
Xử lý làm bông cho cây tiêu.
1. Thời điểm kích bông cho cây tiêu
- Cây tiêu thu hoạch vào thường vào tháng 2-3 và có thể kéo dài đến đầu tháng 4. Do vậy thời điểm thích hợp cho quá trình làm bông cho cây tiêu vụ mới là sau thu hoạch 1-1,5 tháng. Tức vào tháng 5-6 dương lịch hàng năm.
- Thời điểm làm bông cây tiêu trùng vào đầu mùa mưa. Nên việc xử lý làm bông trên cây tiêu kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào thời tiết. Trung bình khoảng 28-40 ngày.
- Thời điểm xử lý làm bông trên cây tiêu càng sớm thì càng tăng tỷ lệ thành công. Do vậy cần tiến hành kết thúc thu hoạch sớm đồng loạt trái của vụ trước. Nhanh chóng xử lý các bước trước, sau thu hoạch để chuyển vụ sớm.
2. Những bước cần chuẩn bị trước khi làm bông cho cây tiêu
- Trước khi thu hoạch vụ trước 10 ngày cần tiến hành bón phân gốc cho cây giúp cải thiện bộ rễ chuẩn bị chuyển vụ, đẩy nhanh quá trình chín của trái đồng loạt. Lượng bón tính cho mỗi trụ tiêu: 300-600 gram NPK (15:15:15; 16:16:8) + 5-8 kg phân hữu cơ, kết hợp với tưới gốc tính cho 20 lít nước/ trụ: 10 gram vi lượng tổng hợp + 30-50 gram amino acid. Sau khi bón phân gốc, và tưới phân bón gốc tiến hành tưới nước 2-3 ngày liên tục để phân tan hoàn toàn, cây hấp thụ được phân bón. Tiếp đến cắt nước giúp cây chuyển chín nhanh đồng loạt.
- Thời điểm tiến hành thu hoạch đồng loạt khi trái trên trụ trong vườn tỷ lệ chín đạt 80-90%. Nên tập trung nhân công thu hoạch dứt điểm càng nhanh càng tốt.
- Tiến hành thu dọn tàn thực vật vụ trước, cắt tỉa trụ tiêu, dây tiêu cho thông thoáng. Đối với vùng trồng có khí hậu nắng nóng thì nên để nguyên thảm thực vật để tránh khô hạn. Đối với vùng mưa lớn nên thu dọn sạch thảm thực vật tạo điều kiện thoát nước tốt, tăng tỷ lệ xử lý tiêu ra hoa đồng loạt.
- Sau khi cắt tỉa, tạo tán cho trụ tiêu, cần phun thuốc phòng trừ bệnh, rửa vườn thiêu bằng các dòng thuốc gốc đồng. Giúp vườn tiêu sạch sâu bệnh hại, chuẩn bị chuyển sang vụ mới sạch bệnh.
Xem thêm: Mepiquat Choloride 98% chất ức chế sinh trưởng, kiểm soát chiều cao, tăng năng suất. |
3. Kỹ thuật làm bông cho cây tiêu
- Sau khi phun phòng trừ bệnh, rửa vườn khoảng 5 ngày tiến hành bón phân gốc với hàm lượng lân và kali cao cho cây. Lượng phân tính cho 1 trụ: 200-400 gram lân super + 100-200 gram kali clorua (đối với trụ lớn có thể tăng lượng tùy vào sức khỏe của cây).
- Phun xử lý tạo mầm hoa cho tiêu thông thường phun khoảng 2-4 lần. Trường hợp thời tiết thuận lợi khô ráo thì tiến hành phun 2 lần tạo mầm hoa. Nếu mưa nhiều thì tiến hành phun 3-4 lần tạo mầm hoa. Khoảng cách 2 lần phun nếu thời tiết khô ráo là 10-12 ngày, trời mưa phun 8-10 ngày/ lần.
- Hoạt chất phun tạo mầm đối với vườn tiêu không sung sức dùng 1 kg MKP/ 200 lít nước. Trường hợp vườn tiêu sung sức thì phun kết hợp 0,7-1 kg MKP + 80-100 gram Mepiquat/ 200 lít nước.
- Sau khi phun tạo mầm 2 lần khoảng 3-5 ngày cần thăm vườn để theo dõi mầm hoa đã xưng cựa gà hay chưa. Nếu mầm hoa xưng cựa gà 1-2 cm và có mầm hoa báo 10% trong vườn thì ngừng phun tạo mầm cửa tiếp theo. Đồng thời tiến hành tưới phun sương, nhấp nước đối với vùng xiết nước chủ động. Lượng nước tưới từ từ tăng dần, tránh cây tiêu bị sốc nước gậy rụng hoa, rụng trái non.
- Khoảng 5-7 ngày sau khi thời điểm thăm vườn thì tiến hành phun kích mầm hoa, phá niên trạng bằng hoạt chất 0,5-0,7 kg KNO3 + 1 gram GA 3 + 200 gram amino axit + 50 gram vi lượng tổng hợp tính cho 200 lít nước. Chỉ tiến hành phun phá niên trạng 1 lần duy nhất trên cây tiêu.
- Sau cử phun phát niên trạng, kích mầm hoa khoảng 10-15 ngày thì bông tiêu hình thành tượng bông, chuyển sang giai đoạn chăm sóc tiêu giai đoạn ra hoa, đậu trái.
Xem thêm: Nghiên cứu bón phân (phân bón) cho cây hồ tiêu.
-
Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây hồ tiêu
Trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu, hiểu được loại phân, lượng phân và cách bón phân cho hồ tiêu...
-
GS. Nguyễn Lân Hùng - TS. Nguyễn Đăng Nghĩa nói về bệnh trên cây Hồ tiêu
Sở dĩ cây hồ tiêu chết nhanh vì sao? vì nấm tấn công ngay vào bộ rễ hồ tiêu, nó cắt đứt toàn bộ đường vận chuyển dinh dưỡng từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới, cộng thêm...
-
Vai trò của Kali Hydro phosphate (MKP, KH2PO4) đối với cây trồng
MKP có thể làm tăng đáng kể năng suất cây trồng. MKP có thể thúc đẩy kết quả ra hoa của rau, quả và trái cây, làm tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả...
-
Kết hợp MKP, Brassinolide 0,15% và Atonik đậm đặc - tăng cường sức khỏe và khả năng chịu lạnh trên cây trồng
Qua nghiên cứu và thực tế, việc sử dụng các loại phân bón có chứa hàm lượng Kali, lân kết hợp với các loại chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng tăng khả năng chịu lạnh và tăng khả năng hấp thụ phân bón là điều cần thiết lúc này.
-
Cách bón phân và chăm sóc cây hồ tiêu vào đầu mùa mưa giúp cây khỏe mạnh, đạt năng suất cao
Để cây tiêu phát triển khỏe mạnh bà con cần chú ý không nên bón phân ngay khi thời tiết đang mưa hoặc mới mưa xong sẽ khiến cho bộ rễ bị tổn thương
- Sử dụng phân bón và chất dưỡng trái cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
- Hướng dẫn chi tiết cách ủ phân chuồng bằng humic hiệu quả
- Bí quyết giữ hoa không rụng trong điều kiện nắng nóng
- Hướng dẫn xử lý tuyến trùng trên cây ổi bằng phương pháp sinh học
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng ra hoa đậu trái đạt hiệu quả cao
- Biện pháp khắc phục, hồi sinh cây cà phê bị ngộ độc phân bón